1

Gây tê dưới bao Tenon phẫu thuật lắp mắt giả trong bộ phận giả tái tạo khuyết hổng hàm mặt

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

I. ĐẠI CƯƠNG

Gây tê dưới bao Tenon là phương pháp bơm thuốc vào khoang Tenon ở vị trí cung 1⁄4 dưới, phía trong nhãn cầu, cách rìa giác mạc >5mm khi người bệnh nhìn lên trên và ra ngoài nhằm mục đích giảm đau, giảm vận động nhãn cầu.

1. Ưu điểm:

  •  An toàn, không tiêm nhầm vào mạch máu, không tiêm nhầm vào nhãn cầu, ít biến chứng
  •  Hiệu quả gây tê tốt: giảm đau tốt, giảm vận động nhãn cầu
  •  Giảm sự tăng áp lực nội nhãn so với gây tê cạnh nhãn cầu
  •  Rất an toàn đối với những người bệnh có trục nhãn cầu >26mm
  •  An toàn hơn trong trường hợp người bệnh dùng thuốc chống đông

2. Nhược điểm

  •  Giá thành cao
  •  Cần ít nhất 2 người mới thực hiện được thủ thuật
  •  Thời gian thực hiện thủ thuật lâu

II. CHỈ ĐỊNH

  • Dùng để gây tê cho người bệnh cần phẫu thuật lắp mắt giả, tái tạo khuyết hổng hàm mặt.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Người bệnh không hợp tác
  •  Người bệnh dị ứng với thuốc tê
  •  Người bệnh đã được phẫu thuật độn củng mạc
  • Người bệnh đã được gây tê dưới bao Tenon trước đó
  •  Mộng thịt ở vị trí cung 1⁄4 góc trong, dưới của nhãn cầu

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện kỹ thuật Bác sĩ gây mê hoặc Kỹ thuật viên gây mê

2. Phương tiện:

  •  Dung dịch Betadine 5%
  •  Thuốc tê, tra tại chỗ Dicain 1% hoặc Alcaine 0,5%
  •  Bơm tiêm 5ml + kim rút thuốc
  •  Dung dịch thuốc tê: lidocain 2%
  •  Kim Steven hay kim nylon (loại dùng truyền tĩnh mạch) kích cỡ 20 hay 22G
  •  Vành mi
  •  Kìm không mấu Morefields
  •  Kéo Westcott
  •  Găng tay vô trùng

3. Người bệnh đúng tên tuổi và bệnh tại mắt cần phẫu thuật, đã được mặc quần áo đúng quy định.

4. Hồ sơ bệnh án: đầy đủ xét nghiệm, thăm dò cận lâm sàng phục vụ chẩn đoán và gây tê phẫu thuật, biên bản duyệt mổ hợp pháp, giấy cam đoan phẫu thuật gây mê hồi sức...

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ: xác định các vấn đề liên quan đến công tác gây mê hồi sức thông qua các xét nghiệm và thăm dò cận lâm sàng.

2. Kiểm tra người bệnh đúng tên tuổi, đúng bệnh, đúng mắt cần phẫu thuật. Người bệnh trước khi thực hiện thủ thuật gây tê cần được an thần bằng Midazolam và giảm đau bằng Fentanyl để giảm căng thẳng đến mức tối đa trước phẫu thuật

3. Thực hiện kỹ thuật

  • Nhỏ tê bằng dung dịch tê tại chỗ (Dicain 1% hoặc Alcaine 0,5%)
  •  Sát trùng Betadin 5%
  •  Người làm thủ thuật đeo găng vô trùng, đặt vành mi vào mắt cần gây tê
  • Lấy thuốc tê: 5 ml lidocaine 2%
  •  Để người bệnh nhìn lên trên và ra ngoài, cắt kết mạc ở vị trí 1⁄4 dưới trong nhãn cầu cách rìa giác mạc 5mm
  • Dùng kéo tách bao Tenon
  • Đưa kim (đã gắn với bơm chứa thuốc tê) hướng 45 – 90 độ đến khi ngập kim, tay trái cố định kim, tay phải bơm thuốc tê chậm đến khi được 3ml kiểm tra độ căng của nhãn cầu để quyết định dừng lại hay bơm tiếp thuốc tê.

VI. THEO DÕI TAI BIẾN

  •  Phù kết mạc: xử trí đè với áp lực nhẹ lên vùng kết mạc bị phù để tránh tình trạng phù lan tỏa rộng ra xung quanh
  • Xuất huyết dưới kết mạc có thể tự khỏi mà không cần phải dùng thêm bất kì loại thuốc gì
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật điều trị khuyết hổng xương hàm dưới bằng vạt xương bả vai - Bộ y tế 2020
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

Phẫu thuật điều trị khuyết hổng xương hàm dưới bằng vạt xương mào chậu - Bộ y tế 2020
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

Phẫu thuật điều trị phục hồi khuyết hổng xương hàm dưới sau chấn thương có ghép xương tự thân - Bộ y tế 2020
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

Tin liên quan
Phân biệt phẫu thuật cắt vạt dạ dày và nối tắt dạ dày
Phân biệt phẫu thuật cắt vạt dạ dày và nối tắt dạ dày

Cắt vạt dạ dày và nối tắt dạ dày đều là những phương pháp phẫu thuật giảm cân. Hai quy trình phẫu thuật này có một số điểm tương đồng và cũng có những điểm khác biệt lớn. Cả hai cũng đều có những ưu và nhược điểm riêng.

Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang

Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu tạo ra một con đường mới để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể sau khi cắt bỏ bàng quang. Có ba loại phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, hai trong số đó giúp người bệnh kiểm soát thời điểm đi tiểu.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ
Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ

Các amidan có nhiệm vụ lọc vi trùng trong cổ họng, nhưng khi virut hoặc vi khuẩn quá mạnh có thể làm amidan sưng lên. Khó nuốt và bỏ ăn thường là dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm amidan mà các bậc cha mẹ nhận thấy ở trẻ nhỏ.

Khi Nào Cần Phẫu Thuật Cắt Dạ Dày?
Khi Nào Cần Phẫu Thuật Cắt Dạ Dày?

Phẫu thuật cắt dạ dày là phương pháp được sử dụng để điều trị các vấn đề về dạ dày. Một số kỹ thuật cắt dạ dày còn được sử dụng để giảm cân.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  610 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  689 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Bé chưa có phản ứng xấu với loại vắc xin nào, thì sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  831 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 9 tháng tuổi, bé chưa bao giờ phản ứng xấu với một loại vắc xin nào. Bác sĩ cho tôi hỏi, điều đó có nghĩa là cháu sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai, phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Các phản ứng nhạy cảm với vắc xin có di truyền trong gia đình không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  705 lượt xem

- Bác sĩ cho hỏi, các phản ứng nhạy cảm với vắc xin có di truyền từ bố mẹ sang con không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây