Kỹ thuật bó bột trật khớp háng bẩm sinh - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
- Định nghĩa: trật khớp háng bẩm sinh là tình trạng chỏm xương đùi của một hoặc cả hai bên khớp háng bị trật ra khỏi vị trí bình thường (ổ cối) của khớp háng.
- Tỷ lệ bàn chân khoèo ở trẻ em 0,1 - 0,2%, tỷ lệ ở trẻ nam gấp đôi trẻ nữ.
- Các dấu hiệu phát hiện sớm trật khớp háng bẩm sinh: chênh lệch chiều dài hai chân; nếp lằn mông, đùi, khoeo chân bên bị trật khớp háng cao hơn so với bên lành; Bàn chân đổ ngoài khi trẻ nằm duỗi chân; ở tư thế gập gối khớp gối bên trật cao hơn.
- Các dấu hiệu khi khám lâm sàng: hạn chế vận động khớp háng ở tư thế gấp và dạng khớp háng; dáng đi khập khễnh nếu trật khớp háng hai bên; nghiệm pháp Barlow: khi gập và khép khớp háng chỏm xương đùi trượt ra ngoài ổ chảo tạo nên tiếng kêu “lục cục” (ở trẻ < 6 tháng tuổi); nghiệm pháp Ortolani: khi dạng và duỗi khớp háng chỏm xương đùi trượt ra ngoài ổ chảo tạo nên tiếng kêu “lục cục” (ở trẻ < 6 tháng tuổi); đo chỉ số ổ cối bình hường < 30o ở trẻ sơ sinh.
- Có thể chụp X quang, siêu âm khớp háng và một số xét nghiệm khác để xác định chẩn đoán.
- Nguyên tắc can thiệp cho trẻ có trật khớp háng bẩm sinh càng sớm ngay sau khi sinh bằng nẹp chỉnh hình hoặc bó bột chỉnh hình. Phẫu thuật khi điều trị bảo tồn bằng nẹp CH hoặc bó bột CH không có kết quả.
- Phục hồi chức năng cho trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh là dùng các phương pháp phối hợp vật lý trị liệu (như xoa bóp, kéo giãn, nhiệt trị liệu, dòng điện kích thích...), bó bột, nẹp chỉnh hình và phẫu thuật nếu khớp háng bị biến dạng nặng không thể điều trị bảo tồn. Trong kỹ thuật này chỉ nói đến bó bột nắn chỉnh trật khớp háng bẩm sinh.
II. CHỈ ĐỊNH
- Tất cả trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh đến trước 6 tháng tuổi.
II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Trẻ bị bị trật khớp háng bẩm sinh trên 12 tháng tuổi.
- Trẻ có tổn thương khớp háng nặng không thể bó bột.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, kỹ thuật viên chỉnh hình.
2. Phương tiện
- Vải bông, giấy vệ sinh, băng bột.
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Efferalgan... loại cho trẻ em.
- Nước sát khuẩn: Betadin.
3. Người bệnh
- Cho trẻ nằm trên bàn bó bột, bộc lộ toàn bộ vùng thắt lưng và chi dưới.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Bó bột chỉnh hình trật khớp háng bẩm sinh từ 10 đến 15 đợt, thời gian khoảng 2 tuần/đợt.
- Quy trình mỗi lần bó bột như sau:
- Bước 1: quấn toàn bộ vùng thắt lưng, đùi, cẳng chân của trẻ bằng vải sợi bông hoặc giấy vệ sinh.
- Bước 2: quấn băng bột đ nhúng nước từ vùng thắt lưng, đùi, cẳng chân và bàn chân. Bó bột tư thế ếch lưng - chậu - chân, tư thế gấp và dạng khớp háng. Giữ chân trẻ ở tư thế này cho đến khi bột khô.
- Bước 3: cố định chân trong bột hai tuần.
- Bước 4: tháo bột trước 1 ngày khi bó đợt mới, vệ sinh chân sạch sẽ khô ráo, bôi thuốc sát trùng nếu chân bị tổn thương.
- Bước 5: đánh giá vị trí chỏm xương đùi vào ổ cối được bao nhiêu độ.
- Thời gian 1 - 3 giờ/1 đợt, tổng thời gian 15 - 20 giờ.
VI. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
- Theo dõi sau bó bột: xem các ngón chân có bị sưng, tím, đau làm trẻ quấy khóc có thể do bột chặt quá gây nguy cơ hoại tử.
- Khám lại sau bó bột 2 tuần/lần.
- Chụp X quang khớp háng kiểm tra 3 tháng / lần trong hai năm đầu.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Theo dõi sau bó bột: xem các ngón chân có sưng, tím, đau làm trẻ quấy khóc thì cần tháo bột ngay.
- Rửa sạch sẽ bôi thuốc sát khuẩn vào chỗ tổn thương nếu có.
- Nếu nhiễm trùng da thì cho kháng sinh.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Trong ca phẫu thuật thay khớp háng, bác sĩ sẽ loại bỏ các phần bị hỏng hoặc mòn ở khớp háng và sau đó thay bằng bộ phận nhân tạo. Phẫu thuật thay khớp háng thường được thực hiện trong những trường hợp thoái hóa khớp nghiêm trọng. Phẫu thuật thay khớp háng sẽ giúp giảm đau và phục hồi chức năng khớp.
Phẫu thuật không phải phương pháp điều trị bước đầu cho bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế khớp nếu người bệnh bị tổn thương khớp nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.
Thuốc điều chỉnh phản ứng sinh học hay thuốc sinh học là một nhóm thuốc mới được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis). Nhóm thuốc này giúp cải thiện đáng kể việc điều trị cho nhiều người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
Chụp X-quang là một công cụ được sử dụng để chẩn đoán thoái hóa khớp. Tuy nhiên, chụp X-quang không phải lúc nào cũng có thể phát hiện được bệnh thoái hóa khớp nên bác sĩ còn phải dựa trên các thông tin khác.
Phẫu thuật thay khớp thường không phải là lựa chọn đầu tiên để điều trị viêm khớp gối. Phẫu thuật thay khớp chỉ được chỉ định trong những trường hợp viêm khớp gối quá nghiêm trọng. Hầu hết các trường hợp viêm khớp gối đều có thể điều trị bằng các phương pháp không xâm lấn hoặc xâm lấn tối thiểu.
- 1 trả lời
- 1230 lượt xem
Thưa bác sĩ, có kinh nguyệt sớm quá hoặc muộn quá có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1290 lượt xem
Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1128 lượt xem
Bác sĩ ơi, liệu tập luyện cường độ cao có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới và nam giới không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé, cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1147 lượt xem
Bác sĩ ơi, nhiều người nói rằng nhiệt lượng tỏa ra từ máy tính xách tay sẽ làm suy giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ và đàn ông. Điều này có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1050 lượt xem
- Bác sĩ ơi, nhiễm nấm men có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!