Lấy máu tĩnh mạch bẹn - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG – GIẢI PHẪU

1. Đại cương

Lấy máu tĩnh mạch bẹn thường được dùng trong các khoa lâm sàng. Tuy nhiên thủ thuật này cũng có nguy cơ đặc biệt là nhiễm khuẩn. Có thể lấy máu tĩnh mạch bẹn để làm xét nghiệm máu. Nếu bắt buộc phải truyền máu hay dịch qua tĩnh mạch bẹn thì nhất thiết phải đặt catheter, không dùng kim vì dễ truyền dịch ra ngoài.

2. Giải phẫu

2.1. Tĩnh mạch bẹn nằm trong tam giác scarpa, đi trong động mạch đùi, được giới hạn bởi

Dây chằng bẹn - Cơ may - Cơ khép đùi

2.2. Trong tam giác scarpa liên quan có

  •  Đỉnh tam giác: dây thần kinh - Động mạch - Tĩnh mạch.
  •  Đáy tam giác: cơ thắt lưng đáy chậu - Cơ lược - Cơ may.

II. CHỈ ĐỊNH

Lấy máu để làm xét nghiệm, đặc biệt là các xét nghiệm khí máu, điện giải ở người bệnh truỵ mạch, phù to toàn thân, quá béo, tĩnh mạch dễ vỡ, khó dùng các tĩnh mạch ngoại vi khác do tĩnh mạch bị tổn thương hoặc da vùng lấy máu bị bỏng, loét.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Vùng tĩnh mạch bẹn bị tổn thương, bầm tím, bỏng .....
  •  Thận trọng trong các trường hợp người bệnh bị bệnh rối loạn đông máu.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

02 điều dưỡng viên.

2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc

2.1. Dụng cụ vô khuẩn

  •  Khay chữ nhật, khay hạt đậu, kìm kocher, ống cắm kìm kocher, hộp đựng bông cồn, bông khô vô khuẩn, gạc vô khuẩn, găng tay vô khuẩn.
  •  Bơm, kim tiêm vô trùng dùng một lần (cỡ số phù hợp).

2.2. Dụng cụ khác

 Cồn 70o, cồn iốt, cồn sát khuẩn tay nhanh, kéo, băng dính, băng ép, băng cuộn, gối kê mông, ống nghiệm, giá để ống nghiệm, bút ghi ống nghiệm, phiếu xét nghiệm. Hộp kháng thủng đựng vật sắc nhọn, xô hoặc túi đựng rác thải.

3. Người bệnh

  •  Điều dưỡng: thăm hỏi người bệnh, giới thiệu tên, chức danh của mình.
  •  Thông báo, giải thích cho người bệnh hoặc người nhà biết về kỹ thuật sắp làm.
  •  Cho người bệnh nhịn ăn trước khi lấy máu theo yêu cầu của xét nghiệm.

4. Hồ sơ bệnh án

Có kèm theo phiếu theo dõi và chăm sóc người bệnh.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

  • Đối chiếu với hồ sơ bệnh án.
  • Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp.

3. Thực hiện kỹ thuật

  • Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang
  • Mang dụng cụ đến bên giường người bệnh, động viên người bệnh
  • Ghi tên, tuổi, số giường, khoa phòng của người bệnh vào ống nghiệm
  • 3Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp: nằm ngửa, đầu hơi cao, chân thấp, quay ra ngoài và duỗi thẳng (300 so với trục giữa thân), đặt gối kê mông để bộc lộ đường đi của tĩnh mạch bẹn.
  • Sát khuẩn tay nhanh, đi găng vô khuẩn
  • Sát khuẩn vùng làm thủ thuật bằng bông cồn theo hình xoáy trôn ốc 2 lần (cồn iốt trước, cồn 70o sau.
  • Xác định động mạch đùi (Chỗ động mạch nảy mạnh nhất trên đường nếp lằn bẹn), dùng ngón trỏ và giữa cố định động mạch đùi.
  • Chọc kim chếch 450 so với bề mặt da tại vị trí dưới cung đùi 2cm, phía trong động mạch đùi 1cm, vừa chọc vừa hút chân không tới khi có dòng máu đỏ thẫm trào vào bơm tiêm thì dừng lại hút nhẹ nhàng đủ số lượng máu làm xét nghiệm.
  • Rút kim nhanh, ấn giữ bông khô vô khuẩn tại nơi vừa lấy máu trong 3-5 phút để cầm máu, đồng thời đặt bơm kim vào khay vô khuẩn.
  • Dùng băng dính băng ép điểm chọc kim.
  • Bơm máu nhẹ nhàng vào ống nghiệm, tránh để vỡ hồng cầu. Bỏ bơm kim tiêm vào nơi quy định, lắc nhẹ ống máu (nếu có chất chống đông).
  • Giúp người bệnh về tư thế thoải mái. Dặn người bệnh những điều cần thiết.
  • Thu gọn dụng cụ, tháo bỏ găng tay, rửa tay.
  • Ghi phiếu theo dõi và chăm sóc. Gửi bệnh phẩm đi làm xét nghiệm.

Chú ý: Nên có người phụ để giúp: giữ và cố định người bệnh khi tiến hành lấy máu, đồng thời ấn giữ bông cầm máu tại điểm chọc kim sau khi lấy máu.

VI. THEO DÕI

Theo dõi sắc mặt và diễn biến của người bệnh trong và sau khi thực hiện kỹ thuật.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  • Chọc nhầm vào động mạch hoặc vào dây thần kinh thì rút ngay kim và băng ép tại điểm chọc, báo bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp và kịp thời.
  • Chảy máu tại điểm chọc: do giữ bông không chặt và không đủ thời gian sau lấy máu hoặc người bệnh bị rối loạn đông máu thì băng ép tại điểm chọc.
  • Tụ máu vùng bẹn do chảy máu tại điểm chọc thì băng ép bằng gạc lạnh quanh nơi tụ máu.
  • Một số tai biến ít gặp hơn: nhiễm trùng tại điểm chọc, viêm tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch chủ, tắc mạch phổi, chảy máu vào ổ bụng, thiếu máu cục bộ do tắc động mạch chi, cần theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn và toàn trạng, báo bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp và kịp thời.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Đóng các lỗ rò động mạch, tĩnh mạch - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Điều trj tiêu sợi huyết cấp cứu đường tĩnh mạch trong kẹt van cơ học - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Điều trị suy tĩnh mạch bằng laser nội mạch - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Điều trị suy tĩnh mạch bằng năng lượng sóng tần số Radio - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Gây xơ tĩnh mạch điều trị suy, giãn tĩnh mạch mạn tính - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Giãn tĩnh mạch trong thai kỳ
Giãn tĩnh mạch trong thai kỳ

Giãn tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch trong thai kỳ? Có thể ngăn ngừa giãn tĩnh mạch trong thai kỳ bằng cách nào? Suckhoe123.vn sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề thắc mắc trên!

Tăng áp tĩnh mạch cửa là bệnh gì?
Tăng áp tĩnh mạch cửa là bệnh gì?

Động mạch mang máu giàu oxy từ tim đến các cơ quan, cơ bắp và các mô khác trong khi tĩnh mạch mang máu trở lại trái tim, ngoại trừ tĩnh mạch cửa mang máu đến gan.

Khi Nào Cần Truyền Sắt Qua Tĩnh Mạch?
Khi Nào Cần Truyền Sắt Qua Tĩnh Mạch?

Truyền sắt qua tĩnh mạch là một biện pháp để tăng lượng sắt trong cơ thể một cách nhanh chóng. Phương pháp truyền sắt mang lại hiệu quả tức thì thay vì tăng lượng sắt từ từ như khi dùng các chế phẩm bổ sung dạng uống hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống.

Huyết khối tĩnh mạch thận: Nguyên nhân và cách điều trị
Huyết khối tĩnh mạch thận: Nguyên nhân và cách điều trị

Huyết khối tĩnh mạch thận là một tình trạng nghiêm trọng trong đó cục máu đông hình thành ở một hoặc cả hai tĩnh mạch thận.

Methotrexate dạng truyền tĩnh mạch: Tác dụng, liều dùng và tác dụng phụ
Methotrexate dạng truyền tĩnh mạch: Tác dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Methotrexate có 4 dạng bào chế là dung dịch truyền tĩnh mạch, dung dịch tự tiêm, viên nén và dung dịch uống. Methotrexate dạng dung dịch truyền tĩnh mạch được sử dụng để điều trị một số loại ung thư, bệnh vảy nến và viêm khớp dạng thấp.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Mẹ bầu 26 tuần bị suy giãn tĩnh mạch có đáng lo?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  555 lượt xem

Em mang thai bé thứ hai được 26 tuần. Gần đây, em chợt thấy xuất hiện 1 mảng tím bầm gần đầu gối. thỉnh thoảng hơi nóng trong da và đau nhức. Có phải em bị suy giãn tĩnh mạch rồi, phải không bác sĩ?

Vì sao tĩnh mạch rốn lại nằm bên phải (P)?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1529 lượt xem

Năm nay em 26 tuổi, mang thai lần đầu. Khi thai được 32 tuần, em đi khám và siêu âm, kết quả như sau: Tĩnh mạch rốn nằm bên phải (P) - Bể thận (P) ĐKTS: 7,8mm, dãn đài bể thận, niệu quản không dãn, phân biệt tủy vỏ rõ - Cân bằng ở vị bách phân thứ 8 so với tuổi thai. Vậy, vì sao tĩnh mạch rốn lại nằm bên phải (P) ạ?

Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1291 lượt xem

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Hút thuốc lá có ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1172 lượt xem

Thưa bác sĩ, đối với nam giới đang muốn sinh con, liệu thuốc lá có ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1362 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây