1

Vai trò của pH âm đạo trong chẩn đoán và điều trị viêm âm đạo - theo các nghiên cứu mới nhất

Chăm sóc vùng kín là điều vô cùng quan trọng đối với phụ nữ. Các vấn đề xảy ra với âm đạo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và độ pH âm đạo là yếu tố rất quan trọng. Đo độ pH có thể giúp chẩn đoán, theo dõi và điều trị viêm âm đạo
Vai trò của pH âm đạo trong chẩn đoán và điều trị viêm âm đạo - theo các nghiên cứu mới nhất Vai trò của pH âm đạo trong chẩn đoán và điều trị viêm âm đạo - theo các nghiên cứu mới nhất

Tóm tắt 

75% phụ nữ trên toàn thế giới bị viêm âm đạo ít nhất một lần trong đời. Âm đạo có một hệ sinh thái đa dạng và độ pH âm đạo của mỗi phụ nữ là khác nhau. Sự mất cân bằng trong hệ sinh thái đó có thể làm thay đổi độ pH âm đạo và dẫn đến các vấn đề, chẳng hạn như viêm âm đạo. Tình trạng này cần đến các phương pháp điều trị y tế. Viêm âm đạo tuy không phải là căn bệnh nan y nhưng lại gây ra những khó chịu, đau đớn làm gián đoạn cuộc sống thường ngày của chị em phụ nữ. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm âm đạo gồm có nhiễm vi khuẩn, nhiễm trichomonas và nhiễm nấm candida. Tổng quan nghiên cứu này sẽ thảo luận về những nguyên nhân, phương pháp chẩn đoán và triệu chứng của các loại viêm âm đạo, mối liên hệ giữa viêm âm đạo với nguy cơ mắc các bệnh lý khác, các vấn đề liên quan đến viêm âm đạo tái phát và hệ miễn dịch cũng như những phương pháp điều trị viêm âm đạo hiện có. Trong bài viết, chúng tôi tóm tắt mối liên hệ giữa độ pH và hệ sinh thái âm đạo, thảo luận về các yếu tố liên quan đến độ pH âm đạo và cuối cùng giới thiệu một số sản phẩm giúp phụ nữ tự kiểm tra độ pH âm đạo.

1. Giới thiệu

Âm đạo có vai trò quan trọng đối với chức năng sinh dục và sinh sản của phụ nữ. Âm đạo là nơi máu kinh nguyệt chảy qua và con đường đưa thai nhi ra bên ngoài. Âm đạo có hệ vi sinh vật độc đáo giúp duy trì môi trường vật lý và hóa học bên trong. Sự hiện diện của các hệ vi sinh vật này phụ thuộc vào việc duy trì các thành phần khác nhau của hệ sinh thái ở trạng thái cân bằng động [1]. Dựa trên một số nghiên cứu đã được công bố, độ pH âm đạo bình thường của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản dao động từ 3,8 đến 5,0, có nghĩa là có tính axit nhẹ [2, 3]. Âm đạo bình thường được bao phủ bởi một lớp dịch nhầy loãng trong suốt, gọi là dịch âm đạo hay khí hư. Nhiều yếu tố có thể dẫn đến sự thay đổi hoặc mất cân bằng độ pH âm đạo, gồm có nhiễm trùng, lão hóa, hoạt động tình dục và thụt rửa âm đạo [4].

Một loài vi khuẩn chiếm tỷ lệ lớn trong hệ vi sinh vật âm đạo là Lactobacilli. Loài vi khuẩn này tạo ra axit và bacteriocin để tiêu diệt các vi khuẩn khác trong âm đạo. Lactobacilli tạo ra môi trường axit trong âm đạo, điều này giúp ngăn ngừa các mầm bệnh lây truyền qua đường tình dục và các bệnh nhiễm trùng cơ hội [5]. Khi các vi khuẩn có lợi như Lactobacilli biến mất hoặc giảm đáng kể về số lượng, hệ sinh thái âm đạo sẽ trở nên mất cân bằng và các vi khuẩn hoặc vi sinh vật khác sẽ phát triển quá mức, dẫn đến viêm âm đạo. Vào năm 2011, Ravel và các cộng sự đã lần đầu tiên xác định được 5 kiểu trạng thái khuẩn hệ âm đạo (community state type - CST) [6], điều này cung cấp một cơ sở vững chắc để phân loại trạng thái hệ vi khuẩn trong âm đạo ở người. Các khuẩn hệ này được chia thành 5 nhóm: 4 nhóm có số lượng vi khuẩn Lactobacillus iners, L. Crisatus, L. gasseri hoặc L. jesenii chiếm áp đảo và một nhóm có tỷ lệ vi khuẩn axit lactic thấp hơn trong khi tỷ lệ sinh vật kỵ khí bắt buộc cao hơn.

Viêm âm đạo được chia thành nhiều loại khác nhau, gồm có viêm âm đạo do vi khuẩn, viêm âm đạo do nấm candida, viêm âm đạo do nhiễm trichomonas và viêm âm đạo hiếu khí [7]. Tổng quan nghiên cứu này tập trung vào ba loại viêm âm đạo phổ biến nhất là viêm âm đạo do vi khuẩn, viêm âm đạo do nấm candida và viêm âm đạo do nhiễm trichomonas. Theo tiêu chuẩn hiện hành, tiêu chí chẩn đoán viêm âm đạo dựa trên một số biểu hiện lâm sàng. Ví dụ, chẩn đoán bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn được dựa trên Tiêu chí Amsel [1] kể từ năm 1983. Theo Tiêu chí Amsel, viêm âm đạo do vi khuẩn được chẩn đoán khi có ba trong số bốn yếu tố là dịch tiết âm đạo màu trắng đục kéo dài, độ pH âm đạo trên 4,5, whiff test cho kết quả dương tính và soi tươi dịch âm đạo phát hiện ít nhất 20% tế bào clue [8]. Điểm Nugent là một hệ thống tính điểm tính toán số lượng hình thái vi khuẩn tương đối bằng phương pháp nhuộm gram dịch âm đạo để chẩn đoán viêm âm đạo do vi khuẩn [9]. Trong cả hai tiêu chí chẩn đoán nêu trên, độ pH của dịch âm đạo là một yếu tố quan trọng để xác định viêm âm đạo. Độ pH bất thường làm tăng nguy cơ viêm âm đạo và việc đo pH âm đạo đã và đang được sử dụng cho mục đích sàng lọc viêm âm đạo [10]. Từ các nghiên cứu trước đây, độ pH của dịch âm đạo từ 4 - 4,5 trở xuống cho thấy âm đạo không bị viêm, trong khi độ pH trên 4,5 chỉ ra viêm âm đạo và viêm âm đạo do vi khuẩn  [11]. Tuy nhiên, khi bị viêm âm đạo do nhiễm trichomonas, độ pH có thể tăng lên 6,5 hoặc cao hơn [12].

Mỗi loại viêm âm đạo có các dấu hiệu, triệu chứng và phương pháp điều trị khác nhau. Trong nghiên cứu trước đây, việc kết hợp đo độ pH của dịch âm đạo với kiểm tra các triệu chứng đã được chứng minh là giúp tăng độ chính xác trong chẩn đoán viêm âm đạo [13]. Bảng 1 và Bảng 2 trình bày các triệu chứng, dấu hiệu, yếu tố nguy cơ và phương pháp điều trị các loại viêm âm đạo khác nhau [12, 13, 14, 15, 16, 17]. Từ bài viết này, chúng tôi đánh giá mối liên hệ giữa viêm âm đạo, độ pH của dịch âm đạo và hệ miễn dịch. Trong phần thảo luận cuối cùng, chúng tôi còn giới thiệu một số sản phẩm kiểm tra độ pH âm đạo có bán trên thị trường. Các sản phẩm kiểm tra độ pH dịch âm đạo này giúp phụ nữ có thể tự kiểm tra viêm âm đạo tại nhà, đặc biệt là những trường hợp có các triệu chứng viêm âm đạo, chẳng hạn như mùi khó chịu, ngứa ngáy, nóng rát hoặc khí hư bất thường. Chúng tôi hy vọng rằng nghiên cứu này có thể làm tăng nhận thức của phụ nữ về bệnh viêm âm đạo.

Bảng 1

Các triệu chứng và dấu hiệu của viêm âm đạo (Thông tin từ [12, 13, 14, 15, 16, 17]).

 

Loại

Nguyên nhân

Triệu chứng

Dấu hiệu

Rủi ro

Độ pH

Viêm âm đạo do vi khuẩn 

Vi khuẩn kỵ khí (Prevotella, Mobiluncus, Gardnerella vaginali, Ureaplasma, Mycoplasma)

Mùi tanh, hôi; khí hư trong, trắng đục hoặc xám (có thể trầm trọng hơn sau khi quan hệ tình dục); khó chịu ở vùng chậu.

Không viêm

Tăng nguy cơ nhiễm HIV, lậu, chlamydia và herpes

Trên 4,5

Viêm âm đạo do nấm candida 

Candida albicans, Candida krusei, Candida glabrata

Không có mùi; khí hư màu trắng, đặc, vón cục; ngứa ngáy hoặc nóng rát âm hộ.

Có dấu hiệu viêm;
Âm hộ đỏ và sưng.

Đau âm hộ.

4,0

Viêm âm đạo do trichomonas 

Ký sinh trùng Trichomonas vaginalis

Khí hư có màu xanh hoặc vàng, có bọt; mùi hôi; đau khi quan hệ tình dục, đau âm đạo, tiểu khó.

Có dấu hiệu viêm; cổ tử cung xuất hiện các chấm đỏ; đỏ ở khu vực tiền đình âm hộ

Tăng nguy cơ nhiễm HIV, tăng nguy cơ sinh non nếu xảy ra trong thai kỳ. Nên sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

5,0 - 6,0

2. Vai trò của độ pH âm đạo bình thường

Độ pH âm đạo đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe âm đạo. Trạng thái axit hoặc kiềm được xác định bằng cách đo hoạt động của ion hydro và được biểu thị bằng độ pH. Độ pH trung tính tự nhiên là 7 nhưng độ pH âm đạo bình thường dao động trong khoảng từ 3,8 đến 5,0, nghĩa là có tính axit vừa phải [2]. Âm đạo có độ pH thấp hơn (có tính axit cao hơn) so với máu hoặc dịch kẽ giúp bảo vệ niêm mạc âm đạo khỏi các vi sinh vật gây bệnh [4]. Độ pH âm đạo có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng sức khỏe tổng thể, tuổi tác, độ ẩm âm đạo, chế độ ăn uống hàng ngày và quan hệ tình dục. Độ pH âm đạo phụ thuộc vào độ tuổi. Độ pH âm đạo bình thường của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản dao động từ 4,0 đến 4,5 nhưng độ pH có thể tăng cao hơn một chút ở phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh [12].

Độ pH âm đạo rõ ràng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe âm đạo nhưng một điều cần lưu ý là việc duy trì độ pH âm đạo khỏe mạnh phụ thuộc vào quá trình chuyển hóa của Lactobacillus acidophilus và các vi sinh vật nội sinh khác, estrogen, glycogen cũng như hệ vi sinh vật và mầm bệnh hiện có. Có một mối liên hệ động giữa các thành phần này [16]. Vi sinh vật âm đạo là thành phần chính giúp ổn định hệ sinh thái âm đạo. Trong số các vi sinh vật đó, Lactobacillus acidophilus đóng vai trò chủ đạo. Loại vi khuẩn đặc biệt này có khả năng lên men glycogen có nguồn gốc từ sự phân hủy niêm mạc âm đạo phú dưỡng thành axit lactic và sau đó giải phóng các ion hydro [18]. Kết quả của quá trình chuyển hóa này là độ pH từ 4 - 4,5 và môi trường âm đạo có tính axit mang lại tác dụng bảo vệ. Điều này tạo ra một tuyến phòng vệ ngăn vi khuẩn có hại nhân lên quá nhanh và gây nhiễm trùng. Sự mất cân bằng trong hệ sinh thái này có thể khiến âm đạo có độ pH bất thường và có thể được sử dụng để xác định sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh cũng như tình trạng mãn kinh [19]. Ngoài ra, các nghiên cứu đã xác nhận rằng sự gia tăng độ pH âm đạo có thể dẫn đến viêm âm đạo do vi khuẩn và sinh non tự phát ở phụ nữ mang thai [20]. Dựa trên nghiên cứu trên có thể thấy rằng độ pH âm đạo có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của phụ nữ. Việc theo dõi độ pH âm đạo (kể cả là tự đo) có thể giúp kiểm soát và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Các yếu tố gây mất cân bằng pH âm đạo

Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều yếu tố có thể khiến độ pH bình thường của âm đạo trở nên mất cân bằng, chẳng hạn như quan hệ tình dục không an toàn, dùng thuốc kháng sinh, thụt rửa âm đạo và những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.

Quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp bảo vệ có thể dẫn đến độ pH âm đạo mất cân bằng [21]. Tinh dịch có tính kiềm với độ pH khoảng 8,0 và do đó có thể làm thay đổi độ pH âm đạo của phụ nữ khi quan hệ tình dục. Tinh dịch có thể kích hoạt sự phát triển của vi khuẩn và ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát độ pH âm đạo [22]. Do đó, quan hệ tình dục không an toàn có thể làm thay đổi đáng kể độ pH âm đạo và khiến độ pH duy trì ở mức cao ngay cả sau 10 - 14 giờ [23]. Sự thay đổi này làm giảm khả năng tự bảo vệ khỏi nhiễm trùng của âm đạo ệ.

Thuốc kháng sinh có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn để điều trị nhiễm trùng [24]. Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị viêm âm đạo [24, 25]. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi giúp duy trì độ pH âm đạo khỏe mạnh. Mặc dù vậy nhưng trong những trường hợp có triệu chứng nặng, thuốc kháng sinh vẫn là giải pháp điều trị cần thiết. Thuốc kháng sinh có thể nhanh chóng làm thay đổi hệ vi sinh vật âm đạo chỉ trong vòng vài giờ sau khi sử dụng [26].

Bình thường, âm đạo có khả năng tự làm sạch nên không cần bất kỳ sự can thiệp nào khác ngoài rửa bằng nước sạch. Làm sạch quá mức hoặc thụt rửa âm đạo không những loại bỏ đi dịch tiết âm đạo mà còn có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh vật và làm thay đổi độ pH âm đạo. Hệ vi khuẩn âm đạo bị mất cân bằng sẽ dẫn đến nhiều vấn đề, gồm có viêm âm đạo do vi khuẩn, bệnh viêm vùng chậu, biến chứng khi mang thai và thậm chí là ung thư cổ tử cung [27, 28, 29, 30]. Do đó, việc thụt rửa âm đạo hại nhiều hơn lợi.

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được kiểm soát chặt chẽ bởi các yếu tố nội tiết, tự tiết và cận tiết điều hòa quá trình tái cấu trúc nội mạc tử cung và điều hòa sự phát triển nang trứng, sự rụng trứng và hoàng thể hóa buồng trứng [31]. Khi có kinh nguyệt, máu kinh chảy qua âm đạo ra ngoài. Máu kinh nguyệt có tính kiềm nhẹ và có thể làm tăng độ pH âm đạo. Rối loạn kinh nguyệt do mất cân bằng nội tiết tố không chỉ gây ra những bất thường về máu kinh còn gây rối loạn niêm mạc âm đạo, từ đó ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật và làm gia tăng nguy cơ viêm âm đạo [32]. Ở những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, độ pH âm đạo thường dao động trong khoảng từ 3,8 đến 5,0 [3]. Rối loạn kinh nguyệt là điều thường gặp ở tuổi dậy thì và tình trạng này làm tăng nguy cơ mất cân bằng pH. Độ pH âm đạo cao hơn bình thường sẽ làm tăng nguy cơ viêm âm đạo do vi khuẩn [33].

3. Viêm âm đạo 

Viêm âm đạo là một bệnh lý phổ biến ở phụ nữ bất kể độ tuổi và hầu hết phụ nữ đều bị viêm âm đạo ít nhất một lần trong đời [34]. Viêm âm đạo xảy ra do sự xâm nhập của mầm bệnh hoặc sự thay đổi trong môi trường âm đạo làm lây lan mầm bệnh và thay đổi hệ vi khuẩn âm đạo. Các triệu chứng đặc trưng của viêm âm đạo, gồm có tiết dịch, mùi hôi, ngứa ngáy, kích ứng và nóng rát [35], gây khó chịu hoặc dẫn đến các biến chứng về âm đạo khác. Những triệu chứng này đều có liên quan đến hệ vi khuẩn âm đạo bất thường [12]. Các triệu chứng bát thường ở âm hộ là một trong những lý do phổ biến nhất khiến phụ nữ đi khám phụ khoa [36]. Viêm âm đạo có thể xảy ra do nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm candida hoặc nhiễm trichomonas [16].

Từ 40% đến 50% trường hợp viêm âm đạo là do nhiễm vi khuẩn, từ 20% đến 25% là do nhiễm nấm candida và từ 15% đến 20% là do nhiễm trichomonas. Các nguyên nhân không lây nhiễm, gồm có kích ứng, dị ứng, viêm teo và viêm âm đạo không do nhiễm trùng rất hiếm gặp và chỉ chiếm từ 5% đến 10% tổng số trường hợp viêm âm đạo [14]. Các triệu chứng, dấu hiệu và rủi ro liên quan đến viêm âm đạo đã được nêu trong Bảng 1. Nếu chỉ dựa vào các triệu chứng hoặc dấu hiệu thì rất khó chẩn đoán và phân biệt các loại viêm âm đạo khác nhau. Nhiều phụ nữ bị nhiễm nấm candida vẫn có độ pH âm đạo bình thường [14]. Việc chẩn đoán không chính xác có thể dẫn đến điều trị không hiệu quả  hay đáp ứng điều trị kém và điều này dẫn đến các biến chứng, chẳng hạn như bệnh viêm vùng chậu [37, 38].

Viêm âm đạo do vi khuẩn là loại viêm âm đạo phổ biến nhất. Loại viêm âm đạo này xảy ra do sự phát triển quá mức của vi khuẩn kỵ khí và sự thiếu hụt hay biến mất của vi khuẩn có lợi Lactobacillus, dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn âm đạo [39]. Những vi khuẩn có hại có thể dẫn đến viêm âm đạo gồm có Gardnerella vagis, các loài Mobiluncus, Mycoplasma hominis và các loài Peptostreptococcus [40]. Viêm âm đạo do vi khuẩn thường được chẩn đoán bằng tiêu chí Amsel và nhuộm gram [41]. Ở những phụ nữ bị viêm âm đạo do vi khuẩn, các amin do vi khuẩn kỵ khí tạo ra gây ra mùi tanh, đây là một dấu hiệu chỉ ra viêm âm đạo do vi khuẩn [42, 43]. Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể dẫn đến bệnh viêm vùng chậu và vô sinh do nguyên nhân ống dẫn trứng [44, 45]. Các nghiên cứu trước đây còn cho thấy tỷ lệ viêm âm đạo do vi khuẩn cao ở cả những phụ nữ bị vô sinh không do nguyên nhân ống dẫn trứng và vô sinh không rõ nguyên nhân [46, 47]. Phụ nữ bị vô sinh hiếm muộn có tỷ lệ mắc bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn cao hơn (45,5%) so với phụ nữ có khả năng sinh sản bình thường (15,4%). Viêm âm đạo do vi khuẩn xảy ra ở 37,4% phụ nữ bị vô sinh không rõ nguyên nhân và 60,1% phụ nữ bị buồng trứng đa nang (PCOD) [48]. Điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn có thể giúp cải thiện khả năng mang thai ở những phụ nữ vô sinh hiếm muộn [49].

Nhiễm nấm candida là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây viêm âm đạo [14]. Khi tình trạng nhiễm nấm xảy ra ở cả âm hộ thì được gọi là viêm âm đạo - âm hộ do nhiễm nấm. Ước tính khoảng 50% phụ nữ bị nhiễm nấm candida âm đạo ít nhất một lần trong đời và viêm âm đạo - âm hộ do nhiễm nấm chiếm hơn 25% số trường hợp viêm âm đạo do nhiễm trùng [50]. Mặc dù có nhiều loại nấm candida nhưng thủ phạm chính (gây ra 80 - 90% số ca bệnh) là Candida albicans [51]. Các triệu chứng của viêm âm đạo do nhiễm nấm candida thường là ngứa ngáy, đau âm đạo, đau rát khi quan hệ tình dục và tăng tiết dịch âm đạo [43]. Phụ nữ bị loại viêm âm đạo này thường có độ pH âm đạo bình thường. Viêm âm đạo do nấm candida thường được điều trị bằng thuốc kháng nấm tại chỗ imidazole, triazole hoặc thuốc kháng nấm đường uống fluconazole [52]. Viêm âm đạo - âm hộ do nhiễm nấm candida có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy theo biểu hiện lâm sàng, đặc biệt vi sinh vật, tình trạng của người bệnh và đáp ứng với điều trị [53]. Các phương pháp điều trị được trình bày trong Bảng 2.

Bàng 2

Các phương pháp điều trị viêm âm đạo phổ biến nhất (Thông tin từ [13, 14, 15, 36]).

 

Phương pháp điều trị

 

Phương pháp điều trị ban đầu

Phương pháp điều trị thay thế

Viêm âm đạo do vi khuẩn 

  • Metronidazole (Flagyl), uống hai lần mỗi ngày trong 7 ngày, mỗi lần 500 mg hoặc 

  • Gel metronidazole 0,75% (Metrogel), bôi trực tiếp vào âm đạo mỗi ngày trong 5 ngày, mỗi lần bôi 5g  hoặc 

  • Thuốc bôi clindamycin 2%, bôi trực tiếp vào âm đạo trước khi đi ngủ trong 7 ngày, mỗi lần bôi 5g

  • Tinidazole (Tindamax), uống một lần mỗi ngày trong 2 ngày, mỗi lần 2g hoặc

  • Tinidazole, uống một lần mỗi ngày trong 5 ngày, mỗi lần 1g, hoặc

  • Clindamycin, uống hai lần mỗi ngày trong 7 ngày, mỗi lần 500 mg hoặc 

  • Thuốc đặt clindamycin (Cleocin Ovules), 100mg, dùng trước khi đi ngủ trong 3 ngày

Viêm âm đạo do nhiễm nấm candida

Điều trị bằng azole tại chỗ hoặc thuốc đường uống fluconazol (Diflucan), 150mg, dùng một liều duy nhất

Mật ong y tế (medical-grade honey)

Viêm âm đạo do nhiễm trichomonas 

  • Metronidazole đường uống, 2g, dùng một liều duy nhất hoặc chia nhỏ liều dùng nhiều lần trong ngày, hoặc

  • Tinidazole đường uống, 2g, dùng một liều duy nhất

Metronidazole, uống 2 lần/ngày trong 7 ngày, mỗi lần 500mg

Nhiễm trichomonas là nguyên nhân phổ biến thứ ba gây viêm âm đạo, xảy ra do bị nhiễm ký sinh trùng đơn bào Trichomonas vaginalis [2]. Trichomonas là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất, đặc biệt là ở những người có nhiều bạn tình [54]. Bệnh nhiễm trùng này xảy ra ở khoảng 30% đến 80% bạn tình nam của những phụ nữ mắc bệnh [55]. Phụ nữ bị nhiễm trichomonas thường có các triệu chứng không đặc hiệu, gồm có tăng tiết dịch âm đạo, kích ứng và ngứa ngáy [54]. Ngoài ra, việc chẩn đoán nhiễm trichomonas rất khó khăn vì nhiều phụ nữ (20 - 50%) không có triệu chứng [34, 56]. Phương pháp chẩn đoán bằng kính hiển vi chính xác hơn và các tiêu chí chẩn đoán khác gồm có whiff test cho kết quả dương tính và độ pH âm đạo trên 5,4 [43]. Một nghiên cứu báo cáo rằng nhiễm trichomonas làm tăng tốc độ lây truyền virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) [57]. Vì trichomonas lây truyền qua đường tình dục với tỷ lệ tái phát cao nên Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến nghị xét nghiệm lại sau khi kết thúc điều trị 3 tháng [53].

3.1. Các phương pháp điều trị viêm âm đạo 

Phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn là metronidazole (Flagyl) (dùng thuốc 2 lần mỗi ngày trong 7 ngày liên tiếp, mỗi lần 500mg) [53]. Ngoài ra còn có các phương pháp điều trị khác, gồm có gel metronidazole (Metrogel) (bôi 5g mỗi ngày trong 5 ngày) hoặc thuốc bôi clindamycin 2% (bôi 5g trước khi đi ngủ mỗi ngày trong 7 ngày). Trong trường hợp bị dị ứng hoặc không dung nạp metronidazole, thuốc đặt âm đạo clindamycin là lựa chọn điều trị đầu tiên. Tổng quan của Cochrane gồm 24 thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên chỉ ra rằng clindamycin và metronidazole (Flagyl) có hiệu quả như nhau với khoảng 91% đến 92% bệnh nhân khỏi bệnh lâm sàng sau 2 - 3 tuần điều trị [58]. Ngoài ra, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt Secnidazole (Solosec) - một loại thuốc đường uống đơn liều để điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn vào năm 2018 [59]. Một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên cho thấy loại thuốc này có hiệu quả tương đương với metronidazole [60]. Trước đây, việc điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn trong khi mang thai được khuyến nghị để ngăn ngừa sinh non. Tuy nhiên, một bài viết tổng quan chuyên sâu hơn cho thấy việc điều trị bằng kháng sinh không giúp ngăn ngừa sinh non ở những phụ nữ bị viêm âm đạo do vi khuẩn có triệu chứng hoặc không có triệu chứng [61]. Như vậy, việc điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn chỉ có thể làm giảm các triệu chứng chứ không mang lại thêm lợi ích nào khác. Cần lưu ý rằng viêm âm đạo do vi khuẩn tái phát sau điều trị là điều rất phổ biến. Trong những trường hợp bệnh tái phát nhiều lần và thường xuyên, người bệnh có thể cần điều trị trong thời gian dài hơn.

Các phương pháp điều trị viêm âm đạo - âm hộ do nấm candida gồm có thuốc đường uống và thuốc bôi ngoài da [62]. Việc điều trị nhằm mục đích giảm bớt các triệu chứng. Có một số loại thuốc đã được CDC khuyến nghị làm phương pháp điều trị bước đầu cho bệnh viêm âm đạo - âm hộ do nấm candida, gồm có pyrazole tại chỗ và fluconazole đường uống (Diflucan) dùng một liều duy nhất (150mg). Các loại thuốc như clotrimazole, miconazole, terconazole và butoconazole vẫn được kê phổ biến nhất và thường được dùng trong 3 - 7 ngày. Về các loại thuốc đường uống, fluconazol đã được dùng thay cho ketoconazol vì thuốc này có ít tác dụng phụ hơn [63]. Viêm âm đạo do nấm candida được chia thành hai loại là đơn giản hoặc phức tạp dựa trên loại nấm candida hiện diện. Những trường hợp viêm âm đạo do nấm candida phức tạp cần điều trị tích cực hơn. Hầu hết trường hợp viêm âm đạo do nấm candida tái phát đều liên quan đến Candida albicans và biện pháp điều trị tích cực bằng fluconazole trong 7 đến 14 ngày (liều dùng 150mg, 3 ngày một lần, tổng cộng 3 liều) đã được chứng minh là có hiệu quả đối với loại viêm âm đạo này. Điều trị thêm bằng fluconazole trong 6 tháng (150mg mỗi tuần) có thể làm giảm các triệu chứng trong 1 năm [64].

Trichomonas vagis là một loại ký sinh trùng đơn bào ở người và nhiễm trichomonas là bệnh lây truyền qua đường tình dục không do virus phổ biến nhất trên toàn thế giới. Ký sinh trùng Trichomonas vagis cũng có thể gây nhiễm trùng tuyến tiền liệt và niệu đạo ở nam giới [65]. Hiện nay, các phương pháp phổ biến để điều trị nhiễm trichomonas là dùng thuốc 5-nitroimidazole qua đường uống hoặc đường tiêm. Tại Hoa Kỳ mới chỉ có hai loại thuốc là metronidazole và tinidazole được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt và được bán để điều trị nhiễm trichomonas [66]. 90% ca bệnh được chữa khỏi nhờ dùng thuốc nitroimidazole một lần hoặc lâu dài [67].

Khó chịu ở đường tiêu hóa là tác dụng phụ thường gặp nhất của metronidazole. Tác dụng phụ này thường nhẹ và có thể chịu được nhưng có thể nghiêm trọng nếu dùng liều cao để điều trị nhiễm trichomonas kháng trị. [68]. Tinidazole là một loại nitroimidazole được giới thiệu vào năm 1969 để điều trị viêm âm đạo do nhiễm trichomonas. Liều dùng tinidazole thấp hơn metronidazole, loại thuốc này có ít tác dụng phụ và các tác dụng phụ cũng nhẹ hơn metronidazole [69]. Tỷ lệ chữa khỏi nhiễm trichomonas khi dùng thuốc bôi nitroimidazole là dưới 50%. Một số thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên cho thấy điều trị bằng thuốc đường uống kết hợp thuốc tại chỗ cho hiệu quả cao hơn so với khi chỉ dùng thuốc đường uống [67, 70]. Các chuyên gia khuyến nghị bạn tình của người mắc bệnh cũng nên điều trị và cả hai người nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi hoàn thành điều trị và không có thêm triệu chứng nào.

Việc sử dụng vi khuẩn axit lactic đường uống để thay đổi hệ vi sinh vật âm đạo dường như có hiệu quả trong điều trị viêm âm đạo. Điểm Nugent đã cho thấy sự cải thiện khi người bệnh bổ sung hỗn hợp chứa 108 CFU L. fermentum 57A, L. plantarum 57B và L. gasseri 57C hàng ngày trong 60 ngày. Những vi khuẩn này có thể tồn tại ở trực tràng và âm đạo từ ngày 20 đến ngày 70 và giúp làm giảm độ pH âm đạo [71]. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng uống bổ sung Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus rhamnosus GR-1 và Lactobacillus fermentum RC-14 với liều ít nhất 108 CFU mỗi ngày có thể mang lại hiệu quả điều trị viêm âm đạo [72]. Khi vi khuẩn đường ruột được giữ cân bằng và khỏe mạnh, hệ vi sinh vật âm đạo cũng sẽ được cải thiện. Vì lợi khuẩn Lactobacilli có thể tạo ra hệ thống phòng thủ chống lại chứng loạn khuẩn và nhiễm trùng trong âm đạo nên việc bổ sung Lactobacillus hàng ngày sẽ giúp cải thiện hệ vi sinh vật âm đạo và giảm nguy cơ viêm âm đạo. Bổ sung Lactobacillus có thể duy trì môi trường axit nhẹ trong âm đạo, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và tạo thành hàng rào bảo vệ tự nhiên.

3.2. Viêm âm đạo do nấm candida tái phát và hệ miễn dịch

Nhiễm nấm candida âm đạo tái phát không phải là điều hiếm gặp [73]. Mặc dù việc điều trị bằng thuốc kháng nấm có thể làm giảm các triệu chứng nhưng tình trạng nhiễm trùng thường tái phát sau khi ngừng thuốc. Sự ức chế tạm thời và cục bộ khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào có thể dẫn đến viêm âm đạo tái phát [74]. Phân tích tế bào lympho từ nhiều phụ nữ mắc bệnh này cho thấy phản ứng tăng sinh trong ống nghiệm giảm đối với nấm Candida albicans. Có vẻ như sự ức chế miễn dịch là do tăng sản xuất prostaglandin E 2 trong đại thực bào của người bệnh [75], từ đó ức chế sự sản xuất interleukin 2 và ngăn cản sự tăng sinh của tế bào lympho. Khi phản ứng của tế bào lympho suy giảm, nấm Candida albicans sẽ dễ dàng sinh sôi, phát triển và gây nhiễm trùng.

Viêm âm đạo do nấm candida tái phát có thể liên quan đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh  tình trạng có thể tái phát từ 4 lần trở lên mỗi năm [76]. Mặc dù phương pháp điều trị duy trì bằng fluconazole có thể điều trị nhiễm nấm candida âm đạo tái phát nhưng rất khó sử dụng phương pháp này trong thời gian dài [64]. Việc điều trị lặp đi lặp lại có thể gây ra tình trạng kháng thuốc, biến đổi các loại nấm candida gây bệnh và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm.

Vào năm 2005, Wozniak và các cộng sự [77] đã chứng minh rằng miễn dịch qua trung gian tế bào đóng vai trò là cơ chế phòng vệ chính bảo vệ vật chủ khỏi hầu hết các bệnh nhiễm trùng do nấm candida nhưng miễn dịch qua trung gian tế bào không đem lại khả năng bảo vệ chống lại nhiễm trùng do nấm candida toàn thân hoặc cục bộ. Dạng miễn dịch qua trung gian tế bào cụ thể hay kháng thể chống lại nhiễm nấm candida âm đạo đã được xác định. Có bằng chứng cho thấy khả năng điều hòa miễn dịch ở các mô âm đạo và phản ứng miễn dịch TH1 (giúp bảo vệ mạnh mẽ hơn) có thể bị ức chế. Wozniak đã tiến hành một nghiên cứu trên chuột nhắm đánh giá khả năng khắc phục sự điều hòa miễn dịch và tăng cường bảo vệ chống lại nhiễm nấm candida âm đạo bằng liệu pháp miễn dịch và liệu pháp gen. Bệnh lạc nội mạc trong tử cung có thể gây ra tính hướng ở mô âm đạo và điều này giúp ích cho việc ứng dụng liệu pháp miễn dịch trong điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc các bệnh về âm đạo khác cần kiểm soát phản ứng miễn dịch tại chỗ. Tuy nhiên, liệu pháp miễn dịch cytokine và liệu pháp gen adenovirus vẫn không thể cải thiện khả năng bảo vệ chống lại các bệnh, bao gồm cả viêm âm đạo do nấm candida.

Vào năm 2015, Bernalis và cộng sự đã sử dụng động vật nhiễm nấm candida âm đạo để mô tả cơ chế tạo ra khả năng miễn dịch niêm mạc chống lại nấm Candida albicans và giải thích mối liên hệ giữa khả năng miễn dịch bẩm sinh và khả năng miễn dịch thích ứng [76]. Nghiên cứu của Flavia báo cáo rằng phản ứng miễn dịch TH1 có thể tạo ra miễn dịch qua trung gian tế bào (CMI) và miễn dịch qua trung gian kháng thể (Abs). Nhìn chung, dữ liệu của các nghiên cứu này cung cấp bằng chứng rõ ràng rằng có thể ngăn ngừa viêm âm đạo do nấm Candida albicans thông qua tiêm chủng trực tiếp protease aspartyl được biểu hiện dưới dạng protein tái tổ hợp vào âm đạo. Những kết quả này chỉ ra rằng vắc xin chứa virion và aspartyl protease 2 (Sap2) (PEV7) có thể mang lại lợi ích trong điều trị viêm âm đạo do nấm candida tái phát. Sự kết hợp của hai nghiên cứu nêu trên có thể tạo ra một loại vắc xin giúp giảm các triệu chứng viêm âm đạo do nấm candida hiệu quả hơn và giảm nguy cơ tái phát thông qua liệu pháp miễn dịch.

3.3. Chẩn đoán nhiễm trùng qua độ pH âm đạo

Về mặt lý thuyết, độ pH âm đạo bình thường dao động trong khoảng từ 3,8 đến 5,0 và có thể bị ảnh hưởng bởi viêm âm đạo, đặc biệt là khi hệ sinh thái âm đạo bị xáo trộn bởi thuốc bôi hoặc quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ. Vì vậy nên có thể coi việc đo pH âm đạo là một công cụ hữu ích để phát hiện viêm âm đạo. Ở đây, chúng tôi đánh giá mối liên hệ giữa viêm âm đạo với độ pH âm đạo.

Sự thay thế vi khuẩn lactobacilli trong âm đạo bằng vi khuẩn kỵ khí làm tăng độ pH âm đạo lên trên 4,5 và dẫn đến khởi phát bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn. Khi nhiễm trichomonas, độ pH âm đạo thường tăng lên vượt quá 5,4. Phụ nữ bị viêm âm đạo do nấm candida thường có độ pH âm đạo bình thường [36] nhưng cũng có những trường hợp có độ pH âm đạo cao hơn [13]. Vào năm 1985, Hanna và các cộng sự đã nghiên cứu mối liên hệ giữa pH âm đạo và trạng thái hệ vi sinh vật âm đạo ở phụ nữ bị viêm âm đạo. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trạng thái hệ vi sinh vật âm đạo đã thay đổi trong khi độ pH âm đạo nằm trong khoảng 5,0 - 5,5 hoặc 6,0 - 7,5, điều này củng cố quan điểm rằng độ pH âm đạo tăng lên khi âm đạo bị nhiễm trùng [79].

J. Thinkhamrop và các cộng sự [80] đã đánh giá tình trạng viêm âm đạo thông qua bệnh sử, khám lâm sàng toàn diện và khám âm đạo ở những bệnh nhân phụ khoa ngoại trú tại Phòng khám Sản phụ khoa của Bệnh viện Srinagar Linde từ ngày 1/5 đến 31/7 năm 1997. Họ cũng thu thập các mẫu bệnh phẩm để kiểm tra vi sinh vật và đo độ pH. Kết quả đã chứng minh rằng đo độ pH dịch tiết âm đạo kết hợp với đánh giá các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng giúp sàng lọc viêm âm đạo chính xác hơn so với chỉ đo độ pH. Khi đo độ pH được sử dụng làm phương tiện chẩn đoán viêm âm đạo do vi khuẩn duy nhất, độ nhạy đã cao hơn so với khi được sử dụng để chẩn đoán các loại viêm âm đạo khác. Tóm lại, độ nhạy của xét nghiệm độ pH dịch âm đạo để chẩn đoán viêm âm đạo do nhiễm trùng là khoảng 50%. Độ nhạy tăng lên 73% khi phương pháp đo độ pH được sử dụng để chẩn đoán viêm âm đạo do vi khuẩn. Độ nhạy đối với viêm âm đạo do nhiễm nấm chỉ là 22%. Khi xét nghiệm độ pH dịch âm đạo được kết hợp với các phương pháp chẩn đoán khác, độ nhạy tương đối được cải thiện và tăng lên 67,5%.

Ngoài ra, sự thay đổi độ pH của dịch âm đạo có thể do quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng thuốc kháng sinh, thụt rửa âm đạo hoặc những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Theo nghiên cứu trước đây, khi phương pháp đo độ pH được sử dụng làm công cụ chẩn đoán duy nhất, độ nhạy là 66% [81]. Kết hợp đo độ pH với các triệu chứng lâm sàng để sàng lọc viêm âm đạo do vi khuẩn có thể làm tăng độ nhạy lên 81,3% (95% CI: 69,2 - 89,5) (Bảng 3). Sở dĩ phương pháp đo độ pH nhạy cảm hơn với viêm âm đạo do vi khuẩn là bởi vi khuẩn gây bệnh chiếm phần lớn trong hệ vi sinh vật âm đạo, làm giảm số lượng vi khuẩn lactobacilli và axit do chúng tiết ra, do đó làm tăng độ pH âm đạo. Do đó, đo độ pH âm đạo đóng vai trò là công cụ giúp phát hiện viêm âm đạo do vi khuẩn trên lâm sàng. Mặc dù độ nhạy bị giảm đi nếu chỉ sử dụng phương pháp đo pH âm đạo nhưng đây vẫn là một công cụ rất có ích mà phụ nữ có thể tự sử dụng để theo dõi tình trạng sức khỏe âm đạo của mình, đặc biệt là khi gặp các triệu chứng viêm âm đạo.

Bảng 3

Độ nhạy của phương pháp đo độ pH dịch âm đạo và các phương pháp khác trong sàng lọc viêm âm đạo (1 - 3) và viêm âm đạo do vi khuẩn (4 - 6) (Thông tin từ [80]).

Phương pháp chẩn đoán

Độ nhạy
(95% C.I.)

Độ đặc hiệu
(95% C.I.)

Độ chính xác
(95% C.I.)

Đo độ pH để sàng lọc viêm âm đạo 

49,7%
(42,6 - 56,9)

75,5%
(69,0 - 81,0)

63,0%
(58,1 - 67,7)

Đo độ pH + triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng để sàng lọc viêm âm đạo 

67,5%
(60,4 - 73,9)

62,0%
(55,0 -68,6)

64,7%
(59,8 - 69,4)

Triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng để sàng lọc viêm âm đạo 

38,6%
(31,9 - 45,7)

77,7%
(71,5 - 82,9)

59,0%
(54,1 - 63,7)

Đo độ pH để sàng lọc viêm âm đạo do vi khuẩn

73,4%
(60,7 - 83,3)

70,1%
(64,9 -74,8)

70,6%
(65,9 - 75,0)

Đo độ pH + triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng để sàng lọc viêm âm đạo do vi khuẩn

81,3%
(69,2 - 89,5)

53,1%
(47,6 - 58,5)

57,5%
(52,6 - 62,4)

Triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng để sàng lọc viêm âm đạo do vi khuẩn

39,1%
(27,4 - 52,1)

71,5%
(66,5 - 76,1)

66,6%
(61,9 - 71,1)

4. Các sản phẩm tự đo pH âm đạo

Nếu gặp các triệu chứng bất thường ở âm đạo như ngứa ngáy, nóng rát, vùng kín có mùi khó chịu hoặc khí hư bất thường thì phụ nữ nên kiểm tra độ pH âm đạo. Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) lưu ý rằng các phương pháp tự kiểm tra tại nhà sẽ không giúp chẩn đoán nhiễm HIV, chlamydia, herpes, lậu, giang mai và nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B [82]. Phương pháp đo độ pH âm đạo đã và đang được ứng dụng để chẩn đoán nguyên nhân gây viêm âm đạo [8, 19]. Do nhu cầu tự kiểm tra và tự điều trị ngày càng tăng, nhiều sản phẩm đã ra đời nhằm giúp phụ nữ tự đo độ pH âm đạo tại nhà. Các sản phẩm này là công cụ sàng lọc sớm nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả. Bài viết này sẽ giới thiệu một số sản phẩm như vậy.

Bộ dụng cụ tự kiểm tra Hygeia Touch giúp phát hiện nhiễm trùng âm đạo [83] (tập đoàn Hygeia Touch, Đài Bắc, Đài Loan; Số sản xuất thiết bị y tế 006714) gồm có một que dài làm từ nhựa tương thích sinh học đi kèm giấy thử pH. Que thử được đưa trực tiếp vào âm đạo, chờ 1 phút để dịch tiết phản ứng với giấy thử, sau đó giấy thử sẽ đổi màu theo độ pH. Đối chiếu màu của giấy thử với bảng màu sẽ giúp người dùng biết được độ pH âm đạo và phân biệt nguyên nhân gây nhiễm trùng, ví dụ như nấm Candida albicans, vi khuẩn hoặc trichomonas. Thiết bị này đã được đăng ký với FDA Hoa Kỳ.

Một sản phẩm khác trên thị trường để kiểm tra nhiễm trùng âm đạo là bộ dụng cụ Biosynex Exacto 3 [84]. Sản phẩm này đã được chứng minh có độ chính xác cao (90%), rất dễ sử dụng, có thể cho kết quả ngay lập tức và phù hợp để chẩn đoán ban đầu tình trạng nhiễm trùng âm đạo. Sản phẩm này còn có ưu điểm là dễ lấy mẫu và kết quả dễ hiểu. Ngoài ra còn một số sản phẩm tự chẩn đoán viêm âm đạo khác được tóm tắt trong Bảng 4.

Bảng 4

Các sản phẩm tự kiểm tra âm đạo cóatrên thị trường.

Tên sản phẩm

Hygeia Touch

Biosynex

FloriSense

Monistat

Độ chính xác 

88%

90%

92%

92%

Số lượng que thử trong mỗi hộp 

1

3

2

2

Ưu điểm 

Cấu trúc hai lớp được tối ưu hóa để đảm bảo an toàn cho sản phẩm và dễ sử dụng.

Mỗi hộp có 3 que thử nên dùng được nhiều lần

Độ chính xác là trên 90% và kết quả rất dễ hiểu.

Hiệu quả trong chẩn đoán viêm âm đạo do nấm 

Trong số tất cả các sản phẩm hiện có, bộ dụng cụ tự kiểm tra Hygeia Touch có ưu thế vượt trội. Thiết kế bảo vệ hai lớp giúp giấy thử không bị rơi ra và không chạm trực tiếp vào da, đồng thời đầu đàn hồi giúp tránh đưa que thử vào quá sâu trong âm đạo. Chất liệu nhựa dẻo y tế mang lại sự thoải mái và an toàn khi sử dụng. Sử dụng bộ dụng cụ này giúp phụ nữ theo dõi diễn tiến của bệnh và lựa chọn đúng loại thuốc kháng nấm không kê đơn. Những sản phẩm này có thể dễ dàng tự sử dụng tại nhà, tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì độ pH âm đạo khỏe mạnh và phát hiện sớm tình trạng viêm âm đạo.

5. Tóm tắt

Chăm sóc vùng kín là điều vô cùng quan trọng đối với phụ nữ. Các vấn đề xảy ra với âm đạo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và độ pH âm đạo là yếu tố rất quan trọng. Đo độ pH có thể giúp chẩn đoán, theo dõi và điều trị viêm âm đạo. Trên đây là các yếu tố ảnh hưởng đến độ pH âm đạo cũng như các loại, triệu chứng và phương pháp điều trị viêm âm đạo. Sự tái phát viêm âm đạo còn có liên quan đến các yếu tố về hệ miễn dịch. Phụ nữ có thể sử dụng các sản phẩm tự đo độ pH âm đạo để theo dõi tình trạng vùng kín và phát hiện viêm âm đạo, hiệu quả sẽ cao hơn khi kết hợp với các biện pháp chẩn đoán khác. Những sản phẩm này có thể được sử dụng dễ dàng tại nhà, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe vùng kín.

Lời cảm ơn

Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi các khoản tài trợ từ Bộ Khoa học và Công nghệ Đài Loan (109-2222-E-182A-002).

Tài liệu tham khảo

1. Larsen B. Vaginal flora in health and disease. Clin. Obstet. Gynecol. 1993;36:107–121. doi: 10.1097/00003081-199303000-00016. 

2. Carr P.L., Felsenstein D., Friedman R.H. Evaluation and management of vaginitis. J. Gen. Intern. Med. 1998;13:335–346. doi: 10.1046/j.1525-1497.1998.00101.x.

3. Murta E.F., Filho A.C., Barcelos A.C. Relation between vaginal and endocervical pH in pre- and post-menopausal women. Arch. Gynecol. Obstet. 2005;272:211–213. doi: 10.1007/s00404-005-0740-4. 

4. García-Closas M., Herrero R., Bratti C., Hildesheim A., Sherman M.E., Morera L.A., Schiffman M. Epidemiologic determinants of vaginal pH. Am. J. Obstet. Gynecol. 1999;180:1060–1066. doi: 10.1016/S0002-9378(99)70595-8. 

5. Miller E.A., Beasley D.E., Dunn R.R., Archie E.A. Lactobacilli Dominance and Vaginal pH: Why Is the Human Vaginal Microbiome Unique? Front. Microbiol. 2016;7:1936. doi: 10.3389/fmicb.2016.01936. 

6. Ravel J., Gajer P., Abdo Z., Schneider G.M., Koenig S.S., McCulle S.L., Karlebach S., Gorle R., Russell J., Tacket C.O., et al. Vaginal microbiome of reproductive-age women. Proc. Natl. Acad. Sci. USA. 2011;108((Suppl. 1)):4680–4687. doi: 10.1073/pnas.1002611107.  

7. Donders G.G.G., Bellen G., Grinceviciene S., Ruban K., Vieira-Baptista P. Aerobic vaginitis: No longer a stranger. Res. Microbiol. 2017;168:845–858. doi: 10.1016/j.resmic.2017.04.004. 

8. Amsel R., Totten P.A., Spiegel C.A., Chen K.C., Eschenbach D., Holmes K.K. Nonspecific vaginitis. Diagnostic criteria and microbial and epidemiologic associations. Am. J. Med. 1983;74:14–22. doi: 10.1016/0002-9343(83)91112-9. 

9. Nugent R.P., Krohn M.A., Hillier S.L. Reliability of diagnosing bacterial vaginosis is improved by a standardized method of gram stain interpretation. J. Clin. Microbiol. 1991;29:297–301. doi: 10.1128/jcm.29.2.297-301.1991.  

10. Linhares I.M., Summers P.R., Larsen B., Giraldo P.C., Witkin S.S. Contemporary perspectives on vaginal pH and lactobacilli. Am. J. Obstet. Gynecol. 2011;204:120.e121–120.e125. doi: 10.1016/j.ajog.2010.07.010. 

11. Mania-Pramanik J., Kerkar S.C., Mehta P.B., Potdar S., Salvi V.S. Use of vaginal pH in diagnosis of infections and its association with reproductive manifestations. J. Clin. Lab. Anal. 2008;22:375–379. doi: 10.1002/jcla.20273.  

12. Donders G.G. Definition and classification of abnormal vaginal flora. Best Pract. Res. Clin. Obstet. Gynaecol. 2007;21:355–373. doi: 10.1016/j.bpobgyn.2007.01.002. 

13. Peeters F., Snauwaert R., Segers J., Amery W., van Cutsem J. Observations on candidal vaginitis: Vaginal pH, microbiology, and cytology. Am. J. Obstet. Gynecol. 1972;112:80–86. doi: 10.1016/0002-9378(72)90533-9. 

14. Paladine H.L., Desai U.A. Vaginitis: Diagnosis and Treatment. Am. Fam. Physician. 2018;97:321–329. [PubMed] 

15. Strauss R.A., Eucker B., Savitz D.A., Thorp J.M., Jr. Diagnosis of bacterial vaginosis from self-obtained vaginal swabs. Infect. Dis. Obstet. Gynecol. 2005;13:31–35. doi: 10.1155/2005/935684.  

16. Egan M.E., Lipsky M.S. Diagnosis of vaginitis. Am. Fam. Physician. 2000;62:1095–1104. [PubMed] 

17. Mashburn J. Etiology, diagnosis, and management of vaginitis. J. Midwifery Women’s Health. 2006;51:423–430. doi: 10.1016/j.jmwh.2006.07.005. 

18. Melis G.B., Ibba M.T., Steri B., Kotsonis P., Matta V., Paoletti A.M. Role of pH as a regulator of vaginal physiological environment. Minerva Ginecol. 2000;52:111–121. [PubMed] 

19. Caillouette J.C., Sharp C.F., Jr., Zimmerman G.J., Roy S. Vaginal pH as a marker for bacterial pathogens and menopausal status. Am. J. Obstet. Gynecol. 1997;176:1270–1275; discussion 1275–1277. doi: 10.1016/S0002-9378(97)70345-4. 

20. Krauss-Silva L., Almada-Horta A., Alves M.B., Camacho K.G., Moreira M.E., Braga A. Basic vaginal pH, bacterial vaginosis and aerobic vaginitis: Prevalence in early pregnancy and risk of spontaneous preterm delivery, a prospective study in a low socioeconomic and multiethnic South American population. BMC Pregnancy Childbirth. 2014;14:107. doi: 10.1186/1471-2393-14-107.  

21. Brooks-Gunn J., Furstenberg F.F., Jr. Adolescent sexual behavior. Am. Psychol. 1989;44:249–257. doi: 10.1037/0003-066X.44.2.249. 

22. Wolters-Everhardt E., Dony J.M., Lemmens W.A., Doesburg W.H., De Pont J.J. Buffering capacity of human semen. Fertil. Steril. 1986;46:114–119. doi: 10.1016/S0015-0282(16)49468-9. 

23. Nakra N.A., Madan R.P., Buckley N., Huber A.M., Freiermuth J.L., Espinoza L., Walsh J., Parikh U.M., Penrose K.J., Keller M.J., et al. Loss of Innate Host Defense Following Unprotected Vaginal Sex. J. Infect. Dis. 2016;213:840–847. doi: 10.1093/infdis/jiv488.  

24. Larsson D.G. Antibiotics in the environment. Upsala J. Med. Sci. 2014;119:108–112. doi: 10.3109/03009734.2014.896438.  

25. Tempera G., Furneri P.M. Management of aerobic vaginitis. Gynecol. Obstet. Investig. 2010;70:244–249. doi: 10.1159/000314013. 

26. Mayer B.T., Srinivasan S., Fiedler T.L., Marrazzo J.M., Fredricks D.N., Schiffer J.T. Rapid and Profound Shifts in the Vaginal Microbiota Following Antibiotic Treatment for Bacterial Vaginosis. J. Infect. Dis. 2015;212:793–802. doi: 10.1093/infdis/jiv079.  

27. Zhang J., Thomas A.G., Leybovich E. Vaginal douching and adverse health effects: A meta-analysis. Am. J. Public Health. 1997;87:1207–1211. doi: 10.2105/AJPH.87.7.1207.  

28. Scholes D., Stergachis A., Ichikawa L.E., Heidrich F.E., Holmes K.K., Stamm W.E. Vaginal douching as a risk factor for cervical Chlamydia trachomatis infection. Obstet. Gynecol. 1998;91:993–997. doi: 10.1016/s0029-7844(98)00095-7. 

29. Scholes D., Daling J.R., Stergachis A., Weiss N.S., Wang S.P., Grayston J.T. Vaginal douching as a risk factor for acute pelvic inflammatory disease. Obstet. Gynecol. 1993;81:601–606. [PubMed] 

30. Martino J.L., Vermund S.H. Vaginal douching: Evidence for risks or benefits to women’s health. Epidemiol. Rev. 2002;24:109–124. doi: 10.1093/epirev/mxf004.  

31. Mihm M., Gangooly S., Muttukrishna S. The normal menstrual cycle in women. Anim. Reprod. Sci. 2011;124:229–236. doi: 10.1016/j.anireprosci.2010.08.030. 

32. Li H., Zang Y., Wang C., Li H., Fan A., Han C., Xue F. The Interaction between Microorganisms, Metabolites, and Immune System in the Female Genital Tract Microenvironment. Front. Cell. Infect. Microbiol. 2020;10:609488. doi: 10.3389/fcimb.2020.609488.  

33. Brabin L., Roberts S.A., Fairbrother E., Mandal D., Higgins S.P., Chandiok S., Wood P., Barnard G., Kitchener H.C. Factors affecting vaginal pH levels among female adolescents attending genitourinary medicine clinics. Sex. Transm. Infect. 2005;81:483–487. doi: 10.1136/sti.2005.014621.  

34. Sobel J.D. Vaginitis. N. Engl. J. Med. 1997;337:1896–1903. doi: 10.1056/NEJM199712253372607. 

35. ACOG Practice Bulletin Clinical management guidelines for obstetrician-gynecologists, Number 72, May 2006: Vaginitis. Obstet. Gynecol. 2006;107:1195–1206. doi: 10.1097/00006250-200605000-00049. 

36. Hainer B.L., Gibson M.V. Vaginitis. Am. Fam. Physician. 2011;83:807–815. [PubMed] 

37. Schaaf V.M., Perez-Stable E.J., Borchardt K. The limited value of symptoms and signs in the diagnosis of vaginal infections. Arch. Intern. Med. 1990;150:1929–1933. doi: 10.1001/archinte.1990.00390200111021. 

38. Eschenbach D.A., Hillier S.L. Advances in diagnostic testing for vaginitis and cervicitis. J. Reprod. Med. 1989;34:555–564; discussion 564–555. [PubMed] 

39. Brabant G. Bacterial vaginosis and spontaneous preterm birth. J. Gynecol. Obstet. Biol. Reprod. 2016;45:1247–1260. doi: 10.1016/j.jgyn.2016.09.014. 

40. Hill G.B. The microbiology of bacterial vaginosis. Am. J. Obstet. Gynecol. 1993;169:450–454. doi: 10.1016/0002-9378(93)90339-K. 

41. Coico R. Gram staining. Curr. Protoc. Microbiol. 2005 doi: 10.1002/9780471729259.mca03cs00. 

42. Hay P.E. Recurrent bacterial vaginosis. Dermatol. Clin. 1998;16:769–773. doi: 10.1016/S0733-8635(05)70044-9. 

43. Anderson M.R., Klink K., Cohrssen A. Evaluation of vaginal complaints. JAMA. 2004;291:1368–1379. doi: 10.1001/jama.291.11.1368. 

44. Hay P.E., Morgan D.J., Ison C.A., Bhide S.A., Romney M., McKenzie P., Pearson J., Lamont R.F., Taylor-Robinson D. A longitudinal study of bacterial vaginosis during pregnancy. Br. J. Obstet. Gynaecol. 1994;101:1048–1053. doi: 10.1111/j.1471-0528.1994.tb13580.x. 

45. Gaudoin M., Rekha P., Morris A., Lynch J., Acharya U. Bacterial vaginosis and past chlamydial infection are strongly and independently associated with tubal infertility but do not affect in vitro fertilization success rates. Fertil. Steril. 1999;72:730–732. doi: 10.1016/S0015-0282(99)00310-6. 

46. Wilson J.D., Ralph S.G., Rutherford A.J. Rates of bacterial vaginosis in women undergoing in vitro fertilisation for different types of infertility. BJOG Int. J. Obstet. Gynaecol. 2002;109:714–717. doi: 10.1111/j.1471-0528.2002.01297.x. 

47. Mania-Pramanik J., Kerkar S.C., Salvi V.S. Bacterial vaginosis: A cause of infertility? Int. J. STD AIDS. 2009;20:778–781. doi: 10.1258/ijsa.2009.009193. 

48. Salah R.M., Allam A.M., Magdy A.M., Mohamed A. Bacterial vaginosis and infertility: Cause or association? Eur. J. Obstet. Gynecol. Reprod. Biol. 2013;167:59–63. doi: 10.1016/j.ejogrb.2012.10.031. 

49. Haahr T., Jensen J.S., Thomsen L., Duus L., Rygaard K., Humaidan P. Abnormal vaginal microbiota may be associated with poor reproductive outcomes: A prospective study in IVF patients. Hum. Reprod. 2016;31:795–803. doi: 10.1093/humrep/dew026. 

50. Corsello S., Spinillo A., Osnengo G., Penna C., Guaschino S., Beltrame A., Blasi N., Festa A. An epidemiological survey of vulvovaginal candidiasis in Italy. Eur. J. Obstet. Gynecol. Reprod. Biol. 2003;110:66–72. doi: 10.1016/S0301-2115(03)00096-4. 

51. Horowitz B.J., Giaquinta D., Ito S. Evolving pathogens in vulvovaginal candidiasis: Implications for patient care. J. Clin. Pharmacol. 1992;32:248–255. doi: 10.1002/j.1552-4604.1992.tb03833.x. 

52. Quan M. Vaginitis: Diagnosis and management. Postgrad. Med. 2010;122:117–127. doi: 10.3810/pgm.2010.11.2229. 

53. Workowski K.A., Berman S.M. Sexually Transmitted Diseases Treatment Guidelines, 2010. Centers for Disease Control and Prevention; Atlanta, GA, USA: 2010. 

54. Van Der Pol B. Trichomonas vaginalis infection: The most prevalent nonviral sexually transmitted infection receives the least public health attention. Clin. Infect. Dis. 2007;44:23–25. doi: 10.1086/509934. 

55. Petrin D., Delgaty K., Bhatt R., Garber G. Clinical and microbiological aspects of Trichomonas vaginalis. Clin. Microbiol. Rev. 1998;11:300–317. doi: 10.1128/CMR.11.2.300.  

56. Lossick J.G., Kent H.L. Trichomoniasis: Trends in diagnosis and management. Am. J. Obstet. Gynecol. 1991;165:1217–1222. doi: 10.1016/S0002-9378(12)90730-9. 

57. Laga M., Manoka A., Kivuvu M., Malele B., Tuliza M., Nzila N., Goeman J., Behets F., Batter V., Alary M. Non-ulcerative sexually transmitted diseases as risk factors for HIV-1 transmission in women: Results from a cohort study. AIDS. 1993;7:95–102. doi: 10.1097/00002030-199301000-00015. 

58. Oduyebo O.O., Anorlu R.I., Ogunsola F.T. The effects of antimicrobial therapy on bacterial vaginosis in non-pregnant women. Cochrane Database Syst. Rev. 2009 doi: 10.1002/14651858.CD006055.pub2. 

59. Nyirjesy P., Schwebke J.R. Secnidazole: Next-generation antimicrobial agent for bacterial vaginosis treatment. Future Microbiol. 2018;13:507–524. doi: 10.2217/fmb-2017-0270. 

60. Bohbot J.-M., Vicaut E., Fagnen D., Brauman M. Treatment of bacterial vaginosis: A multicenter, double-blind, double-dummy, randomised phase III study comparing secnidazole and metronidazole. Infect. Dis. Obstet. Gynecol. 2010;2010:705692. doi: 10.1155/2010/705692.  

61. Brocklehurst P., Gordon A., Heatley E., Milan S.J. Antibiotics for treating bacterial vaginosis in pregnancy. Cochrane Database Syst. Rev. 2013;1:CD000262. doi: 10.1002/14651858.CD000262.pub4. 

62. Reef S.E., Levine W.C., McNeil M.M., Fisher-Hoch S., Holmberg S.D., Duerr A., Smith D., Sobel J.D., Pinner R.W. Treatment Options for Vulvovaginal Candidiasis, 1993. Clin. Infect. Dis. 1995;20:S80–S90. doi: 10.1093/clinids/20.Supplement_1.S80. 

63. Hernández-Sampelayo T. Fluconazole versus ketoconazole in the treatment of oropharyngeal candidiasis in HIV-infected children. Multicentre Study Group. Eur. J. Clin. Microbiol. Infect. Dis. 1994;13:340–344. doi: 10.1007/BF01974616. 

64. Sobel J.D., Wiesenfeld H.C., Martens M., Danna P., Hooton T.M., Rompalo A., Sperling M., Livengood C., III, Horowitz B., Von Thron J., et al. Maintenance fluconazole therapy for recurrent vulvovaginal candidiasis. N. Engl. J. Med. 2004;351:876–883. doi: 10.1056/NEJMoa033114. 

65. Wendel K.A., Erbelding E.J., Gaydos C.A., Rompalo A.M. Use of urine polymerase chain reaction to define the prevalence and clinical presentation of Trichomonas vaginalis in men attending an STD clinic. Sex. Transm. Infect. 2003;79:151–153. doi: 10.1136/sti.79.2.151.  

66. Bouchemal K., Bories C., Loiseau P.M. Strategies for Prevention and Treatment of Trichomonas vaginalis Infections. Clin. Microbiol. Rev. 2017;30:811–825. doi: 10.1128/CMR.00109-16.  

67. Forna F., Gülmezoglu A.M. Interventions for treating trichomoniasis in women. Cochrane Database Syst. Rev. 2003:Cd000218. doi: 10.1002/14651858.CD000218. 

68. Howe K., Kissinger P.J. Single-Dose Compared With Multidose Metronidazole for the Treatment of Trichomoniasis in Women: A Meta-Analysis. Sex. Transm. Dis. 2017;44:29–34. doi: 10.1097/OLQ.0000000000000537.  

69. Raja I.M., Basavareddy A., Mukherjee D., Meher B.R. Randomized, double-blind, comparative study of oral metronidazole and tinidazole in treatment of bacterial vaginosis. Indian J. Pharmacol. 2016;48:654–658. doi: 10.4103/0253-7613.194843.  

70. Sobel J.D., Nyirjesy P., Brown W. Tinidazole therapy for metronidazole-resistant vaginal trichomoniasis. Clin. Infect. Dis. 2001;33:1341–1346. doi: 10.1086/323034. 

71. Strus M., Chmielarczyk A., Kochan P., Adamski P., Chełmicki Z., Chełmicki A., Pałucha A., Heczko P.B. Studies on the effects of probiotic Lactobacillus mixture given orally on vaginal and rectal colonization and on parameters of vaginal health in women with intermediate vaginal flora. Eur. J. Obstet. Gynecol. Reprod. Biol. 2012;163:210–215. doi: 10.1016/j.ejogrb.2012.05.001. 

72. Homayouni A., Bastani P., Ziyadi S., Mohammad-Alizadeh-Charandabi S., Ghalibaf M., Mortazavian A.M., Mehrabany E.V. Effects of probiotics on the recurrence of bacterial vaginosis: A review. J. Lower Genit. Tract Dis. 2014;18:79–86. doi: 10.1097/LGT.0b013e31829156ec. 

73. Neal C.M., Kus L.H., Eckert L.O., Peipert J.F. Noncandidal vaginitis: A comprehensive approach to diagnosis and management. Am. J. Obstet. Gynecol. 2020;222:114–122. doi: 10.1016/j.ajog.2019.09.001. 

74. Witkin S.S. Immunology of recurrent vaginitis. Am. J. Reprod. Immunol. Microbiol. AJRIM. 1987;15:34–37. doi: 10.1111/j.1600-0897.1987.tb00147.x. 

75. Witkin S.S., Jeremias J., Ledger W.J. A localized vaginal allergic response in women with recurrent vaginitis. J. Allergy Clin. Immunol. 1988;81:412–416. doi: 10.1016/0091-6749(88)90909-8. 

76. De Bernardis F., Arancia S., Sandini S., Graziani S., Norelli S. Studies of immune responses in Candida vaginitis. Pathogens. 2015;4:697. doi: 10.3390/pathogens4040697.  

77. Wozniak K.L., Palmer G., Kutner R., Fidel P.L., Jr. Immunotherapeutic approaches to enhance protective immunity against Candida vaginitis. Med. Mycol. 2005;43:589–601. doi: 10.1080/13693780500096898. 

78. Friedmann T. The origins, evolution and directions of human gene therapy. In: Friedmann T., editor. The Development of Human Gene Therapy. Cold Spring Harbor Laboratory Press; Cold Spring Harbor, NY, USA: 1999. pp. 1–20. 

79. Hanna N., Taylok-Robinson D., Kalodiki-Karamanoli M., Hakrls J., McFadyen I.R. The relation between vaginal pH and the microbiological status in vaginitis. BJOG Int. J. Obstet. Gynaecol. 1985;92:1267–1271. doi: 10.1111/j.1471-0528.1985.tb04874.x. 

80. Thinkhamrop J., Lumbiganon P., Thongkrajai P., Chongsomchai C., Pakarasang M. Vaginal fluid pH as a screening test for vaginitis. Int. J. Gynaecol. Obstet. 1999;66:143–148. doi: 10.1016/S0020-7292(99)00057-0. 

81. Thomason J.L., Gelbart S.M., Anderson R.J., Walt A.K., Osypowski P.J., Broekhuizen F.F. Statistical evaluation of diagnostic criteria for bacterial vaginosis. Am. J. Obstet. Gynecol. 1990;162:155–160. doi: 10.1016/0002-9378(90)90839-Y. 

82. U.S. Food and Drug Administration Vaginal pH. [(accessed on 27 September 2018)]; Available online: https://www.fda.gov/medical-devices/home-use-tests/vaginal-ph

83. Touch H. Hergeia—Screening Kit for Vaginal Infections. [(accessed on 30 June 2021)]. Available online: http://www.hergeia.com/en/index.html

84. Biosynex DÉCOUVREZ NOS PRODUITS. [(accessed on 30 June 2021)]. Available online: https://www.biosynex.com/catalogueotc/

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: pH âm đạo
Tin liên quan
7 cách hiệu quả nhất để điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn
7 cách hiệu quả nhất để điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn

Âm đạo bình thường có cả vi khuẩn “tốt” và vi khuẩn “xấu”. Nhưng vì một số nguyên nhân mà đôi khi, vi khuẩn “xấu” phát triển quá mức, lấn át vi khuẩn “tốt” và điều này dẫn đến viêm âm đạo do vi khuẩn hay nhiễm khuẩn âm đạo.

Bệnh viêm vùng chậu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh viêm vùng chậu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Việc điều trị kịp thời nhiễm trùng lây qua đường tình dục có thể ngăn ngừa bệnh viêm vùng chậu.

Nhiễm nấm Candida trong thai kỳ: Điều trị bằng cách nào?
Nhiễm nấm Candida trong thai kỳ: Điều trị bằng cách nào?

Khi mang thai, sự dao động nồng độ nội tiết tố sẽ làm thay đổi độ pH trong âm đạo. Điều này tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm men.

Liệu pháp áp lạnh trong điều trị ung thư cổ tử cung
Liệu pháp áp lạnh trong điều trị ung thư cổ tử cung

Liệu pháp áp lạnh là gì? Quy trình thực hiện như thế nào? Có những rủi ro gì?

Ung thư buồng trứng: Tiên lượng, tuổi thọ và tỷ lệ sống theo từng giai đoạn
Ung thư buồng trứng: Tiên lượng, tuổi thọ và tỷ lệ sống theo từng giai đoạn

Khi bị chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng, có lẽ điều đầu tiên nhiều phụ nữ nghĩ đến là có chữa khỏi được không và mình còn sống được bao lâu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây