1

Lấy bỏ sụn viêm hoại tử trong bỏng vành tai - Bộ y tế 2013

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

I. KHÁI NIỆM

Viêm hoại tử sụn vành tai là một biến chứng hay gặp trong bỏng vành tai. Khi sụn vành tai đã bị viêm hoại tử cần phải lấy bỏ. Việc tạo hình vành tai sẽ được tiến hành sau.

II. CHỈ ĐỊNH

Viêm hoại tử sụn tai trong bỏng vành tai điều trị bảo tồn không có kết quả.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Viêm sụn tai chưa có hoại tử sụn.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • bác sĩ chuyên khoa bỏng, bác sĩ phẫu thuật chuyên khoa tai mũi họng, Kỹ thuật viên trong kíp phẫu thuật.
  • Kíp vô cảm: bác sỹ gây mê, kỹ thuật viên gây mê, 1 điều dưỡng hữu trùng, 1 điều dưỡng vô trùng

2. Phương tiện

  • Bộ dụng cụ tiểu phẫu- trung phẫu.
  • Bông băng, khăn mổ, gạc vô khuẩn.
  • Thuốc tê, thuốc mê.
  • Nước oxy già, dung dịch betadin 10%
  • Dung dịch NaCl 0,9%

3. Người bệnh

  • Chuẩn bị tư tưởng cho người bệnh, là bệnh nhi thì giải thích cho người chăm nuôi biết sự cần thiết, tính chất cuộc phẫu thuật.
  • Hồ sơ bệnh án theo qui định.
  • Thay băng, đắp gạc vô khuẩn tai bị viêm trước khi đưa lên bàn phẫu thuật.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Vô cảm

  • Trẻ em: gây mê.
  • Người lớn: tốt nhất gây mê. Có thể gây tê tại chỗ.

2. Kỹ thuật

2.1.Sát khuẩn tai viêm bằng PVP 10%, sát khuẩn xung quanh bằng cồn 700, trải xăng vô khuẩn

  • Gây tê tại chỗ bằng lidocain... kết hợp pha dung dịch adrenalin 1/200.000 để hạn chế chảy máu

2.2. Rạch tháo mủ: lấy bỏ phần sụn viêm.

  • Tiến hành khi viêm sụn vành tai khư trú, không lan toả toàn bộ vành tai
  • Rạch da vào ổ viêm, bóc tách mép vết thương bộc lộ sụn viêm
  • Dùng thìa nạo mủ, bóc tách và lấy bỏ phần sụn viêm, hoại tử.
  • Bơm rửa bằng dung dịch oxy già, Betadin 10%.
  • Cầm máu, kiểm tra cầm máu.
  • Rắc bột kháng sinh.
  • Khâu kép miệng ổ viêm sau khi xử trí.
  • Đắp gạc vô khuẩn
  • Đắp gạc đệm quanh vành tai băng ép nhẹ nhàng.
  • Thay băng hàng ngày

2.3. Phẫu thuật lấy bỏ triệt để sụn viêm khi rạch tháo mủ không có kết quả

  • Rạch da theo bờ ngoài vành tai vào ổ viêm.
  • Dùng các mối khâu cố định để tách 2 mép da vành tai khỏi phần sụn viêm, hoại tử.
  • Lấy hết sụn viêm hoại tử một cách triệt để.
  • Cầm máu Kỹ vết mổ.
  • Rửa sạch bằng nuớc oxy già, Betadin 10%.
  • Cho bột kháng sinh
  • Đặt dẫn lưu
  • Khâu kín hai mép da
  • Đắp gạc vô khuẩn
  • Đắp gạc đệm quanh vành tai, băng kín nhẹ nhàng
  • Sau 24 giờ thay băng, rút dẫn lưu, bổ sung điều trị

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Toàn thân

  • Theo dõi biến chứng gây mê nếu có: suy hô hấp, tụt huyết áp, nôn…: truyền dịch, nâng huyết áp, thở oxy, để đầu thấp nghiêng 1 bên, lau sạch đờm dãi…
  • Đau nhiều sau phẫu thuật: cho thuốc giảm đau sau mổ 1- 2 ngày.

2. Tại chỗ

  • Theo dõi tình trạng chảy máu tại vết mổ:tiến hành cầm máu lại, băng ép nhẹ nhàng.
  • Theo dõi các dẫn lưu: hút máu tụ, dịch đọng.
  • Nhiễm khuẩn tại chỗ: dẫn lưu dịch đọng, cắt bỏ các mối khâu khi cần. Thay băng vô khuẩn, đắp thuốc kháng khuẩn tại chỗ và kháng sinh toàn thân.
  • Lấy chưa hết sụn viêm, gây viêm mủ trở lại: phẫu thuật lại lấy sụn triệt để
  • Thay băng vô khuẩn hàng ngày, cắt chỉ sau 7-10 ngày, nếu có ghép da vùng cho vạt thì thay băng như quy trình thay băng sau ghép da.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Cắt bỏ hoại tử toàn lớp bỏng sâu dưới 1% diện tích cơ thể ở trẻ em - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Rạch hoại tử bỏng giải thoát chèn ép - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Khâu cầm máu, thắt mạch máu để cấp cứu chảy máu trong bỏng sâu - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Cắt hoại tử tiếp tuyến bỏng sâu trên 10% diện tích cơ thể ở người lớn - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Cắt hoại tử tiếp tuyến bỏng sâu từ 5% - 10% diện tích cơ thể ở người lớn - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Tin liên quan
Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai
Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai

Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Tác dụng của kẽm trong điều trị viêm da cơ địa
Tác dụng của kẽm trong điều trị viêm da cơ địa

Có mặt trong khắp cơ thể, kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu có vai trò quan trọng đối với chức năng của hệ miễn dịch, sự trao đổi chất và nhiều quá trình khác. Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng kẽm có thể giúp điều trị các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm (eczema).

Tác dụng của dầu dừa trong điều trị viêm da cơ địa
Tác dụng của dầu dừa trong điều trị viêm da cơ địa

Mặc dù không thể chữa trị dứt điểm nhưng dầu dừa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa một cách hiệu quả bằng cách làm dịu da, giảm kích ứng và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Vai trò của pH âm đạo trong chẩn đoán và điều trị viêm âm đạo - theo các nghiên cứu mới nhất
Vai trò của pH âm đạo trong chẩn đoán và điều trị viêm âm đạo - theo các nghiên cứu mới nhất

Chăm sóc vùng kín là điều vô cùng quan trọng đối với phụ nữ. Các vấn đề xảy ra với âm đạo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và độ pH âm đạo là yếu tố rất quan trọng. Đo độ pH có thể giúp chẩn đoán, theo dõi và điều trị viêm âm đạo

Viêm thận bể thận cấp trong thai kỳ
Viêm thận bể thận cấp trong thai kỳ

Viêm thận bể thận cấp tính là một loại nhiễm trùng thận do vi khuẩn. Tình trạng này có thể xảy ra trong thời gian mang thai. Ước tính có khoảng 2% phụ nữ mang thai bị viêm thận bể thận cấp.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Uống thuốc trị viêm tai cấp trong lúc mang thai có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  899 lượt xem

Bị viêm amiđan cấp và viêm tai giữa cấp khi đang mang thai tuần thứ 32, em được bác sĩ kê cho thuốc: Auclanityl 875/125mg, Tatanol Acetaminophen 500mg, Taparen Cetirizine dihydrochloride 10mg, alfachim. Vậy, mấy loại thuốc trên có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?

Đặt thuốc viêm âm đạo trong thời kỳ đầu mang thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  597 lượt xem

Mua que về thử, thấy lên 2 vạch, em đi khám, bs cho siêu âm đầu dò, nội soi cổ tử cung rồi bảo em bị viêm lộ tuyến nhẹ, viêm âm đạo. Bs cho em toa thuốc về uống và đặt. Hiện em đã uống 07 ngày thuốc Pricefil (Cefprozil) 500mg và đặt 10 ngày thuốc Cloginelle - Ngay trong thời kỳ đầu mang thai, em đã đặt thuốc và uống như vậy, có sao không ạ?

Viêm da cơ địa có di truyền không?
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1162 lượt xem

Trong nhà em không có ai bị viêm da cơ địa cả, nhưng em bị bệnh này 3 năm nay rồi. Ban đầu chỉ bị ở 1 vài đầu ngón tay phải, 1 năm sau thì lan ra gần hết bàn tay và sang cả bàn tay trái nữa. Cho em hỏi bệnh này có di truyền không ạ? Em sợ sau này con em bị giống e thì xót con lắm.

Bệnh viêm da cơ địa có khỏi hoàn toàn không?
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1364 lượt xem

Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?

Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa, viêm da cơ địa
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1104 lượt xem

Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây