1

Phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Các triệu chứng đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều xảy đến đột ngột. Mặc dù có một vài triệu chứng giống nhau nhưng hai bệnh lý này vẫn có các triệu chứng khác biệt hoàn toàn.
Phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim Phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Một trong những triệu chứng phổ biến của đột quỵ là đột ngột đau đầu dữ dội trong khi nhồi máu cơ tim thường đi kèm với hiện tượng đau ngực.

Việc phân biệt được các triệu chứng khác nhau của đột quỵ và nhồi máu cơ tim sẽ giúp bạn có cách xử lý đúng đắn.

Triệu chứng

Các triệu chứng của đột quỵ và nhồi máu cơ tim phụ thuộc vào:

  • Mức độ nghiêm trọng
  • Độ tuổi
  • Giới tính
  • Tình trạng sức khỏe tổng thể

Các triệu chứng có thể ập đến nhanh chóng và không hề có cảnh báo trước.

Nguyên nhân

Cả đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều có thể xảy ra do các động mạch bị tắc nghẽn.

Nguyên nhân đột quỵ

Dạng đột quỵ phổ biến nhất là đột quỵ do thiếu máu cục bộ (ischemic stroke), tình trạng này xảy ra do:

  • Một cục máu đông hình thành trong động mạch não, làm gián đoạn sự lưu thông máu lên não.
  • Sự tích tụ mảng bám trong động mạch cảnh (có nhiệm vụ đưa máu đến não)

Một dạng đột quỵ khác là đột quỵ xuất huyết (hemorrhagic stroke). Tình trạng này xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ và máu rò rỉ vào các mô xung quanh. Huyết áp tăng cao làm tăng áp lực lên thành động mạch và gây ra đột quỵ xuất huyết.

Nguyên nhân nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi một động mạch vành bị tắc nghẽn hoặc hẹp lại đến mức làm ngừng hoặc cản trở sự lưu thông máu. Động mạch vành là động mạch có nhiệm vụ cung cấp máu cho cơ tim.

Tình trạng tắc nghẽn trong động mạch vành có thể xảy ra nếu có cục máu đông chặn dòng chảy của máu hoặc cũng có thể là do mảng bám cholesterol tích tụ quá nhiều trong lòng động mạch, khiến sự lưu thông máu bị chậm lại hoặc ngừng hoàn toàn.

Yếu tố nguy cơ

Hầu hết các yếu tố nguy cơ góp phần gây đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều giống nhau, gồm có:

  • Hút thuốc
  • Cholesterol trong máu cao
  • Cao huyết áp
  • Tuổi tác
  • Tiền sử gia đình

Cao huyết áp gây áp lực lên thành mạch máu, khiến cho mạch máu cứng lại và giảm khả năng mở rộng khi cần thiết để duy trì sự lưu thông máu bình thường. Sự lưu thông máu kém làm tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Nếu bạn mắc phải một vấn đề bất thường về nhịp tim gọi là rung nhĩ (atrial fibrillation) thì sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn. Khi bị rung nhĩ, tim không đập theo nhịp đều đặn, khiến máu tụ lại bên trong tim và tạo thành cục máu đông. Nếu cục máu đông đó thoát ra khỏi tim và di chuyển đến não thì sẽ gây ra đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Chẩn đoán nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Nếu bạn có các triệu chứng đột quỵ, bác sĩ sẽ lấy bệnh sử và tiến hành chụp CT não. Phương pháp này cho phép thấy được máu chảy bên trong não và các vùng của não bị ảnh hưởng bởi sự lưu thông máu kém. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp cộng huởng từ MRI.

Để có thể chẩn đoán nhồi máu cơ tim thì sẽ cần tiến hành nhiều loại xét nghiệm khác nhau. Đầu tiên, bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn về các triệu chứng và lấy bệnh sử. Sau đó sẽ chuyển sang đo điện tâm đồ để kiểm tra tình trạng của cơ tim.

Bên cạnh đó còn xét nghiệm máu để kiểm tra các enzyme giúp phát hiện nhồi máu cơ tim. Bác sĩ có thể còn tiến hành đặt ống thông tim. Đây là phương pháp đặt một ống dài, mềm dẻo qua mạch máu vào tim để kiểm tra sự tắc nghẽn.

Điều trị nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Nhồi máu cơ tim

Đôi khi, dùng thuốc men và thay đổi lối sống không thôi là chưa đủ để điều trị tình trạng tắc nghẽn mạch máu gây nhồi máu cơ tim mà phải cần đến các biện pháp can thiệp phức tạp hơn. Trong những trường hợp như vậy, có thể cần phải phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CAGB) hoặc nong mạch vành bằng stent.

Trong quá trình phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, bác sĩ sẽ lấy một mạch máu từ phần khác của cơ thể và gắn vào vị trí động mạch bị nghẽn để định hướng lại dòng chảy của máu xung quanh vị trí bị tắc.

Phương pháp nong mạch vành được thực hiện với một ống thông có gắn một quả bóng nhỏ ở đầu. Bác sĩ đưa ống thông vào mạch máu và bơm phồng quả bóng tại vị trí tắc nghẽn. Quả bóng phồng lên và ép các mảng bám sát vào thành động mạch để mở rộng mạch và giúp máu lưu thông tốt hơn. Thông thường, bác sĩ sẽ để lại một ống lưới nhỏ, gọi là stent bên trong mạch để giúp giữ cho động mạch mở rộng.

Sau khi bị nhồi máu cơ tim và được điều trị, bạn nên tham gia vào một liệu trình phục hồi chức năng tim mạch. Liệu trình này thường kéo dài vài tuần, gồm có các buổi tập thể dục và nghe hướng dẫn về chế độ ăn uống, lối sống và các loại thuốc để cải thiện sức khỏe tim mạch.

Sau đó, bạn sẽ cần tiếp tục tập thể dục và duy trì chế độ ăn có lợi cho tim, đồng thời tránh những thói quen có hại như hút thuốc, uống nhiều rượu và cố gắng hạn chế stress.

Đột quỵ

Sau điều trị đột quỵ, bạn cũng nên duy trì một lối sống lành mạnh. Nếu bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ và được đưa đến bệnh viện trong vòng vài giờ sau khi xuất hiện triệu chứng thì thường bác sĩ sẽ kê một loại thuốc gọi là chất hoạt hóa plasminogen mô (tissue plasminogen activator) nhằm phá vỡ cục máu đông. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể còn sử dụng một số loại thiết bị nhỏ để lấy cục máu đông ra từ các mạch máu.

Đối với đột quỵ xuất huyết, bạn có thể sẽ cần được phẫu thuật để phục hồi các mạch máu bị tổn hại. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ cần dùng clip kẹp mạch máu để đóng phần bị rách của mạch máu.

Triển vọng sau điều trị

Triển vọng sau đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim phụ thuộc rất lớn vào mức độ nghiêm trọng khi vấn đề xảy ra và tốc độ nhanh chậm của việc điều trị kể từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng.

Một số người sau khi bị đột quỵ sẽ gặp phải những biến chứng gây khó khăn cho việc đi lại hoặc nói chuyện trong suốt một thời gian dài hoặc thậm chí cũng có đôi khi, chức năng não không bao giờ có thể trở lại bình thường được. Tuy nhiên, nếu được điều trị ngay sau khi bắt đầu có các triệu chứng thì đa số là có thể phục hồi hoàn toàn.

Sau cơn nhồi máu cơ tim, bạn vẫn có thể tiếp tục cuộc sống bình thường miễn là thực hiện đủ những điều sau:

  • Làm theo yêu cầu của bác sĩ
  • Tham gia liệu trình phục hồi chức năng tim
  • Duy trì lối sống lành mạnh

Tuổi thọ sau nhồi máu cơ tim hay đột quỵ sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc bạn có tuân thủ đúng theo lối sống tốt cho tim mạch hay không.

Ngăn ngừa nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Nhiều biện pháp ngăn ngừa đột quỵ cũng có thể được áp dụng để giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Các biện pháp này gồm có:

  • Duy trì nồng độ cholesterol và huyết áp ở mức ổn định, lành mạnh
  • Không hút thuốc
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Hạn chế uống rượu
  • Kiểm soát lượng đường trong máu
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa, đường và natri (muối)

Mặc dù không có cách nào kiểm soát hay thay đổi được các yếu tố như tuổi tác và tiền sử sức khỏe gia đình nhưng bạn hoàn toàn có thể xây dựng cho mình một cuộc sống lành mạnh để giảm rủi ro mắc bệnh nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Tổng số điểm của bài viết là: 50 trong 10 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim
Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim

Bạn có biết rằng các vấn đề về tim mạch như nhồi máu cơ tim KHÔNG phải lúc nào cũng bộc lộ các dấu hiệu giống nhau? Rất nhiều người bị nhồi máu cơ tim mà trước đó không hề cảm thấy tức ngực.

Liệu pháp ngăn ngừa và bổ sung cho điều trị nhồi máu cơ tim
Liệu pháp ngăn ngừa và bổ sung cho điều trị nhồi máu cơ tim

Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh là điều vô cùng cần thiết để duy trì một trái tim khỏe.

Nong mạch vành sau nhồi máu cơ tim: Rủi ro và lợi ích
Nong mạch vành sau nhồi máu cơ tim: Rủi ro và lợi ích

Nong mạch vành sau nhồi máu cơ tim có những rủi ro và lợi ích như thế nào?

Cần làm gì khi sau nhồi máu cơ tim
Cần làm gì khi sau nhồi máu cơ tim

Sống sót sau cơn nhồi máu cơ tim là một điều may mắn nhưng bệnh vẫn hoàn toàn có thể tái phát. Vậy nên, điều quan trọng là bạn cần biết mình phải làm gì để có thể ngăn ngừa nguy cơ tiếp tục bị nhồi máu cơ tim trong tương lai.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây