1

Sự khác biệt giữa cơn đau tim và ngừng tim

Cơn đau tim và ngừng tim đều là những trường hợp cấp cứu đe dọa đến tính mạng. Cần nhận biết được các triệu chứng của từng tình trạng và biết cách xử lý để có thể cứu sống người bệnh. Bài viết này sẽ so sánh triệu chứng, nguyên nhân, phương pháp điều trị và tiên lượng của hai tình trạng này.
Hình ảnh 53 Sự khác biệt giữa cơn đau tim và ngừng tim

Đau tim và ngừng tim có gì khác nhau?

Đau tim (nhồi máu cơ tim) xảy ra khi dòng máu giàu oxy đến tim bị tắc nghẽn hoặc cắt đứt. Thiếu máu giàu oxy có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho tim, một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, và khiến cơ tim bắt đầu chết.

Ngừng tim, thường được gọi là "đột tử do tim", xảy ra khi tim ngừng đập. Đây là vấn đề sức khỏe cực kỳ nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn tật gần như ngay lập tức.

So sánh triệu chứng của đau tim và ngừng tim

Cả hai tình trạng này đều là trường hợp cấp cứu y tế đe dọa đến tính mạng. Nắm được các triệu chứng sẽ giúp bạn phát hiện và xử trí kịp thời.

Triệu chứng của cơn đau tim

Đau tim thường bắt đầu từ cơn đau tức ngực đột ngột, nhưng cũng có thể xuất hiện từ từ, với cơn đau nhẹ kéo dài vài giờ rồi thuyên giảm. Triệu chứng có thể khác nhau ở từng người và giữa các cơn đau tim.

Đối với cả nam và nữ, triệu chứng phổ biến nhất vẫn là đau ngực. Tuy nhiên, phụ nữ thường dễ gặp thêm các triệu chứng như:

  • Khó thở.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Đau lưng hoặc đau hàm.

Triệu chứng của ngừng tim

Ngừng tim có thể xảy ra bất ngờ, ngay cả ở những người trước đó không biết mình có vấn đề về tim. Người bị ngừng tim có thể bị ngã quỵ và mất ý thức; hoặc thấy khó thở hay thậm chí ngừng thở.

Hãy hành động ngay lập tức

Nếu nghi ngờ ai đó bị ngừng tim, hãy gọi ngay cấp cứu (115 hoặc dịch vụ y tế địa phương) và thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) ngay lập tức.

Bảng so sánh triệu chứng

Bảng dưới đây liệt kê các triệu chứng phổ biến của cơn đau tim và ngừng tim.

Triệu chứng của cơn đau tim

Triệu chứng của ngừng tim

Triệu chứng có thể nặng dần theo thời gian (nhưng không phải lúc nào cũng vậy).

Đau ngực là triệu chứng phổ biến nhất.

Triệu chứng có thể nặng dần theo thời gian (nhưng không phải lúc nào cũng vậy).

Đau, cảm giác nặng nề, hoặc khó chịu ở giữa hoặc bên trái ngực.

Chóng mặt.

Đau hoặc khó chịu ở một hoặc cả hai cánh tay, lưng, vai, cổ, hàm, hoặc trên rốn.

Khó thở

Khó thở cả khi nghỉ ngơi hoặc hoạt động nhẹ (thường gặp ở người lớn tuổi).

Mệt mỏi hoặc yếu người

Đổ nhiều mồ hôi mà không rõ lý do.

Buồn nôn và nôn mửa.

Cảm thấy mệt mỏi bất thường không rõ lý do, đôi khi kéo dài vài ngày (thường gặp ở phụ nữ).

Hồi hộp tim hoặc đau ngực.

Buồn nôn và nôn mửa.

Không có mạch đập.

Đột ngột bị chóng mặt.

Khó thở hoặc ngừng thở.

Nhịp tim nhanh hoặc không đều.

Mất ý thức

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của đau tim và ngừng tim

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của đau tim và ngừng tim khá khác nhau. Những người bị đau tim thường nhận biết được triệu chứng của nó nhưng ngược lại, người bị ngừng tim thường không biết rằng họ có vấn đề về tim mạch và không ý thức được nguy cơ.

Nguyên nhân của đau tim

Đau tim thường do bệnh động mạch vành làm tim thiếu lượng oxy cần thiết. Phần lớn những người mắc bệnh tim đều nhận thức rõ nguy cơ đau tim do tình trạng bệnh của họ đã được chẩn đoán và đang điều trị. Việc theo dõi và điều trị bệnh tim giúp họ biết về nguy cơ này.

Các yếu tố nguy cơ gây đau tim bao gồm:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh.
  • Thiếu vận động.
  • Hút thuốc.
  • Mỡ máu cao.
  • Huyết áp cao.
  • Đường huyết cao (hoặc tiểu đường).
  • Thừa cân.

Nguyên nhân gây ngừng tim

Một số bệnh lý tim mạch và các yếu tố sức khỏe có thể làm gia tăng nguy cơ ngừng tim, trong đó có bệnh động mạch vành. Ngoài ra, một số yếu tố khác ít được chú ý đến cũng có thể là nguy cơ như:

  • Tim bị giãn nở.
  • Van tim có hình dạng bất thường.
  • Bệnh lý bẩm sinh (di truyền).
  • Rối loạn xung điện tim.
  • Hút thuốc.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim.
  • Từng bị đau tim.
  • Lạm dụng chất kích thích.

Chẩn đoán đau tim và ngừng tim

Bác sĩ có thể phát hiện đau tim và ngừng tim bằng cách thực hiện các xét nghiệm chuyên biệt. Đây là lý do tại sao cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn hoặc người quen nghi ngờ gặp một trong hai tình trạng này.

Chẩn đoán cơn đau tim

Bác sĩ sẽ chẩn đoán cơn đau tim thông qua khám lâm sàng và thực hiện điện tâm đồ (EKG) để kiểm tra hoạt động điện của tim.

Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu siêu âm tim hoặc thông tim để đánh giá sức khỏe và khả năng hoạt động của tim. Ngoài ra, thường cần xét nghiệm máu để phát hiện dấu hiệu tổn thương cơ tim.

Chẩn đoán ngừng tim

Ngừng tim xảy ra khi tim ngừng đập. Nếu không được hồi sức kịp thời, tình trạng này sẽ gây tử vong.

Nếu bác sĩ có thể làm tim đập trở lại và khôi phục lưu thông máu, họ sẽ thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán để xác định nguyên nhân gây ngừng tim. Các xét nghiệm này có thể bao gồm siêu âm tim, xét nghiệm máu, và chụp X-quang ngực để phát hiện các dấu hiệu bệnh lý khác ở tim.

Phương pháp điều trị đau tim và ngừng tim

Các phương pháp điều trị đau tim và ngừng tim phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Các tình trạng bệnh lý khác mà bạn đang gặp phải và các loại thuốc đang sử dụng.
  • Mức độ nghiêm trọng của đau tim hoặc ngừng tim.
  • Tình trạng sức khỏe tổng quát và khả năng chịu đựng của cơ thể đối với việc thực hiện phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác.

Điều trị đau tim

Nếu bạn bị đau tim, bác sĩ có thể khuyến nghị một số thủ thuật tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng để giúp giảm đau và ngăn ngừa cơn đau tim tái phát.

Các thủ thuật hoặc phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Đặt stent.
  • Nong mạch vành.
  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.
  • Phẫu thuật van tim.
  • Đặt máy tạo nhịp tim.
  • Ghép tim (trong một số trường hợp).

Bác sĩ cũng thường kê các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chẹn beta, hoặc nitroglycerin để hỗ trợ phục hồi và ngăn ngừa cơn đau tim tái phát.

Điều trị ngừng tim

Khi điều trị ngừng tim, hầu như bác sĩ sẽ thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) hoặc sử dụng máy khử rung tim để kích tim đập lại trước tiên. Sau khi tim đã đập trở lại, bác sĩ có thể tiến hành một hoặc nhiều phương pháp điều trị để giảm nguy cơ tái phát, bao gồm:

  • Sử dụng thuốc.
  • Phẫu thuật.
  • Thay đổi lối sống lành mạnh, vận động nhiều hơn.

Tiên lượng cho người bị đau tim và ngừng tim

Mặc dù đau tim là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nhưng phần lớn người bệnh được điều trị đều sống sót và hoạt động bình thường. Cần điều trị kịp thời để giảm tổn thương cơ tim.

Duy trì thói quen sống lành mạnh sẽ giúp làm tăng khả năng hồi phục. Bạn nên phối hợp với bác sĩ để lên kế hoạch phục hồi phù hợp, bao gồm tập thể dục vừa phải, đều đặn, ăn uống lành mạnh, giảm cân và bỏ thuốc lá nếu cần.

Tiên lượng của người bị ngừng tim phụ thuộc vào thời gian cần để hồi sức tim. Thời gian hồi phục cũng có thể thay đổi tùy từng trường hợp. Khi bị ngừng tim, nếu bạn bị tổn thương não do mất ý thức, hoặc trong quá trình thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) gặp phải những chấn thương nghiêm trọng như bầm tím nặng hoặc gãy xương, thì quá trình hồi phục sẽ kéo dài hơn.

Hồi phục sau phẫu thuật bắc cầu động mạch vành hoặc các thủ thuật xâm lấn khác cũng cần nhiều thời gian hơn.

Sức khoẻ có thể tiến triển tích cực nhờ các phương pháp điều trị và sử dụng thuốc được kê sau ngừng tim, nhưng tiên lượng còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và sức khỏe tổng thể của bạn.

Kết luận

Mặc dù đau tim và ngừng tim rất dễ gây nhầm lẫn nhưng hãy nhớ rằng cả hai đều là những tình trạng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng.

Hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu nghi ngờ mình hoặc người khác đang gặp phải một trong hai tình trạng này.

Bác sĩ có thể nhanh chóng đánh giá triệu chứng và bắt đầu điều trị cho bạn. Khả năng hồi phục và tiên lượng sẽ phụ thuộc vào việc bạn có được chữa trị sớm hay không

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim
Phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Các triệu chứng đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều xảy đến đột ngột. Mặc dù có một vài triệu chứng giống nhau nhưng hai bệnh lý này vẫn có các triệu chứng khác biệt hoàn toàn.

Phân biệt chứng ợ nóng và nhồi máu cơ tim
Phân biệt chứng ợ nóng và nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim và ợ nóng là hai vấn đề khác nhau nhưng lại có cùng một triệu chứng đó là đau tức ngực. Vì thế nên đôi khi chúng ta rất khó mà biết được mình nên gọi cấp cứu ngay lập tức hay chỉ cần uống một viên thuốc kháng axit là đủ.

Phân biệt chất béo tốt và chất béo xấu
Phân biệt chất béo tốt và chất béo xấu

Các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có hàng chục loại chất béo khác nhau, và mỗi loại lại có một vai trò và tác động không giống nhau bên trong cơ thể.

Khi bị đau tim sẽ cảm thấy như thế nào? Dấu hiệu nhận biết cơn đau tim?
Khi bị đau tim sẽ cảm thấy như thế nào? Dấu hiệu nhận biết cơn đau tim?

Dấu hiệu cảnh báo điển hình của đau tim thường là tình trạng đau tức ngực. Tuy nhiên, có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như chóng mặt, đau vùng cổ hoặc hàm.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), ước tính mỗi năm có khoảng 805.000 người ở Mỹ bị đau tim.
Đau tim, hay còn gọi là nhồi máu cơ tim, xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị tắc nghẽn. Nếu không đủ máu đến nuôi cơ tim, một phần cơ tim có thể bị tổn thương và hoại tử. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng.
Đau ngực là dấu hiệu cảnh báo đau tim phổ biến nhất, nhưng còn có thể kèm theo các dấu hiệu khác như khó thở hoặc chóng mặt. Các triệu chứng này có thể nặng, nhẹ và khác nhau ở từng người.
Đau tim đôi khi bị nhầm lẫn với ợ nóng (heartburn) hoặc cơn lo âu (anxiety attack). Hơn nữa, các triệu chứng có thể khác nhau giữa nam và nữ.
Bài viết này sẽ xem xét kỹ hơn các dấu hiệu cảnh báo của cơn đau tim, cảm giác thường thấy và các triệu chứng có thể khác nhau giữa nam và nữ như thế nào.

Làm thế nào để phân biệt Cơn hoảng loạn và Cơn đau tim?
Làm thế nào để phân biệt Cơn hoảng loạn và Cơn đau tim?

Cơn hoảng loạn và cơn đau tim (nhồi máu cơ tim) có thể có các triệu chứng tương tự nhau. Nếu không chắc chắn, hãy tìm đến dịch vụ chăm sóc y tế khẩn cấp. Các triệu chứng giống nhau sẽ bao gồm đau ngực, khó thở, chóng mặt và toát mồ hôi lạnh khắp người. Mặc dù cơn hoảng loạn có thể cảm giác giống cơn đau tim, nhưng các triệu chứng như đau ngực, toát mồ hôi và khó thở đôi khi có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn.
Nếu bạn đang băn khoăn làm thế nào để phân biệt sự khác nhau giữa hai tình trạng này thì những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các dấu hiệu của cơn hoảng loạn so với cơn đau tim và khi nào cần tìm sự trợ giúp y tế.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây