Khâu cầm máu, thắt mạch máu để cấp cứu chảy máu trong bỏng sâu - Bộ y tế 2013
I. KHÁI NIỆM
Chảy máu là biến chứng thường gặp trong bỏng sâu, nhất là bỏng sâu do dòng điện. Chảy máu thứ phát tại vùng bỏng đe dọa tính mạng người bệnh, đòi hỏi các biện pháp cầm máu khẩn cấp như băng ép chặt, đặt garo, kẹp mạch tạm thời, khâu, thắt mạch máu và truyền máu bổ xung.
II. CHỈ ĐỊNH
- Khi tổn thương bỏng có:
- Máu thấm băng.
- Đứt mạch máu gây chảy máu.
- Lộ, hoại tử mạch máu nguy cơ đe dọa chảy máu cao, chủ động khâu, vùi thắt các mạch máu dể dự phòng chảy máu.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Rớm máu bề mặt vết bỏng có thể cầm máu bằng đắp gạc nước muối, băng ép.
- Trong các trường hợp có dấu hiệu đe dọa tính mạng người bệnh, chỉ tiến hành cầm máu tạm thời như kê cao chi, gập chi, băng chèn, băng ép chặt, garo, kẹp mạch máu…, khi người bệnh đã tạm ổn định mới tiếp tục xử trí cơ bản.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sỹ, điều dưỡng.
2. Phương tiện
- Bộ tiểu phẫu: 01 bộ; dao đốt điện.
- Thuốc giảm đau toàn thân, thuốc tê (lidocain, novocain…), thuốc mê. + Thuốc thay băng: PVP 10%; natri clorid 0,9%; cream silversulfadiazin 1%...
3. Người bệnh
Giải thích để người bệnh hiểu và phối hợp với chuyên môn
4. Hồ sơ bệnh án
Chuẩn bị hồ sơ bệnh án theo quy định, các xét nghiệm,
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm
Dùng thuốc giảm đau hoặc gây mê, gây tê đám rối thần kinh.
2. Kỹ thuật
- Thay băng theo quy trình.
- Bộc lộ vùng tổn thương chảy máu, xác định vị trí, mạch máu chảy, kẹp cầm máu.
- Nếu chảy ở các mạch nhỏ: Có thể tiến hành buộc mạch máu hoặc đốt cầm máu bằng dao đốt điện. Có thể tiến hành khâu cầm máu bằng các mối chỉ đơn, mối chữ U, X…
- Nếu là các mạch cỡ trung bình hoặc lớn: sau khi cầm máu tạm thời tại chỗ phải tiến hành phẫu thuật: bộc lộ và thắt mạch máu trên vùng tổn thương.
- Trong trường hợp nghi ngờ tổn thương mạch lớn vẫn tiếp tục tiên triển: chủ động bộc lộ, đặt chỉ chờ phía trên.
- Tiến hành thay băng, băng ép vừa phải.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Toàn thân
- Theo dõi tình trạng ý thức, mạch, huyết áp, nhiệt độ và hô hấp….
- Dự phòng và điều trị sốc mất máu: bù đủ dịch, trợ tim, ủ ấm, thở oxy, truyền máu khi có mất máu nặng.
2. Tại chỗ
- Tình trạng chảy máu tái phát. Có thể băng ép bổ xung; nếu không kết quả phải bóc bỏ gạc, cầm máu lại.
- Tình trạng thiếu máu phía dưới vùng tổn thương mạch.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Nhiều thai phụ lựa chọn ăn chay trong suốt thai kỳ. Trong một số trường hợp, bạn có thể phải dùng thêm thực phẩm bổ sung (thực phẩm chức năng) để đảm bảo có đủ dưỡng chất cần thiết.
Giãn tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch trong thai kỳ? Có thể ngăn ngừa giãn tĩnh mạch trong thai kỳ bằng cách nào? Suckhoe123.vn sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề thắc mắc trên!
Chảy máu hậu môn trong thai kỳ thường do bệnh trĩ, là khi các mạch máu bị sưng lên bất thường ở vùng trực tràng.
Khó có thể cảm thấy thoải mái trong ba tháng cuối của thai kỳ: nào là đau lưng, em bé đá vào sườn của bạn và không thể ngủ ngon. Dưới đây những lời khuyên tốt nhất của họ để giải quyết những khó chịu vào cuối thai kỳ!
"Calo nạp vào” và “calo đốt cháy” là hai khái niệm quan trọng trong giảm cân.
- 1 trả lời
- 2571 lượt xem
Mang thai được 21 tuần, em vừa đi Bv khám về. Bác sĩ siêu âm nói "thận em bé chỉ hơi dị dạng, chức năng bình thường, không sao để theo dõi thêm". Còn về phần tim bs nói "có 2 nốt echo dày trong tâm thất (T): 1,4mm và 1,9mm". Vậy, tim em bé có bị dị tật gì không ạ?
- 1 trả lời
- 1011 lượt xem
Mỗi khi trời hanh khô, sau khi tắm nước nóng là chân tôi lại bong tróc, sần sùi, thậm chí là nứt toác. Nhiều lần ngứa, tôi gãi chảy dịch. Vậy phải làm thế nào để cải thiện được tình trạng của bản thân?
- 1 trả lời
- 1927 lượt xem
- Thưa bác sĩ, liệu tôi có thể mang thai nếu quan hệ trong thời gian đang ra hành kinh không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 3784 lượt xem
Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1458 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?