1

Liệu pháp ngăn ngừa và bổ sung cho điều trị nhồi máu cơ tim

Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh là điều vô cùng cần thiết để duy trì một trái tim khỏe.
Liệu pháp ngăn ngừa và bổ sung cho điều trị nhồi máu cơ tim Liệu pháp ngăn ngừa và bổ sung cho điều trị nhồi máu cơ tim

Bên cạnh việc dùng thuốc, những cách này có thể cải thiện sức khỏe tim mạch một cách đáng kể và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Nhưng cũng cần lưu ý, một khi đã có triệu chứng nhồi máu cơ tim thì không thể chỉ dựa vào các phương pháp này để điều trị. Nhồi máu cơ tim là một bệnh lý đe dọa đến tính mạng và các triệu chứng một khi đã xuất hiện thì cần được điều trị ngay lập tức bằng các biện pháp can thiệp y tế khẩn cấp.

Mặc dù vậy nhưng các phương pháp sau đây vẫn rất có ích trong việc giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và cũng được áp dụng như một phần trong kế hoạch điều trị toàn diện sau nhồi máu cơ tim.

Liệu pháp dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống lành mạnh là điều rất cần thiết đối với sức khỏe tim mạch và đóng vai quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh động mạch vành (CAD) cũng như là các cơn nhồi máu cơ tim. Duy trì một chế độ ăn uống nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc (lean protein) là một cách đơn giản mà hiệu quả để duy trì một trái tim khỏe. Bên cạnh đó, bạn cần tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn và những thực phẩm có chứa nhiều chất béo và đường.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị nên bổ sung các loại thực phẩm giàu omega-3 ít nhất 2 lần một tuần. Loại axit béo này có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và thường có trong các loại cá nước lạnh như:

  • Cá hồi
  • Cá trích
  • Cá mòi
  • Cá thu

Ngoài ra thì bạn cũng có thể dùng các loại viên uống bổ sung để cung cấp đủ omega-3 cho cơ thể. Nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước vì dùng omega-3 với liều quá cao có thể gây chảy máu.

Lưu ý, phải luôn hết sức cẩn thận khi sử dụng bất kỳ loại viên uống bổ sung axit béo nào nếu bạn bị rối loạn chảy máu, dễ bị bầm tím hoặc đang dùng các loại thuốc gây cản trở sự đông máu, ví dụ như Warfarin hoặc Aspirin.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục cũng là điều rất quan trọng để duy trì sức khỏe cho tim. Tập luyện thường xuyên còn làm giảm huyết áp, nồng độ cholesterol trong máu và kiểm soát cân nặng.

Bạn cũng không nhất thiết phải tập luyện quá nặng mà chỉ cần đi bộ khoảng 30 phút, 5 lần một tuần là đủ để thấy sự cải thiện rõ rệt.

Nếu như vừa mới bị nhồi máu cơ tim thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo tim đã hoàn toàn hồi phục và sẵn sàng cho việc vận động.

Thiền

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng thói quen ngồi thiền hàng ngày có thể giảm bớt căng thẳng và hạ huyết áp, đây là những yếu tố góp phần gây ra bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim. Có nhiều hình thức thiền khác nhau, ví dụ như:

  • Thiền tọa có hướng dẫn (guided meditation)
  • Thiền niệm chú (mantra meditation)
  • Thiền chánh niệm (mindfulness meditation)
  • Khí công
  • Thái cực quyền
  • Yoga

Tất cả những phương pháp này đều đem lại ích lợi lớn đối với sức khỏe tim mạch cũng như là sức khỏe tinh thần. Cũng không nhất thiết phải tuân theo một hình thức thiền định cụ thể nào mà bạn có thể chỉ cần ngồi thoải mái, nhắm mắt và lặp lại một từ hoặc cụm từ trong khoảng 20 phút. Mục đích là để cho tinh thần được an tĩnh và thư giãn, kết nối tâm trí với cơ thể.

Tóm lại, có nhiều thay đổi đơn giản mà bạn có thể thực hiện với thói quen sống hàng ngày của mình để ngăn ngừa nhồi máu cơ tim và duy trì cuộc sống khỏe mạnh sau cơn nhồi máu cơ tim.

Nhưng một khi đã đã gặp phải các triệu chứng nhồi máu cơ tim thì cần được can thiệp y tế ngay lập tức.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nong mạch vành sau nhồi máu cơ tim: Rủi ro và lợi ích
Nong mạch vành sau nhồi máu cơ tim: Rủi ro và lợi ích

Nong mạch vành sau nhồi máu cơ tim có những rủi ro và lợi ích như thế nào?

Cần làm gì khi sau nhồi máu cơ tim
Cần làm gì khi sau nhồi máu cơ tim

Sống sót sau cơn nhồi máu cơ tim là một điều may mắn nhưng bệnh vẫn hoàn toàn có thể tái phát. Vậy nên, điều quan trọng là bạn cần biết mình phải làm gì để có thể ngăn ngừa nguy cơ tiếp tục bị nhồi máu cơ tim trong tương lai.

Phân biệt chứng ợ nóng và nhồi máu cơ tim
Phân biệt chứng ợ nóng và nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim và ợ nóng là hai vấn đề khác nhau nhưng lại có cùng một triệu chứng đó là đau tức ngực. Vì thế nên đôi khi chúng ta rất khó mà biết được mình nên gọi cấp cứu ngay lập tức hay chỉ cần uống một viên thuốc kháng axit là đủ.

Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị cơn đau tim
Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị cơn đau tim

Đau tim, hay còn gọi là nhồi máu cơ tim, là tình trạng bệnh phổ biến tại Hoa Kỳ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), cứ 40 giây lại ghi nhận một ca đau tim.
Dấu hiệu cảnh báo đau tim phổ biến nhất là đau ngực. Tuy nhiên, các triệu chứng khác như chóng mặt, buồn nôn và khó thở cũng có thể xảy ra. Các triệu chứng có thể nặng hoặc nhẹ và thường khác nhau ở từng người. Một số người thậm chí còn không nhận ra bất kỳ dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim nào.
Bài viết này sẽ tập trung vào nguyên nhân, triệu chứng, và các yếu tố nguy cơ gây đau tim, cũng như cách chẩn đoán và điều trị.

Biện pháp khắc phục tại nhà giúp giảm đau ngực là gì? Có hiệu quả như thế nào?
Biện pháp khắc phục tại nhà giúp giảm đau ngực là gì? Có hiệu quả như thế nào?

Đau ngực có thể do các vấn đề về tiêu hóa, căng cơ hoặc thói quen sinh hoạt. Có một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp bạn làm giảm được các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ mình đang bị đau tim, cảm thấy ngực đau dữ dội và khó thở, hãy liên hệ ngay dịch vụ cấp cứu tại địa phương. Sau khi gọi được cấp cứu, hãy mở mọi cửa ra vào để nhân viên y tế có thể tiếp cận được nhanh chóng và ngồi xuống cho đến khi có người đến hỗ trợ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây