Biện pháp khắc phục tại nhà giúp giảm đau ngực là gì? Có hiệu quả như thế nào?
Làm gì để xử lý đau ngực tức thời
Các biện pháp khắc phục tại nhà thường để kiểm soát các cơn đau ngực không thường xuyên do các vấn đề về tiêu hóa hoặc căng cơ. Đau ngực thực sự có thể là do thiếu máu cơ tim (đau thắt ngực), một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm đi. Nếu bạn bị đau ngực và được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu cơ tim, hãy uống thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ.
Các biện pháp khắc phục tại nhà giúp giảm nhanh cơn đau ngực do các vấn đề về tiêu hóa hoặc căng cơ bao gồm:
Hạnh nhân
Nếu bạn bị đau ngực sau khi ăn, nguyên nhân có thể là do trào ngược axit hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Cả hai tình trạng này đều có thể gây ra cơn đau ngực dữ dội. Nhiều người cho rằng ăn một nắm hạnh nhân hoặc uống sữa hạnh nhân khi ợ nóng sẽ làm giảm các triệu chứng.
Tuy nhiên vẫn chưa có đủ dữ liệu khoa học chứng minh cho phương pháp này. Hạnh nhân là thực phẩm có tính kiềm, về mặt lý thuyết, chúng có thể giúp làm dịu và trung hòa axit trong thực quản.
Mặt khác, hạnh nhân chứa nhiều chất béo, có thể gây trào ngược axit ở một số người. Thực phẩm béo có thể khiến cơ vòng thực quản dưới giãn ra, cho phép axit trào ngược lên thực quản.
Giấm táo
Uống một thìa giấm táo pha với một cốc nước trước bữa ăn hoặc khi đau ngực là một biện pháp khắc phục tại nhà khác cho chứng trào ngược axit. Dù chưa đủ bằng chứng khoa học cho thấy giấm táo có thể làm giảm chứng ợ nóng nhưng nhiều người vẫn khẳng định rằng nó có hiệu quả.
Một số người bị trào ngược axit vì dạ dày của họ không sản xuất đủ axit. Trong trường hợp này, giấm táo có thể hữu ích vì giúp làm tăng lượng axit trong dạ dày. Hợp chất tạo nên vị chua của giấm táo là axit axetic có thể giúp phân hủy thức ăn và hỗ trợ tiêu hóa.
Giấm táo gần như không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, nó có thể làm loãng máu và nên thận trọng khi sử dụng nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu.
Uống đồ uống nóng
Đầy hơi là nguyên nhân phổ biến gây đau ngực. Uống đồ nóng hoặc ấm có thể giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, hạn chế bị đầy hơi và chướng bụng. Đặc biệt, trà atiso đỏ (hibiscus) nóng sẽ hỗ trợ tiêu hóa và sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu cho thấy trà hibiscus giúp hạ huyết áp, đồng thời giảm cholesterol và triglyceride. Hibiscus cũng được coi là an toàn để sử dụng.
Chườm lạnh
Đau ngực đôi khi xảy ra do bị căng cơ ngực. Các hoạt động như nâng tạ, ngã, bế trẻ hay mang vác đồ nặng đều có thể là nguyên nhân. Viêm sụn sườn, là tình trạng viêm thành ngực cũng thường gây đau ngực dữ dội. Chườm lạnh nhiều lần trong ngày vào vùng bị ảnh hưởng có thể giúp giảm viêm và giảm đau.
Khi nào cần gọi dịch vụ cấp cứu
Nếu gặp phải cơn đau ngực bất thường, hãy thăm khám bác sĩ thay vì tự điều trị ngay bằng các biện pháp tại nhà.
Nếu bị đau ngực dai dẳng, có thể đi kèm các triệu chứng khác chẳng hạn như buồn nôn, khó thở và đổ mồ hôi thì hãy gọi dịch vụ cấp cứu ngay lập tức vì bạn có thể đang bị đau tim.
Triệu chứng của cơn đau tim có thể tiến triển rất nhanh. Bạn nên đợi xe cứu thương đến hoặc có thể để xe đón trên đường bạn đang đến bệnh viện. Nhân viên dịch vụ cấp cứu được đào tạo và trang bị đầy đủ để xử lý các tình huống mà có thể trở nên tồi tệ hơn trên đường đến bệnh viện.
Biện pháp tại nhà để tăng cường sức khỏe tim mạch tổng thể
Một số biện pháp thực hiện tại nhà tuy không giúp giảm đau ngực nhanh chóng nhưng có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch lâu dài. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả, tập thể dục thường xuyên và không hút thuốc sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch hiệu quả.
Một số thực phẩm bổ sung cũng có thể giúp cho trái tim được khỏe mạnh. Chất lượng của các thực phẩm bổ sung có thể khác nhau nên hãy chỉ mua từ các nhà sản xuất có uy tín. Tuân thủ theo hướng dẫn về liều lượng trên bao bì sản phẩm để hạn chế nguy cơ xảy ra tác dụng phụ.
Các thực phẩm bổ sung bao gồm:
Axit béo omega-3
Axit béo omega-3 có thể giúp:
- giảm nguy cơ loạn nhịp tim gây tử vong
- hạ mức triglyceride
- giảm tiến triển xơ vữa động mạch
- hạ huyết áp
Omega-3 có trong nhiều loại cá giàu chất béo như cá hồi, cá thu và cá ngừ vây dài (cá ngừ albacore). Nếu không ăn đượchai khẩu phần cá mỗi tuần, bạn có thể dùng chất bổ sung dầu cá có hàm lượng omega-3 cao.
Nước ép lựu
Bổ sung nước ép lựu vào chế độ ăn uống sẽ có lợi cho tim mạch. Lựu có nhiều chất chống oxy hóa giúp kiểm soát cholesterol và duy trì động mạch khỏe mạnh.
Theo Cleveland Clinic, nghiên cứu cho thấy nước ép lựu có thể giúp giảm cholesterol "xấu" (cholesterol LDL) trong máu. Thức uống này cũng giúp ngăn ngừa hoặc giảm sự tích tụ mảng bám trong động mạch, nguyên nhân làm giảm lưu lượng máu đến tim.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nước ép lựu có thể giúp hạ huyết áp.
Capsaicin
Capsaicin là chất tạo nên vị cay nồng của ớt.
Theo một nghiên cứu năm 2015, capsaicin có thể có nhiều lợi ích giúp bảo vệ tim mạch bằng cách:
- tăng thời gian tập thể dục đối với những người bị đau thắt ngực (khi bôi ngoài da)
- làm chậm quá trình tiến triển xơ vữa động mạch
- giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa
- hạ huyết áp
- kiểm soát lượng đường trong máu
- giảm nguy cơ dày cơ tim làm hạn chế khả năng co bóp
- hỗ trợ giảm cân
Phần lớn các nghiên cứu về capsaicin được thực hiện trên động vật, và cần thêm các thử nghiệm trên người để có kết luận chắc chắn hơn.
Hiện tại, các nghiên cứu khuyến nghị nên sử dụng khoảng 20 mg viên nang capsaicin mỗi ngày, đồng thời bổ sung các món ăn cay hoặc sốt cay vào chế độ ăn uống. Tuy nhiên, một số người có thể gặp vấn đề tiêu hóa khi ăn đồ cay.
Tỏi
Cả tỏi tươi và thực phẩm bổ sung từ tỏi từ lâu đều đã được sử dụng để hỗ trợ các vấn đề tim mạch. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất tỏi có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong động mạch và còn cải thiện mức độ nghiêm trọng của các vấn đề về tim.
Tuy nhiên, kể cả tỏi dạng tươi hay viên uống đều có nhược điểm là có thể để lại mùi khó chịu. Nếu không thích mùi này, bạn có thể chọn viên uống tỏi không mùi.
CoQ10
Coenzyme Q10 (CoQ10) là một chất rất quan trọng cho sức khỏe tim mạch được cơ thể sản xuất tự nhiên. Khi tuổi tác tăng lên, cơ thể sẽ sản xuất ít CoQ10 hơn. Nồng độ CoQ10 thấp có thể dẫn đến suy tim mãn tính. CoQ10 cũng giúp hạ huyết áp và ngăn ngừa đau thắt ngực do tập thể dục.
Gừng
Gừng cay được cho là có khả năng chống viêm và chống oxy hóa.
Gừng có nhiều tác dụng như:
- hạ huyết áp
- giảm cholesterol
- giảm triglyceride
- ngăn ngừa đông máu
Gừng cũng hỗ trợ làm dịu dạ dày và giảm đầy hơi. Tuy nhiên, gừng có tính chất làm loãng máu tự nhiên, vì vậy cần tránh sử dụng nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu.
Curcumin
Curcumin là hợp chất tạo nên màu vàng của nghệ. Theo một đánh giá năm 2013 về các thử nghiệm lâm sàng, curcumin có thể giúp giảm viêm gây ra bệnh tim. Ngoài ra, chất này còn có khả năng làm giảm tổng lượng cholesterol, giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt trong cơ thể, góp phần ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Bạn có thể tìm mua các sản phẩm bổ sung curcumin để hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Cỏ linh lăng
Mặc dù mầm cỏ linh lăng chưa được nghiên cứu nhiều về lợi ích đối với sức khỏe tim mạch nhưng một số người cho rằng đây là giải pháp hiệu quả để hạ cholesterol. Một nghiên cứu cho thấy saponin trong chiết xuất cỏ linh lăng có tác dụng giảm cholesterol và ngăn ngừa rò rỉ enzyme gan ở chuột mắc bệnh tiểu đường.
Húng quế
Húng quế là một loại thảo dược được dùng phổ biến trong y học Ayurvedic. Nó chủ yếu sử dụng để giảm căng thẳng và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến căng thẳng. Húng quế cũng được dùng để giảm cholesterol.
Căng thẳng mãn tính có thể làm tăng cholesterol và tăng huyết áp, đồng thời gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim nếu không được kiểm soát đúng cách như ăn quá nhiều hay hút thuốc nhằm giảm căng thẳng.
Kết luận
Đôi khi, bạn có thể cảm thấy đau ở quanh vùng tim. Hầu hết các cơn đau này thường do vấn đề tiêu hóa hoặc do căng cơ, nhưng đôi khi có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn.
Không dễ để phân biệt giữa đau tim, đau thắt ngực, hay đơn giản chỉ là khí dư trong dạ dày gây ợ hơi hay đau bụng. Vì thế, bạn nên thận trọng và để ý đến các triệu chứng đau ngực.
Nếu bác sĩ xác định rằng bạn không gặp vấn đề nghiêm trọng về tim, bạn có thể thử các biện pháp tại nhà.
Dù một số biện pháp chưa được nghiên cứu đầy đủ nhưng hầu hết đều lành tính và ít gây tác dụng phụ. Sử dụng các biện pháp này kết hợp với lối sống lành mạnh sẽ giúp giảm đau và duy trì sức khỏe tim mạch.
Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh là điều vô cùng cần thiết để duy trì một trái tim khỏe.
Dấu hiệu cảnh báo điển hình của đau tim thường là tình trạng đau tức ngực. Tuy nhiên, có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như chóng mặt, đau vùng cổ hoặc hàm.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), ước tính mỗi năm có khoảng 805.000 người ở Mỹ bị đau tim.
Đau tim, hay còn gọi là nhồi máu cơ tim, xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị tắc nghẽn. Nếu không đủ máu đến nuôi cơ tim, một phần cơ tim có thể bị tổn thương và hoại tử. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng.
Đau ngực là dấu hiệu cảnh báo đau tim phổ biến nhất, nhưng còn có thể kèm theo các dấu hiệu khác như khó thở hoặc chóng mặt. Các triệu chứng này có thể nặng, nhẹ và khác nhau ở từng người.
Đau tim đôi khi bị nhầm lẫn với ợ nóng (heartburn) hoặc cơn lo âu (anxiety attack). Hơn nữa, các triệu chứng có thể khác nhau giữa nam và nữ.
Bài viết này sẽ xem xét kỹ hơn các dấu hiệu cảnh báo của cơn đau tim, cảm giác thường thấy và các triệu chứng có thể khác nhau giữa nam và nữ như thế nào.
Đau ngực kèm theo đau hàm có thể là dấu hiệu sớm của một cơn đau tim. Mặc dù còn có những nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến đau ngực và đau hàm nhưng bạn vẫn nên thăm khám y tế kịp thời để tránh gặp phải vấn đề nghiêm trọng hơn.
Một tình trạng hiếm gặp được gọi là cardiac cephalgia (đau đầu do thiếu máu cơ tim) có thể khiến bạn bị cả đau ngực và đau đầu. Các nguyên nhân khác dẫn đến việc xảy ra đồng thời cả hai triệu chứng này bao gồm tăng huyết áp, trầm cảm, lupus ban đỏ, bệnh Legionnaires, đau nửa đầu và xuất huyết dưới nhện (chảy máu dưới nhện).
Đau ngực có thể giống như cảm giác ngực bị bóp nghẹt, đè ép hoặc nóng rát. Có nhiều loại đau ngực xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó một số loại được cho là không quá nghiêm trọng. Đau ngực cũng có thể là triệu chứng của cơn đau tim. Nếu nghi ngờ rằng mình bị đau ngực do cơn đau tim, bạn nên gọi cấp cứu để được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Nôn là tình trạng dịch dạ dày trào ngược ra ngoài qua miệng. Trước khi bị nôn, bạn thường có cảm giác buồn nôn hoặc thấy khó chịu ở bụng.
Dưới đây là những điều bạn cần biết về tình trạng xuất hiện đồng thời cả hai triệu chứng này.