1

Hội chứng ống cổ tay khi mang bầu

Hội chứng ống cổ tay là gì? Hội chứng này gây ra những khó khăn gì cho thai phụ trong thời kỳ mang thai? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Hội chứng ống cổ tay khi mang bầu Hội chứng ống cổ tay khi mang bầu

Hội chứng ống cổ tay hoặc đường hầm cổ tay trong thai kỳ có thể gây đau, tê ở tay và ngón tay không?

Có. Tê, ngứa ran, đau hoặc đau nhói ở ngón tay, tay, cổ tay là tất cả các dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay. Tình trạng này rất phổ biến ở phụ nữ mang thai cũng như ở những người có hành động lặp lại ở tay, chẳng hạn như làm việc trên dây chuyền lắp ráp hoặc máy tính.

Trong thời kỳ mang thai, các triệu chứng ống cổ tay có xu hướng phát triển, đến rồi đi và thường khó chịu hơn vào ban đêm. Đôi khi sự khó chịu có thể lan rộng cả mặt trên tay và bắp tay. Trong trường hợp nặng hoặc mạn tính, bàn tay có thể trở nên vụng về hoặc yếu hơn.

Hội chứng ống cổ tay trong thai kỳ có thể bắt đầu bất cứ lúc nào, nhưng có nhiều khả năng bắt đầu hoặc tệ hơn trong tam cá nguyệt thứ hai. Hội chứng ống cổ tay thường ảnh hưởng đến cả hai bàn tay.

Nguyên nhân gây hội chứng ổng cổ tay trong thai kỳ?

Việc tích trữ chất lỏng (thường xảy ra trong thai kỳ) có thể dẫn đến hội chứng ống cổ tay. Việc tích trữ chất lỏng sẽ gây sưng và tăng áp lực lên ống cổ tay, một ống xương được hình thành bởi các xương cổ tay ở 3 bên và dây chằng chạy ngang qua cổ tay ở phía bên kia. Áp lực gia tăng trong khoảng không tương đối hẹp và không đồng đều này sẽ nén các dây thần kinh giữa chạy ngang qua nó, gây ra các triệu chứng đau đớn của đường hầm cổ tay. (Các dây thần kinh giữa mang cảm giác đến ngón tay cái và phần đầu, giữa, và nửa ngón đeo nhẫn, cũng chịu trách nhiệm về chuyển động của một cơ ở đáy của ngón cái).

Thai phụ sẽ có xu hướng tích nhiều chất lỏng hơn từ nửa sau thai kỳ, đó là lý do tại sao những triệu chứng này càng tồi tệ hơn trong giai đoạn sau của thai kỳ.

Làm sao tôi có thể giảm đau do hội chứng ống cổ tay trong thai kỳ?

Để giảm bớt khó chịu, hãy cố gắng xác định những hoạt động có xu hướng gây ra hoặc làm trầm trọng thêm hội chứng ống cổ tay và hạn chế những hoạt động này trong thời gian mang thai càng nhiều càng tốt. Tập yoga có thể cải thiện sức khỏe tay và làm giảm các triệu chứng.

Bạn cũng có thể điều chỉnh các dụng cụ ở bàn làm việc như:

  • Điều chỉnh độ cao của ghế để bàn tay không uốn cong xuống khi gõ máy tính.
  • Sử dụng bàn phím hoặc chuột loại ergonomic.
  • Nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian làm việc để di chuyển cánh tay và kéo căng tay.
  • Nếu các triệu chứng làm phiền bạn vào ban đêm: Tránh ngủ đè lên tay. 
  • Nếu thức dậy bị đau, hãy thử nhẹ nhàng lắc tay cho đến khi tình trạng đau hoặc tê hết.

Khi nào cần gọi cho bác sĩ báo về các triệu chứng ống cổ tay?

Trong thời kỳ mang thai, hãy liên hệ với bác sĩ nếu cơn đau và tê cản trở giấc ngủ hoặc các hoạt động hàng ngày của bạn và trước khi dùng thuốc giảm đau. Bác sĩ có thể đề nghị đeo nẹp tay, dụng cụ thường làm giảm hội chứng ống cổ tay. Ổn định cổ tay ở vị trí trung lập (không uốn cong được) với thanh nẹp hoặc nẹp nhẹ ở phần ống cổ tay. 

Sau khi sinh, các triệu chứng hội chứng ống cổ tay có thể dần dần biến mất mà không cần điều trị vì sưng tấy sẽ giảm xuống, nhưng chúng cũng có thể ở lại lâu hơn nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ.

Nếu các triệu chứng vẫn tồn tại sau khi sinh con, hoặc nếu các triệu chứng trầm trọng (có nghĩa là bạn bị tê liên tục, suy nhược cơ, hoặc mất cảm giác), hãy nhớ nói cho bác sĩ trong các lần thăm khám sau sinh để họ có thể giới thiệu cho bạn một chuyên gia trị liệu.

Chuyên gia có thể đề nghị dùng thanh nẹp nếu bạn chưa làm như vậy và dùng thuốc chống viêm như ibuprofen (không được khuyến cáo trong thời kỳ mang thai). Nếu những phương pháp điều trị này không có hiệu quả, bước tiếp theo có thể làm là tiêm cortisone, thực hiện liệu pháp siêu âm hoặc liệu pháp vật lý. Trong những trường hợp nặng, có thể cần thực hiện phẫu thuật nhẹ để giảm áp lực lên dây thần kinh giữa của bạn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: ong co tay mang bau
Tin liên quan
Hội chứng mang thai đồng cảm Covade (chồng ốm nghén theo vợ)
Hội chứng mang thai đồng cảm Covade (chồng ốm nghén theo vợ)

Một phụ nữ mang thai có thể phải đối mặt với sự thay đổi tâm trạng, thèm ăn, khó chịu, buôn nôn và một loạt các bệnh thai nghén khác. Nếu mọi thứ chưa đủ thì hãy tưởng tượng sẽ như nào nếu bạn đời của bạn cũng bắt đầu trải qua những triệu chứng tương tự như vậy?

6 biện pháp lành mạnh đối phó với chứng thèm ăn khi mang bầu
6 biện pháp lành mạnh đối phó với chứng thèm ăn khi mang bầu

Nhiều phụ nữ khao khát được ăn các thực phẩm đặc biệt trong thời kỳ mang thai. Và một số có thể muốn ăn bông cải xanh, chuối hoặc bột yến mạch, thì hầu hết thường "bấn loạn" với những hình ảnh bánh quy, socola hay kem nhảy múa trong đầu.

Chứng sạm da khi mang thai và cách khắc phục
Chứng sạm da khi mang thai và cách khắc phục

Bị sạm da trong thai kỳ có bình thường không? Nguyên nhân gây sạm da là gì? Làm sao để tình trạng sạm da không nặng hơn trong thai kỳ? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Mang đa thai: - các biến chứng tiềm ẩn!
Mang đa thai: - các biến chứng tiềm ẩn!

Mặc dù phần lớn các ca mang đa thai đều sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh nhưng bất cứ ca thai đôi hoặc đa thai nào cũng được coi là có nguy cơ cao. Và càng mang thai nhiều bé thì nguy cơ biến chứng càng cao.

Chuyện lạ có thật: hội chứng Couvade (mang thai đồng cảm)
Chuyện lạ có thật: hội chứng Couvade (mang thai đồng cảm)

Mặc dù bạn có thể thấy trong các bộ phim rằng thai kỳ hoàn toàn là vấn đề của phụ nữ. Nhưng đừng để nó đánh lừa bạn – những ông bố tương lai cũng có thể có các triệu chứng mang thai.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Khi mang thai, có nên dùng chung Obimin với Elevit Healthy baby?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1237 lượt xem

Đang mang thai 8 tuần, em được tư vấn là sử dụng obimin để bổ sung sắt và canxi. Nhưng nếu chỉ dùng obimin thì việc bổ sung sắt và canxi chưa đủ nên em định uống obimin chung với elevit healthy baby hoặc xen kẽ được không ạ?

Mang song thai, khâu eo tử cung liệu có biến chứng?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1137 lượt xem

Năm ngoái, vợ em mang thai và sinh non ở tuần thai thứ 29, bé được 1,15 kg, nhưng không nuôi được. Giờ, vợ em đang mang song thai ở tuần thứ 12, với một bánh rau và hai buồng ối. Bs khám bảo: cổ tử cung vợ em hơi bị ngắn và yếu nên có thể khâu cổ tử cung. Nhưng vợ chồng về cân nhắc kỹ vì đôi khi, cũng có thể sảy ra biến chứng đấy. Hiện, vợ chồng em rất hoang mang. Mong nhận được lời khuyên của bs ạ?

Xin giấy chứng nhận sức khỏe khi mang thai để đi máy bay ở đâu?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1191 lượt xem

Em mang thai 32-33 tuần, thai bình thường. Em bị u nang buồng trứng phải, trong thời gian mang thai không có dấu hiệu gì bất thường, thì khi đi khám thai tại Bv Phụ sản tuyến trên, em có được cấp giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe để đi máy bay không?

Phụ nữ mang thai không nên tắm bồn có đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2207 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, phụ nữ đang mang thai không nên tắm bồn. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3806 lượt xem

Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây