1

Tổn thương não sau cơn đau tim: Nguyên nhân và khả năng phục hồi

Điều trị đau tim kịp thời và hiệu quả có thể giúp hạn chế được các biến chứng ảnh hưởng đến chức năng não như trí nhớ, khả năng tập trung và đưa ra quyết định. Các bác sĩ khuyến nghị thực hiện các thói quen có lợi cho sức khỏe tim mạch như tập thể dục đều đặn, ăn uống cân bằng và tránh hút thuốc cũng giúp cải thiện chức năng não.
Hình ảnh 67 Tổn thương não sau cơn đau tim: Nguyên nhân và khả năng phục hồi

Cơn đau tim gây tổn thương não như thế nào?

Cơn đau tim có thể gây tổn thương não do làm giảm khả năng bơm máu giàu oxy đến các cơ quan, cơ bắp và mô, bao gồm cả não. Khi não không nhận đủ oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết, các tế bào não bắt đầu chết, khiến những chức năng mà các tế bào này kiểm soát (như suy nghĩ hoặc nói) suy giảm.

Nghiên cứu năm 2023 cho thấy, trong ngắn hạn, suy giảm nhận thức có thể không phải là một biến chứng của đau tim. Tuy nhiên, về lâu dài, các vùng chức năng như trí nhớ, khả năng ra quyết định, chú ý và ngôn ngữ có thể bị ảnh hưởng. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng cơ chế gây suy giảm nhận thức lâu dài do đau tim vẫn chưa rõ ràng.

Họ giả định rằng đau tim có thể gây tổn thương não do các yếu tố nguy cơ gây đau tim, chẳng hạn như huyết áp cao, cholesterol cao và viêm nhiễm, cũng có tác động tiêu cực đến sức khỏe não bộ.

Nghiên cứu năm 2021 còn cho thấy đau tim có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm trong não, từ đó trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng não.

Ngoài ra, cơn đau tim có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm, vốn có khả năng dẫn đến tổn thương não. Cú sốc từ cơn đau tim, lo lắng về sức khỏe giảm sút hoặc nỗi sợ về cái chết có thể góp phần gây ra trầm cảm sau cơn đau tim.

Ví dụ, một nghiên cứu năm 2021 chỉ ra rằng ít nhất 20–30% người từng trải qua đau tim được chẩn đoán mắc lo âu hoặc trầm cảm. Tỷ lệ này có thể lên đến 43% trong năm đầu tiên sau cơn đau tim.

Hơn nữa, một nghiên cứu năm 2019 cho thấy trầm cảm có thể dẫn đến tình trạng khối lượng chất xám trong não mất bị đáng kể theo thời gian. Chất xám bao gồm các tế bào có chức năng kiểm soát trí nhớ, cảm xúc, vận động và các chức năng khác.

Triệu chứng tổn thương não sau cơn đau tim

Các thay đổi ban đầu trong chức năng não sau cơn đau tim có thể rất khó nhận ra. Cũng cần lưu ý rằng khi già đi, việc bị suy giảm trí nhớ và khả năng tư duy là điều bình thường và không phải là dấu hiệu của tổn thương não hoặc sa sút trí tuệ.

Tuy nhiên, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các triệu chứng có thể cho thấy tổn thương não sau đau tim cần được chú ý đến bao gồm:

  • Nhầm lẫn về thời gian và địa điểm, chẳng hạn không biết ngày tháng hoặc bị lạc đường ở những nơi quen thuộc.
  • Khó đưa ra quyết định và hay đánh giá sai.
  • Thường gặp các vấn đề về thăng bằng và phối hợp vận động.
  • Mất trí nhớ ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như quên các cuộc hẹn.
  • Gặp khó khăn ngay cả khi thực hiện những công việc cơ bản, như quản lý tài chính gia đình hoặc nấu những món ăn quen thuộc.

Khả năng phục hồi tổn thương não sau cơn đau tim

Một số tổn thương não xảy ra sau cơn đau tim có thể được cải thiện nếu áp dụng các thói quen sống lành mạnh.

Ví dụ, quản lý căng thẳng có thể giúp giảm viêm trong não, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi sau cơn đau tim.

Nghiên cứu năm 2018 cho thấy các hoạt động như tập yoga, thiền và kỹ thuật thở có thể giúp giảm viêm thần kinh, cải thiện chức năng nhận thức, đồng thời bảo vệ ngăn ngừa trầm cảm và lo âu.

Các phương pháp khác có thể thực hiện để phục hồi tổn thương não sau cơn đau tim bao gồm các hoạt động có lợi cho cả sức khỏe não bộ và tim mạch, chẳng hạn như:

  • Duy trì hoạt động thể chất, chẳng hạn tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần.
  • Áp dụng chế độ ăn uống tốt cho tim mạch, ăn nhiều trái cây, rau củ, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt, đồng thời hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, chất béo bão hòa, natri và đường bổ sung.
  • Kiểm soát huyết áp, cholesterol và đường huyết ở mức lành mạnh.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc từ 7–9 giờ mỗi đêm.

Kết luận

Tổn thương não sau cơn đau tim là điều thường gặp. Tuy nhiên, việc điều trị kịp thời để phục hồi chức năng tim có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tổn thương.

Bạn cũng có thể bảo vệ sức khỏe não bộ bằng cách thực hiện các biện pháp giảm viêm, chẳng hạn như áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh cho tim mạch. Các biện pháp khác như quản lý căng thẳng và duy trì hoạt động thể chất cũng góp phần hỗ trợ cải thiện sức khỏe não bộ rất hiệu quả.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Hồi phục chức năng tim: Vật lý trị liệu sau cơn đau tim
Hồi phục chức năng tim: Vật lý trị liệu sau cơn đau tim

Đau tim là tình trạng có thể gây nguy hiểm nhưng nếu quá trình hồi phục diễn ra tốt thì nhiều người vẫn tiếp tục sống khỏe mạnh. Trong quá trình này, bác sĩ có thể khuyến nghị bạn thực hiện chương trình hồi phục chức năng tim nhằm cải thiện sức khỏe tim mạch và chất lượng cuộc sống. Bài viết sẽ cung cấp thông tin chi tiết về lý do tại sao vật lý trị liệu lại hỗ trợ hồi phục sau cơn đau tim và những lợi ích mà chương trình hồi phục chức năng tim có thể mang lại.

Khi bị đau tim sẽ cảm thấy như thế nào? Dấu hiệu nhận biết cơn đau tim?
Khi bị đau tim sẽ cảm thấy như thế nào? Dấu hiệu nhận biết cơn đau tim?

Dấu hiệu cảnh báo điển hình của đau tim thường là tình trạng đau tức ngực. Tuy nhiên, có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như chóng mặt, đau vùng cổ hoặc hàm.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), ước tính mỗi năm có khoảng 805.000 người ở Mỹ bị đau tim.
Đau tim, hay còn gọi là nhồi máu cơ tim, xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị tắc nghẽn. Nếu không đủ máu đến nuôi cơ tim, một phần cơ tim có thể bị tổn thương và hoại tử. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng.
Đau ngực là dấu hiệu cảnh báo đau tim phổ biến nhất, nhưng còn có thể kèm theo các dấu hiệu khác như khó thở hoặc chóng mặt. Các triệu chứng này có thể nặng, nhẹ và khác nhau ở từng người.
Đau tim đôi khi bị nhầm lẫn với ợ nóng (heartburn) hoặc cơn lo âu (anxiety attack). Hơn nữa, các triệu chứng có thể khác nhau giữa nam và nữ.
Bài viết này sẽ xem xét kỹ hơn các dấu hiệu cảnh báo của cơn đau tim, cảm giác thường thấy và các triệu chứng có thể khác nhau giữa nam và nữ như thế nào.

Biện pháp khắc phục tại nhà giúp giảm đau ngực là gì? Có hiệu quả như thế nào?
Biện pháp khắc phục tại nhà giúp giảm đau ngực là gì? Có hiệu quả như thế nào?

Đau ngực có thể do các vấn đề về tiêu hóa, căng cơ hoặc thói quen sinh hoạt. Có một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp bạn làm giảm được các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ mình đang bị đau tim, cảm thấy ngực đau dữ dội và khó thở, hãy liên hệ ngay dịch vụ cấp cứu tại địa phương. Sau khi gọi được cấp cứu, hãy mở mọi cửa ra vào để nhân viên y tế có thể tiếp cận được nhanh chóng và ngồi xuống cho đến khi có người đến hỗ trợ.

Cách nhận biết triệu chứng của cơn đau tim
Cách nhận biết triệu chứng của cơn đau tim

Cơn đau tim xảy ra khi dòng máu đến cơ tim bị tắc nghẽn hoặc bị giảm đáng kể, gây tổn thương mô tim vĩnh viễn. Điều quan trọng là cần phản ứng nhanh khi gặp các triệu chứng đau tim để giảm thiểu biến chứng và các vấn đề tim mạch lâu dài. Nắm rõ cả các triệu chứng phổ biến và ít phổ biến của cơn đau tim sẽ giúp bạn nhận biết tốt hơn và xử lý kịp thời.

Kết quả điện tâm đồ bất thường
Kết quả điện tâm đồ bất thường

Điện tâm đồ bất thường có thể phản ánh nhiều điều. Đôi khi, đây chỉ là sự biến đổi bình thường trong nhịp tim, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có lúc, nó là dấu hiệu của các trường hợp cấp cứu y tế như nhồi máu cơ tim hoặc rối loạn nhịp tim nguy hiểm. Bác sĩ sẽ phân tích kết quả để xác định xem bạn có cần điều trị thêm hay không.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây