1

Hút thuốc gây hại như thế nào đến người bị tiểu đường?

Chúng ta đều biết rằng hút thuốc có hại cho sức khỏe. Hút thuốc ảnh hưởng xấu đến mọi cơ quan trong cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh có thể gây tử vong, chẳng hạn như bệnh tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cũng như nhiều loại ung thư. Đối với người mắc bệnh tiểu đường, hút thuốc còn gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng hơn nữa. Bản thân bệnh tiểu đường đã gây tổn thương nhiều bộ phận của cơ thể và nếu người bệnh hút thuốc, nguy cơ gặp phải các biến chứng sẽ càng gia tăng.
Hút thuốc gây hại như thế nào đến người bị tiểu đường? Hút thuốc gây hại như thế nào đến người bị tiểu đường?

Hút thuốc làm tăng lượng đường trong máu

Người bị bệnh tiểu đường cần phải cố gắng giữ lượng đường trong máu luôn ổn định ở phạm vi an toàn. Hút thuốc có thể làm cho điều này trở nên khó khăn hơn. Hút thuốc khiến cho các tế bào trong cơ thể kháng insulin và dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Lượng đường trong máu không được kiểm soát có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, gồm có các vấn đề về thận, tim và mạch máu.

Hút thuốc gây tổn hại tim và mạch máu

Giống như bệnh tiểu đường, hút thuốc lá cũng gây hại cho hệ tim mạch. Tác động kép này có thể dẫn đến tử vong. Theo báo cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), ít nhất 68% bệnh nhân tiểu đường từ 65 tuổi trở lên tử vong do bệnh tim mạch và 16% tử vong do đột quỵ. (1) Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc đột quỵ cao gấp 2 - 4 lần so với những người không bị tiểu đường.

Hút thuốc lá gây bệnh đường hô hấp

Hút thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến phổi và có thể dẫn đến viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng và các bệnh hô hấp khác. Người mắc các bệnh này có nguy cơ cao bị nhiễm trùng phổi, chẳng hạn như viêm phổi. Những bệnh nhiễm trùng này đặc biệt nguy hiểm đối với người bị tiểu đường. Khi người bệnh tiểu đường mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn và khó hồi phục hơn. Mặt khác, bị bệnh về hô hấp cũng làm tăng lượng đường trong máu. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ tử vong do viêm phổi cao hơn khoảng 3 lần so với những người không bị tiểu đường. (2)

Hút thuốc lá gây hại cho mắt

Những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc một số bệnh về mắt, trong đó có đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp. Bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt còn có thể dẫn đến bệnh võng mạc. Hút thuốc có thể đẩy nhanh tốc độ tiến triển của bệnh võng mạc đái tháo đường và làm cho bệnh trầm trọng hơn. Điều này có nghĩa là người bệnh có nguy cơ mù lòa cao hơn.

Cách cai thuốc lá

Để giảm nguy cơ xảy ra biến chứng, hãy bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt, bao gồm cả thuốc lá truyền thống và tất cả các sản phẩm thuốc lá khác. Tất nhiên, thuốc lá chứa chất gây nghiện và bỏ thuốc không phải chuyện dễ dàng. Trước hết, hãy liệt kê tất cả các lý do cần phải bỏ thuốc. Sau đó, đặt ra ngày bắt đầu bỏ thuốc và cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp biết. Điều này sẽ giúp bạn có trách nhiệm hơn với việc bỏ thuốc và biết đâu một số người sẽ muốn tham gia cùng.

Có nhiều cách để cai thuốc lá. Nhiều người nhận thấy rằng cách tốt nhất để cai thuốc là bỏ đột ngột nhưng đối với những người khác, giảm dần lượng thuốc hút mỗi ngày sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử những biện pháp hỗ trợ cai thuốc như dùng miếng dán hay kẹo cao su nicotine và các phương pháp điều trị thay thế như thôi miên hoặc châm cứu.

Cần lưu ý, nicotine làm tăng lượng đường trong máu nên nếu sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cai thuốc lá có chứa nicotine, chẳng hạn như miếng dán hoặc kẹo cao su thì lượng đường trong máu sẽ vẫn ở mức cao. Tuy nhiên sau một thời gian, khi dừng sử dụng những sản phẩm này và kết hợp với các biện pháp kiểm soát đường huyết, đường trong máu sẽ trở về mức bình thường.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?

Mít là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Á nhưng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít là loại trái cây lớn với vỏ xù xì màu xanh hoặc nâu và các múi bên trong có màu vàng, vị ngọt. Múi mít có kết cấu dai nên ở một số nơi, loại quả này được những người ăn chay và thuần chay sử dụng thay cho thịt để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ăn mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý trước khi ăn loại quả này.

Xét nghiệm máu lúc đói có thể nguy hiểm cho những người bị tiểu đường
Xét nghiệm máu lúc đói có thể nguy hiểm cho những người bị tiểu đường

Các chuyên gia cho biết có một số điều mà người bị tiểu đường nên thực hiện trước những xét nghiệm này, gồm có điều chỉnh thuốc và ăn nhẹ.

Vắc xin phòng bệnh lao có lợi cho người bị bệnh tiểu đường
Vắc xin phòng bệnh lao có lợi cho người bị bệnh tiểu đường

Các nhà nghiên cứu cho biết vắc xin BCG giúp làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1.

Người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?
Người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?

Những người bị bệnh tiểu đường type 2 cần chú ý đến lượng carbohydrate (carb) trong chế độ ăn uống. Sau khi vào cơ thể, carb trong đồ ăn thức uống sẽ được chuyển hóa thành đường và có tác động trực tiếp đến lượng đường trong máu. Hầu hết các loại trái cây đều chứa nhiều carb mà chủ yếu là ở dạng đường đơn, glucose và fructose. Vậy người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?

Không chỉ có hương vị hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là socola đen.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây