1

Gây mê mask thanh quản phẫu thuật u tiểu khung thuộc tử cung, buồng trứng to, dính, cắm sâu vào tiểu khung

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật các khối u tiểu khung thuộc tử cung, buồng trứng to, dính, cắm sâu vào tiểu khung là loại phẫu thuật phụ khoa khó, cần phải gây mê toàn thân để đảm bảo độ giãn cơ tốt, bệnh nhân dễ dung nạp hơn vì phải đặt người bệnh ở tư thế đầu thấp kéo dài. Ngoài ra, cuộc phẫu thuật có thể kéo dài nếu khối u dính vào các tạng xung quanh hoặc trong quá trình phẫu thuật làm tổn thương các cơ quan lân cận như hệ tiết niệu, hệ tiêu hóa...

II. CHỈ ĐỊNH

  • Gây mê toàn thân trong phẫu thuật cắt khối u tiểu khung thuộc tử cung, buồng trứng to, dính, cắm sâu vào tiểu khung.
  • Gây mê mask thanh quản được thực hiện trên bệnh nhân đặt nội khí quản khó hoặc thời gian cuộc mổ ngắn, phẫu thuật không quá phức tạp, ít nguy cơ rối loạn huyết động trong mổ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Bệnh nhân có dạ dày đầy.
  •  Các người bệnh dị ứng các thuốc dùng trong gây mê: thuốc mê, thuốc giãn cơ, thuốc họ morphin...
  •  Các trường hợp bị bệnh nhược cơ, bệnh lý thần kinh cơ...

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sỹ gây mê hồi sức và một kỹ thuật viên gây mê hồi sức phụ mê.

2. Phương tiện

- Máy gây mê, máy hút, đèn đặt nội khí quản, ống nội khí quản các cỡ: 6 – 7,5, Mask thanh quản các cỡ.

- Ống hút nội khí quản, canyl Mayo.

- Bơm tiêm 5 ml, 10 ml, 20 ml để tiêm thuốc mê, thuốc họ morphin và thuốc giãn cơ.

- Bơm tiêm 10 ml để bơm bóng chèn ống nội khí quản.

+ Thuốc sử dụng trong gây mê:

  •  Diprivan ống 200 mg/ 20 ml.
  •  Esmeron ống 50 mg /5 ml hoặc Tracurium ống 25 mg/2,5 ml.
  •  Fentanyl ống 0,1 mg/2 ml.

+ Thuốc giảm đau: Paracetamol lọ 1 g/ 100 ml, Morphin ống 10 mg/2 ml.

+ Dịch truyền các loại: Ringer Lactat, Ringerfundin...

+ Thuốc sử dụng trong hồi sức cấp cứu nếu cần.

3. Bệnh nhân

Giải thích cho bệnh nhân biết về kỹ thuật vô cảm để bệnh nhân phối hợp khi khởi mê và khi hồi tỉnh, yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn uống 6 giờ trước mổ.

4. Hồ sơ bệnh án

  •  Cho người nhà bệnh nhân ký giấy cam đoan phẫu thuật.
  •  Cho làm các xét nghiệm cơ bản như: công thức máu, đông máu, chức nang gan thận, điện tim, Xquang tim phổi.

V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

  • Kiểm tra lại xem đã có đầy đủ các giấy tờ như: giấy cam đoan phẫu thuật, biên bản hội chẩn mổ có chữ ký của người chủ trì, các xét nghiệm cơ bản ...

2. Kiểm tra bệnh nhân

  •  Khám lại tim phổi cho bệnh nhân.
  •  Khám và tiên lượng nguy cơ đặt nội khí quản khó: độ mở miệng ngửa cổ, Mallampati...

3. Tiến hành kĩ thuật

- Các bước tiến hành chung

  •  Tư thế: nằm ngửa, thở oxy 100% 3-6 l/phút trước khởi mê ít nhất 5 phút.
  •  Lắp máy theo dõi
  •  Thiết lập đường truyền có hiệu quả.
  •  Tiền mê (nếu cần)

- Khởi mê

  •  Thuốc ngủ: thuốc mê tĩnh mạch (propofol, etomidat, thiopental, ketamin...), thuốc mê bốc hơi (sevofluran...).
  •  Thuốc giảm đau: fentanyl, sufentanil, morphin...
  •  Thuốc giãn cơ (nếu cần): (succinylcholin, rocuronium, vecuronium...).
  •  Điều kiện đặt mask thanh quản: người bệnh ngủ sâu, đủ độ giãn cơ (nếu cần).

- Kĩ thuật đặt mask thanh quản

  • Đặt đầu người bệnh ở tư thế trung gian hoặc hơi ngửa.
  • Cầm mask thanh quản như cầm bút, ngón tay trỏ đặt vào chỗ nối giữa mask thanh quản và phần ống.
  • Một tay mở miệng người bệnh.
  • Tay kia đưa mask thanh quản qua các cung răng vào gốc lưỡi, tỳ mặt sau mask vào khẩu cái cứng, đẩy mask trượt dọc theo khẩu cái cứng để vào vùng hạ hầu.
  • Dừng lại khi gặp lực cản.
  •  Bơm cuff theo đúng thể tích được hướng dẫn trên mask thanh quản.
  •  Kiểm tra độ kín của mask thanh quản (không có dò khí, thông khí dễ dàng)
  • Kiểm tra vị trí đúng của mask thanh quản bằng nghe phổi và kết quả EtCO2
  •  Cố định bằng băng dính.

- Duy trì mê

  •  Duy trì mê bằng thuốc mê tĩnh mạch hoặc thuốc mê bốc hơi, thuốc giảm đau thuốc giãn cơ (nếu cần).
  •  Kiểm soát hô hấp bằng máy hoặc bóp tay.

- Theo dõi trong phẫu thuật

  •  Theo dõi độ sâu của gây mê dựa vào nhịp tim, huyết áp, đường biểu diễn EtCO2, áp lực đường thở, tần số thở , Vte, vã mồ hôi, chảy nước mắt (PRST); MAC, BIS và Entropy (nếu có)...
  •  Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn: nhịp tim, huyết áp, SpO2, EtCO2, thân nhiệt.
  •  Đề phòng sai vị trí, tụt, gập, tắc mask thanh quản.

- Tiêu chuẩn rút mask thanh quản

  •  Người bệnh tỉnh, làm theo lệnh.
  •  Nâng đầu trên 5 giây, TOF >0,9 (nếu sử dụng thuốc giãn cơ).
  •  Tự thở đều, tần số thở trong giới hạn bình thường.
  •  Mạch, huyết áp ổn định.
  •  Thân nhiệt > 350 C.
  •  Không có biến chứng của gây mê và phẫu thuật.

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trào ngược dịch dạ dày vào đường thở

  •  Có dịch tiêu hóa trong khoang miệng và đường thở.
  •  Hút sạch ngay dịch, nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang bên
  •  Đặt nhanh ống nội khí quản và hút sạch dịch trong đường thở
  •  Theo dõi và đề phòng nhiễm trùng phổi sau mổ

2. Rối loạn huyết động

  •  Hạ hoặc tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim (nhịp chậm, nhịp nhanh, loạn nhịp)
  •  Xử trí tùy theo triệu chứng và nguyên nhân

3. Tai biến do đặt mask thanh quản

- Không đặt được mask thanh quản

  •  Do nhiều nguyên nhân
  •  Thay đổi mask, người đặt hoặc chuyển đặt nội khí quản

- Co thắt thanh - khí - phế quản

  •  Khó hoặc không thể thông khí, nghe phổi có ran rít hoặc phổi câm.
  •  Cung cấp oxy đầy đủ, thêm thuốc ngủ và giãn cơ, đảm bảo thông khí và cho các thuốc giãn phế quản và corticoid.
  •  Nếu không kiểm soát được hô hấp: áp dụng qui trình đặt ống nội khí quản khó.

- Chấn thương khi đặt mask thanh quản

  •  Chảy máu, gãy răng, tổn thương dây thanh âm, rơi dị vật vào đường thở...
  •  Xử trí tùy theo tổn thương.

4. Các biến chứng về hô hấp

  •  Gập, tuột mask thanh quản, hoặc hở hệ thống hô hấp, hết nguồn oxy, soda hết tác dụng dẫn tới thiếu oxy và ưu thán.
  •  Xử trí: đảm bảo ngay thông khí và cung cấp oxy 100%, tìm và giải quyết nguyên nhân.

5. Biến chứng sau rút mask thanh quản

  •  Suy hô hấp do nhiều nguyên nhân
  •  Đau họng khàn tiếng
  •  Co thắt thanh - khí - phế quản
  •  Viêm đường hô hấp trên

Xử trí triệu chứng và nguyên nhân.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Gây mê nội khí quản phẩu thuật cắt u tiểu khung
  •  2 năm trước

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

Gây mê mask thanh quản phẫu thuật đặt khung định vị u não
  •  2 năm trước

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

Phẫu thuật dẫn lưu viêm tấy khung chậu do rò nước tiểu - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Khi nào cần phẫu thuật cắt buồng trứng - ống dẫn trứng?
Khi nào cần phẫu thuật cắt buồng trứng - ống dẫn trứng?

Quy trình phẫu thuật cắt buồng trứng và ống dẫn trứng được thực hiện vì nhiều lý do khác nhau, ví dụ như điều trị ung thư buồng trứng.

Bí tiểu sau phẫu thuật kéo dài bao lâu?
Bí tiểu sau phẫu thuật kéo dài bao lâu?

Bí tiểu là tình trạng khá thường gặp sau phẫu thuật. Trong khi hầu hết các trường hợp, bí tiểu sau phẫu thuật tự khỏi nhưng người bệnh có thể phải tạm thời sử dụng ống thông tiểu hoặc dùng thuốc để dẫn nước tiểu trong bàng quang ra ngoài.

Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang

Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu tạo ra một con đường mới để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể sau khi cắt bỏ bàng quang. Có ba loại phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, hai trong số đó giúp người bệnh kiểm soát thời điểm đi tiểu.

Những điều cần lưu ý sau phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu
Những điều cần lưu ý sau phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu

Chuyển lưu dòng tiểu là một thủ thuật được thực hiện phổ biến trong điều trị ung thư bàng quang. Mặc dù thủ thuật này mang lại lợi ích lớn cho người bệnh nhưng cũng dẫn đến nhiều thay đổi trong cuộc sống hàng ngày. Sau khi phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, người bệnh sẽ cần lưu ý một số điều để đảm bảo sức khỏe tốt và duy trì sinh hoạt bình thường.

Thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ
Thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ

Tiêm insulin nhằm giảm lượng đường trong máu của bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ bằng mức nồng độ đường máu của người phụ nữ bình thường. 1

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ 3 tháng uống thuốc trị nhiễm trùng tiêu chảy nhưng vẫn đi xì xoẹt và phân có lẫn màu nâu đỏ thì có phải đi khám nữa không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  738 lượt xem

Em sinh bé nặng 3,3kg. HIện bé đã được hơn 3 tháng tuổi. Em vắt sữa ra bình cho bé uống. Trong 2 tháng đầu bé lên cân rất tốt. Được 2 tháng thì bé đã nặng 6,7kg. Tuy nhiên, đến tháng thứ 3 này thì cháu có hiện tượng biếng bú, không tăng cân và đi ngoài phân xanh. Em cho bé đi khám thì bác sĩ xét nghiệm và kết luận bé bị tiêu chảy nhiễm trùng. Bác sĩ kê thuốc cho bé uống thì phân đã chuyển sang hoa cà hoa cải nhưng vẫn hơi ngả xanh. Khi cho bé đi tái khám thì bác sĩ nói phân bé đẹp rồi kê thuốc về cho uống. Tuy nhiên hiện tại cháu vẫn đi xì xoẹt ạ, thậm chí thỉnh thoảng phân có lẫn một ít màu nâu đỏ. Bé nhà em như vậy có phải cho đi khám nữa không ạ?

Có phải tiểu phẫu để lấy hết dịch đọng trong tử cung ra không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  633 lượt xem

Đi khám ở Bv tỉnh, kết quả xét nghiệm tử cung của em có dịch ứ đọng, có dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung cấp độ 1. Bs ở đây chỉ định em phải tiến hành tiểu phẩu để phục hồi cổ tử cung và lấy hết dịch ứ đọng, vì nếu để dịch sẽ ngày càng nhiều và tràn vào ống dẫn trứng, gây tắc nghẽn ống dẫn trứng. Em rất lo lắng, muốn lên Bv Từ Dũ khám và làm lại xét nghiệm xem có đúng thế không? Mong bs cho em lời khuyên ạ?

Tư vấn dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  437 lượt xem

Mang thai khoảng 25 tuần, em đi khám và làm test đường, bác sĩ kết luận là bị tiểu đường thai kỳ. Vậy, chế độ dinh dưỡng của thai phụ bị tiểu đường ra sao, mong bs tư vấn giúp em ạ?

Thai ngoài tử cung thoái triển có tự tiêu đi không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3710 lượt xem

Em mang thai ngoài tử cung. Lần đầu hCG là 700, 2, ngày sau xuống 270. Bs bảo em là thai ngoài tử cung thoái triển, hẹn tuần sau đi khám và xét nghiệm lại. Sau 1 ngày, em vẫn đang bị ra huyết màu nâu, đỏ và tức bụng dưới...Bs cho hỏi: thai thoái triển sẽ tự tiêu hay ra theo kinh nguyệt. Và em nên ăn uống tthế nào ạ?

Thai ngoài tử cung tự tiêu, 3 năm rồi chưa có thai lại?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1527 lượt xem

Vợ em bị mang thai ngoài tử cung. Được 5 tuần thì thai tự tiêu, không phải mổ xẻ gì cả. Ba năm nay, theo chỉ định của bs, vợ em điều trị bằng thuốc Mxt rồi, mà sao vẫn chưa có thai lại. Tháng nào, kinh nguyệt của bà xã em cũng đều đặn. Mong được bs tư vấn ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây