Khắc phục tình trạng khô da ở trẻ nhỏ
Nội dung chính bài viết:
- Làn da của trẻ nhỏ bị khô là điều bình thường, do da của chúng nhạy cảm hơn da người lớn.
- Có nhiều yếu tố gây khô da, ví dụ thời tiết hanh khô, máy sưởi ấm, nước clo trong bể bơi…
- Cấp ẩm – khóa ẩm và tránh xa những chất gây khô da là những biện pháp cần làm để da bé không bị khô. Cụ thể là: bôi kem dưỡng ẩm, chạy máy tạo ẩm không khí, tránh xà phòng tạo bọt,…
- Da khô cũng có thể là dấu hiệu của bệnh khác: viêm da cơ địa, vảy cá.
Điều gì khiến da của con tôi khô như vậy?
Thời tiết lạnh, không khí khô ngoài trời và việc sưởi ấm trong nhà có thể làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da vào mùa đông. Và nếu da con bạn dễ bị khô, da bé cũng sẽ có những mảng khô tróc vẩy vào mùa hè vì mặt trời, điều hòa không khí, nước muối và clo trong nước hồ bơi tất cả đều có thể khiến da con bạn bị khô.
Tôi có thể làm gì với tình trạng da này của con?
Giảm thời gian tắm
Tắm sẽ làm khô da của trẻ vì nó loại bỏ dầu tự nhiên của da cùng với chất bẩn. Nhưng nếu bạn có một vài biện pháp phòng ngừa, thì tắm hàng ngày cũng không phải là vấn đề, theo Seth Orlow, giám đốc khoa da liễu nhi khoa tại Trường Y khoa Đại học New York.
Thay vì tắm 30 phút, giảm thời gian tắm xuống khoảng 10 phút. Sử dụng nước ấm - không nóng - và ít xà phòng. Trên thực tế, Orlow gợi ý sử dụng chất tẩy rửa không chứa xà phòng, không có mùi thơm, sẽ khiến da ít bị xáo trộn hơn so với xà bông thông thường. Hãy đế con có thời gian chơi trong bồn tắm trước khi bạn thực sự tắm cho bé, vì vậy bé sẽ không ngồi trong nước xà phòng.
Bôi kem dưỡng ẩm
Ngay sau khi tắm cho bé, bôi một lớp kem dưỡng da để giữ ẩm là biện pháp cực kỳ hiệu quả. Đưa bé ra và nhanh chóng thấm người bằng một chiếc khăn, sau đó bôi kem dưỡng ẩm ngay lập tức. Bôi chất giữ ẩm trong vòng vài phút sau khi con ra khỏi bồn sẽ giúp “khóa” lại lượng nước vẫn còn trong da từ bồn tắm.
Theo như các chuyên gia dưỡng ẩm, nguyên tắc chung là càng dày càng tốt. Nếu da của con vẫn còn khô thậm chí đã giữ ẩm hàng ngày, hãy thử chuyển từ kem dưỡng da sang kem hoặc thuốc mỡ dày hơn. (Các loại thuốc mỡ giúp giữ ẩm trong da, nhưng chúng có thể gây cảm giác nhờn rít, mỡ. Do vây, chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ và nhẹ nhàng thoa vào da).
Bạn cũng có thể muốn cân nhắc dưỡng ẩm hai lần một ngày - một lần sau khi tắm và một lần trong ngày. Nếu con không kiên nhẫn đứng cho bạn bôi vào giữa trưa, hãy để bé nghe một bài hát yêu thích hoặc xem một video trong khi bạn bôi. Hoặc, nếu bé đã đủ tuổi, hãy để bé tự làm, nếu điều đó làm cho thói quen này trở nên dễ chịu hơn.
Không để muối hoặc clo khô trên da của mình
Cả clo và muối đều có thể rất khô. Sau khi bơi trong hồ bơi hoặc biển, hãy xả thật sạch người cho con bằng nước máy và sau đó bôi kem dưỡng ẩm trong khi da vẫn ẩm ướt.
Chạy máy tạo ẩm
Nếu không khí trong nhà quá khô, sử dụng máy làm ẩm phun sương mát trong phòng của con.
Cấp ẩm cho da bé
Da khô sẽ bị thiếu độ ẩm. Cung cấp cho con nhiều đồ uống để bù lại hơi ẩm đã bay hơi trên da. (Nếu con vẫn còn là một đứa trẻ, hãy cho con bú sữa mẹ hoặc sữa công thức ít nhất trong sáu tháng đầu tiên, trừ khi bác sĩ có khuyến cáo khác). Hãy nhớ rằng uống nhiều chất lỏng sẽ không có tác dụng gì nếu bạn không giữ ẩm. Việc này chỉ giống như đổ nước vào một cái xô hổng, Orlow nói. Nếu không có chất giữ ẩm để giữ nước trong nước, da của bé sẽ không giữ ẩm đúng cách.
Bảo vệ con bạn khỏi các yếu tố gây khô da
Đảm bảo con đeo găng tay trong thời tiết lạnh để giữ đôi bàn tay bé không bị khô và nứt nẻ vì gió lạnh. Ngoài ra, hãy thực các bước để bảo vệ cô khỏi bị cháy nắng.
Tránh sử dụng các thành phần làm khô da
Không sử dụng nước hoa trên da của con, và xem xét sử dụng các sản phẩm giặt không mùi. Nếu da bé đặc biệt nhạy cảm, bạn có thể muốn giặt sạch quần áo hai lần, để loại bỏ tất cả các vết cặn xà phòng. Không mặc quần áo cho bé quá chật và không dùng chất vải thô. Ngoài ra, cũng nên nhớ rằng một số loại vải, như len, có thể đặc biệt gây kích ứng da khô.
Cẩn thận giữ móng tay bé sạch sẽ và cắt ngắn nếu bé bị ngứa.
Da khô có thể là dấu hiệu của bệnh khác?
Nếu con xuất hiện các mảng ngứa đỏ trên da, có thể bé bị chàm, hay còn còn gọi là viêm da cơ địa. Đôi khi, ngay cả bệnh chàm cũng sẽ hết nếu được giữ ẩm thường xuyên, do đó, không cần phải vội vàng đua con đến bác sĩ, trừ khi vùng da bị ảnh hưởng không cải thiện hoặc bé có vẻ khó chịu hơn mặc dù bạn đã áp dụng các biện pháp điều trị.
Trong một số trường hợp hiếm, da khô có thể là một tình trạng di truyền gọi là bệnh vảy cá (ichthyosis). Chứng Ichthyosis xuất hiện dưới dạng da khô tróc vẩy và đôi khi ửng đỏ. Nó cũng thường kèm theo tình trạng vảy da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng con của bạn bị bệnh này có thể họ sẽ giới thiệu bé đến bác sĩ da liễu và điều trị.
Tôi có nên nói chuyện với bác sĩ về tình trạng da khô của bé không?
Trong lần thăm khám tiếp theo, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về kế hoạch ngăn chặn da khô. Lên kế hoạch thăm khám nếu bạn cho rằng con mình có các dấu hiệu của bệnh chàm hoặc bệnh vảy cá như mô tả ở trên. Ngoài ra cũng gọi cho bác sĩ nếu da bé không cải thiện với phương pháp điều trị tại nhà hoặc phát hiện bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, như là tiết dịch màu vàng hoặc sưng quanh vết nứt da.
Sự sản xuất quá nhiều dầu hoặc bã nhờn từ da được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Gàu là một dạng viêm da tiết bã.
Hãy nhớ rằng, mặc dù bé nên tăng cân một cách ổn định, ngoại trừ vài ngày đầu mới sinh (khi mà thậm chí bé còn bị sụt cân) – thì không phải lúc nào biểu đồ tăng trưởng của bé cũng hoàn toàn trơn tru, đều đặn.
Tất cả chúng ta đều biết rằng các anh chị em trong gia đình có thể có những người cha khác nhau - về mặt kỹ thuật khiến họ trở thành anh chị em cùng mẹ khác cha - nhưng còn với các cặp song sinh thì sao? Có, điều này có thể xảy ra.
Mặc dù từ “cặp song sinh” gợi lên vẻ bề ngoài hoàn toàn giống nhau nhưng sự thật là cặp song sinh không cùng trứng và không giống nhau thường phổ biến hơn các cặp song sinh cùng trứng.
Vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
- 1 trả lời
- 921 lượt xem
Bé trai nhà em sinh non ở tuần thứ 36, bé nặng 2,6kg. Đến nay bé đã được gần 3 tháng nhưng chỉ nặng 5,2kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Tháng đầu tiên bé tăng 1kg, tháng thứ 2 là 1,2kg nhưng tháng thứ 3 chỉ tăng 400g. 15 ngày nay bé nhà em ị 4-5 lần/ngày, sôi bụng, phân lỏng có nhầy và bọt. Mẹ không ăn gì lạ. Và bé bú cũng chỉ được 10p là nhả ti, ép bú thêm là khóc. Bé nhà em phân bị như vậy có nhỏ rota được không ạ? Em bổ sung men vi sinh cho bé có được không và làm gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?
- 1 trả lời
- 885 lượt xem
Bé nhà em đến nay đã được 20 ngày tuổi. Từ hôm qua đến nay em thấy bé có hiện tượng ngủ không sâu giấc và hay giật mình rồi khóc. Bé dậy bú sữa mẹ và bú thêm cả sữa bình. Sau khi bú xong thì xì hơi và rặn è è nhưng vẫn không đi cầu được. Em phải làm cách gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?
- 1 trả lời
- 784 lượt xem
Em rất hay bị tình trạng tắc tia sữa, mà sữa cũng rất ít. Bé trai nhà em bú trực tiếp nhưng mỗi lần bé chỉ ti chưa đầy 10 phút cả 2 bên. Bé hiện nay được 4 tháng 11 ngày nhưng chỉ nặng 5,8kg thì có bị suy dinh dưỡng không ạ? Em có cho bé uống thêm sữa ngoài nhưng bé không chịu bú bình, mà đút muỗng thì mỗi lần chỉ được 20-30ml. Bé bú trực tiếp mẹ nên em cũng không biết mỗi lần bé ti được bao nhiêu. Tháng gần đây bé tăng cân ít, chỉ 400g. Ngày bé đi tiểu hơn 7 lần, đêm ngủ không sâu giấc, dậy mấy lần. Em không biết mình phải làm gì để khắc phục tình trạng này đây ạ?
- 1 trả lời
- 1277 lượt xem
Con em đang được 3 tháng tuổi. Khi bé nằm em thường xuyên xoay đầu cho bé, nhưng chỉ được một lúc bé loại quay về bên trái, khiến bé bị lép đầu bên trái ạ! Em có thử kê chiếc khăn nhỏ về phía bị lép nhưng vẫn không cải thiện được tình tình. Có cách nào để khắc phục tình trạng này không, bác sĩ? Bé nhà em vừa bú sữa mẹ, vừa bú sữa công thức. Sữa mẹ em hút ngày 5 lần rồi trữ vào tủ lạnh. Sữa mẹ cho vào tủ lạnh vẫn còn dinh dưỡng chứ ạ? Ngoài ra, sữa công thức bé thường bú không hết, em có thể cho vào tủ lạnh rồi khi nào bé uống thì pha cùng với sữa mới không ạ?
- 1 trả lời
- 722 lượt xem
Bé 12 ngày tuổi nhà em mỗi lần bú sữa đều bị ọc ra rất nhiều. Em cần làm gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?