1

Kỹ thuật bó bột bàn chân khoèo - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Định nghĩa: bàn chân khoèo bẩm sinh là bàn chân nghiêng trong và gập về phía lòng gây biến dạng bàn chân.
  •  Tỷ lệ bàn chân khoèo ở trẻ em 0,1- 0,2%, tỷ lệ ở trẻ nam gấp đôi trẻ nữ.
  •  Các dấu hiệu phát hiện bàn chân khoèo bẩm sinh: khép và nghiêng trong phần trước, phần giữa bàn chân; bàn chân ở tư thế thuổng; mép ngoài bàn chân cong; nếp lằn da sau gót bàn chân rõ; nếp lằn da phần giữa bàn chân rõ; không sờ thấy khoảng giữa mắt cá trong và xương ghe; ngón chân cái ngắn; teo cơ cẳng chân; khi khám người khám không gập về phía mu và đưa bàn chân của trẻ ra ngoài được.
  •  Nguyên tắc can thiệp cho trẻ có bàn chân khoèo bẩm sinh càng sớm càng tốt với mục tiêu: nắn chỉnh biến dạng bàn chân; kéo gi n các cơ, dây chằng bị co rút; duy trì bàn chân ở tư thế trung gian để cải thiện dáng đi sau này.
  •  Phục hồi chức năng bàn chân khoèo bẩm sinh là dùng các phương pháp phối hợp vật lý trị liệu (như xoa bóp, kéo giãn, nhiệt trị liệu, dòng điện kích thích...), bó bột, nẹp chỉnh hình và phẫu thuật nếu bàn chân bị biến dạng nặng không thể điều trị bảo tồn. Trong kỹ thuật này chỉ nói đến bó bột nắn chỉnh bàn chân khoèo.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Tất cả trẻ bị bàn chân khoèo bẩm sinh dưới 12 tháng tuổi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Trẻ bị bàn chân khoèo bẩm sinh trên 12 tháng tuổi.
  •  Trẻ có tổn thương bàn chân nặng không thể bó bột.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, kỹ thuật viên chỉnh hình.

2. Phương tiện

  •  Vải bông, giấy vệ sinh, băng bột.
  •  Thuốc giảm đau: Paracetamol, Effẻalgan... loại cho trẻ em.
  •  Nước sát khuẩn: Betadin.

3. Người bệnh

  • Cho trẻ nằm trên bàn bó bột, bộc lộ toàn bộ chi dưới.
  • Thời gian bó bột chỉnh hình: hai tuần /1đợt. Thường bó từ 8 đến 10 đợt mới chỉnh được bàn chân khoèo về vị trí trung gian.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Bó bột bàn chân khoèo bẩm sinh chia làm ba giai đoạn.

 Giai đoạn 1: chỉnh bàn chân nghiêng trong dần dần.

Bao gồm 4 đợt đầu:

  • Bước 1: quấn toàn bộ đùi, cẳng chân của trẻ bằng vải sợi bông hoặc giấy vệ sinh.
  • Bước 2: quấn băng bột đ nhúng nước toàn bộ bàn chân, cẳng chân và 1⁄2 dưới đùi ở tư thế khớp gối gập 70o, nghiêng ngoài bàn chân để chỉnh về vị trí trung gian, gót chân để thẳng trục với xương chày. Giữ bàn chân thuổng cho đến khi bột khô.
  • Bước 3: cố định bàn chân trong bột hai tuần.
  • Bước 4: tháo bột trước 1 ngày khi bó đợt mới, vệ sinh chân sạch sẽ khô ráo, bôi thuốc sát trùng nếu chân bị tổn thương.
  • Bước 5: đánh giá khi độ nghiêng trong của bàn chân dần về 0o thì chuyển sang giai đoạn sau.

 Giai đoạn 2: chỉnh hình bàn chân thuổng dần về 0o, trong lúc giử nguyên độ nghiêng trong là 0o.

- Thời gian bó bột 4 đợt tiếp theo

  • Bước 1: quấn toàn bộ đùi, cẳng chân của trẻ bằng vải sợi bông hoặc giấy vệ sinh.
  • Bước 2: quấn băng bột đ nhúng nước toàn bộ bàn chân, cẳng chân và 1⁄2 dưới đùi ở tư thế khớp gối gập 70o, gập mu bàn chân và giữ nguyên tư thế Varus 0o cho đến khi bột khô.
  • Bước 3: cố định bàn chân trong bột hai tuần.
  • Bước 4: tháo bột trước 1 ngày khi bó đợt mới, vệ sinh chân sạch sẽ khô ráo, bôi thuốc sát trùng nếu chân bị tổn thương.
  • Bước 5: đánh giá khi độ thuổng 0o, độ nghiêng trong của bàn chân dần về 0o thì chuyển sang giai đoạn sau.

 Giai đoạn 3: chỉnh bàn chân về vị trí nghiêng ngoài 5o, gập mu bàn chân 5o.

- Thời gian bó bột 2 đợt cuối

  • Bước 1: quấn toàn bộ đùi, cẳng chân của trẻ bằng vải sợi bông hoặc giấy vệ sinh.
  • Bước 2: quấn băng bột đ nhúng nước toàn bộ bàn chân, cẳng chân và 1⁄2 dưới đùi ở tư thế khớp gối gập 70o-90o, gập mu bàn chân 5o, xoay ngoài bàn chân 5o (mép ngoài bàn chân cao hơn mép trong) và giữ nguyên tư thế này cho đến khi bột khô.
  • Bước 3: cố định bàn chân trong bột hai tuần.
  • Bước 4: tháo bột, vệ sinh chân sạch sẽ khô ráo, bôi thuốc sát trùng nếu chân bị tổn thương.
  • Bước 5: đánh giá khi độ thuổng 0o-5o, độ nghiêng trong của bàn chân dần về 0o-5o thì chuyển sang giai đoạn đeo nẹp.

- Trong thời gia bó bột cần phối hợp xoa bóp, các bài tập vận động, kéo giãn và một số phương pháp vật lý trị liệu khác.

- Thời gian từ 10 - 18 giờ.

VI. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

  •  Theo dõi sau bó bột: xem các ngón chân có bị sưng, tím, đau làm trẻ quấy khóc có thể do bột chặt quá gây nguy cơ hoại tử.
  •  Khám lại sau bó bột 2 tuần/lần, sau đeo nẹp định kỳ 2 tháng/lần.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Theo dõi sau bó bột: xem các ngón chân có sưng, tím, đau làm trẻ quấy khóc thì cần tháo bột ngay.
  •  Rửa sạch sẽ bôi thuốc sát khuẩn vào chổ tổn thương.
  •  Nếu nhiễm trùng da thì cho kháng sinh.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật khâu bảo tồn hoặc cắt thận bán phần trong chấn thân thận - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật phục hồi chức năng bằng xe lăn đạp chân (Xe lăn profhand) - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật chỉnh hình cỗ bàn chân sau bại liệt - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật KHX gãy hở độ I hai xương cẳng chân - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật KHX gãy hở độ II hai xương cẳng chân - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Kỹ thuật NÚT CHẶN PENUMA điều trị xuất tinh sớm, kéo dài thời gian quan hệ

Kỹ thuật nút chặn Penuma mới nhất từ Hàn Quốc giúp điều trị xuất tinh sớm, kéo dài thời gian quan hệ

Phẫu thuật điều trị viêm khớp dạng thấp ở bàn tay và bàn chân
Phẫu thuật điều trị viêm khớp dạng thấp ở bàn tay và bàn chân

Phẫu thuật không phải phương pháp điều trị bước đầu cho bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế khớp nếu người bệnh bị tổn thương khớp nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
Lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Không giống như các loại lạc nội mạc tử cung khác, lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung là loại rất hiếm gặp.

Hội chứng HELLP: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị
Hội chứng HELLP: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Hội chứng HELLP xảy ra với dưới 1% tổng số trường hợp mang thai. Tuy nhiên, trong số những phụ nữ bị tiền sản giật nặng, khoảng 20% sẽ bị hội chứng HELLP.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Cơ hội thụ thai được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  963 lượt xem

- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Đắp chăn điện ngủ khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1179 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi đắp chăn điện khi ngủ lúc đang mang thai thì có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tôi nghĩ chân mình to hơn khi mang thai, điều này có thể không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1005 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi cảm thấy chân mình to hơn trong khi mang thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  845 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  770 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây