1

Đo khả năng gắn sắt toàn thể - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

I. NGUYÊN LÝ

- TIBC là tổng lượng sắt có thể được gắn tối đa trên phân tử transferrin của người bệnh. TIBC được tính toán gián tiếp theo công thức:

  • TIBC = UIBC + sắt huyết thanh.

- Nguyên lý chung để đo TIBC chính là nguyên lý đo UIBC và đo sắt huyết thanh.

- TIBC được chỉ định trong các trường hợp cần khảo sát bilan về sắt và theo dõi điều trị cho các trường hợp thiếu máu hồng cầu nhỏ, Đánh giá khả năng đáp ứng của cơ thể với các tình trạng rối loạn chuyển hóa sắt.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Giống như chỉ định UIBC;
  • Đánh giá khả năng vận chuyển sắt của cơ thể.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 Cán bộ đại học chuyên ngành Hóa sinh và một KTV.

2. Phương tiện, hóa chất

2.1. Phương tiện

  • Các máy phân tích hóa sinh như: AU 680, 640, 2700, 5800 và một số máy khác;
  • Máy ly tâm;
  • Tủ lạnh để bảo quản hóa chất và bảo quản QC, mẫu bệnh phẩm;
  • Pipet các loại, ống sample cup;
  • Ống nghiệm, đầu côn xanh và vàng;
  • Giá đựng ống nghiệm;
  • Nước cất 2 lần.

2.2. Hóa chất

  • Hóa chất định lượng UIBC (theo qui trình đã viết);
  • Hóa chất định lượng sắt huyết thanh (theo qui trình đã viết);
  • Các mẫu QC được lấy từ huyết thanh của người tự nguyện khỏe mạnh đã sàng lọc các yếu tố nguy cơ gây nhiễm HIV, viêm gan B, C,..
  • Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8oC. Không được để trong ngăn đá của tủ lạnh.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác

  • ống nghiệm;
  • Găng tay, khẩu trang, nước rửa tay, khăn lau tay;
  • Bông , cồn sát trùng, bơm kim tiêm lấy máu.

3. Người bệnh

  • Cần giải thích cho người bệnh và người nhà người bệnh về mục đích của xét nghiệm.
  • Người bệnh cần phối hợp để lấy máu theo đúng yêu cầu về thời gian và số lượng.

4. Phiếu xét nghiệm

Thực hiện theo y lệnh của bác sỹ lâm sàng trên phiếu xét nghiệm.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

  • Thực hiện trên mẫu máu: Dùng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng lithium heparin.
  • Tính ổn định của mẫu: Huyết thanh và huyết tương ổn trong 1 tuần khi bảo quản ở 2 đến 8°C và 3 tháng khi bảo quản (-20)oC.
  • Cần tách huyết thanh và huyết tương ngay sau khi lấy máu để tránh tình trạng tan máu vỡ hồng cầu.
  • Mẫu cần phải được thực hiện vào buổi sáng từ các người bệnh trong tình trạng đói, vì giá trị sắt có thể giảm xuống 30% trong suốt thời gian trong ngày.

2. Tiến hành kỹ thuật

2.1. Chuẩn bị máy phân tích

  • Dựng đường chuẩn với UIBC và đường cong chuẩn với sắt huyết thanh: mỗi thông số dựa trên chuẩn 2 điểm với các nồng độ chuẩn khác nhau.
  • Phân tích QC của 2 thông số UIBC và sắt huyết thanh: ở cả 2 level với mỗi thông số. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu.

2.2. Phân tích mẫu

  • Mẫu bệnh phẩm nên được tiến hành phân tích trong vòng 2h.
  • Mẫu sau khi ly tâm chuyển vào khay đựng bệnh phẩm trên máy phân tích.
  • Đánh số (hoặc ID của người bệnh); chọn làm 2 test đồng thời UIBC và sắt huyết thanh. Sau đó vận hành theo chương trình đã được cài đặt trong máy, máy sẽ tự động phân tích.

2.3. Tính kết quả

Kết quả được tính theo công thức: TIBC = UIBC + sắt huyết thanh

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Trị số tham khảo: Giá trị bình thường ở người khỏe mạnh là 28 - 110μmol/L.

VII. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

  •  Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả khi: Mẫu máu bị huyết tán, nồng độ bilirubin > 200mg/L. Triglycerid máu >5 mmol/L.
  •  Xử trí: Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại lấy mẫu máu khác thay thế.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật hở lấy sỏi thận sỏi niệu quản + kết hợp nội soi mềm để lấy toàn bộ sỏi - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật thắt hẹp động mạch phổi trong bệnh tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi nặng -Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Điều trị đái rỉ ở nữ bằng đặt miếng nâng niệu đạo TOT - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật phục hồi chức năng bằng xe lăn đạp chân (Xe lăn profhand) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Lấy sỏi thận bệnh lý, thận móng ngựa, thận đa nang - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Tập luyện bằng chính sức nặng cơ thể (Weight training) trong thai kỳ có an toàn không?
Tập luyện bằng chính sức nặng cơ thể (Weight training) trong thai kỳ có an toàn không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, tập luyện bằng chính sức nặng cơ thể (Weight training) trong thai kỳ có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bổ sung vitamin D một cách an toàn từ ánh nắng mặt trời
Bổ sung vitamin D một cách an toàn từ ánh nắng mặt trời

Vitamin này được tạo ra trong da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nhưng phải để da tiếp xúc với nắng bao lâu để có đủ vitamin D mà lại không gây hại cho sức khỏe?

Xét nghiệm TIBC (khả năng gắn sắt toàn phần) là gì? Khi nào cần thực hiện?
Xét nghiệm TIBC (khả năng gắn sắt toàn phần) là gì? Khi nào cần thực hiện?

TIBC hay khả năng gắn sắt toàn phần là một phương pháp xét nghiệm đo lượng sắt có trong máu, giúp phát hiện tình trạng thiếu sắt hoặc thừa sắt.

Dùng Dầu Dừa Để Bôi Trơn Khi Quan Hệ Có An Toàn Không?
Dùng Dầu Dừa Để Bôi Trơn Khi Quan Hệ Có An Toàn Không?

Dùng dầu dừa bôi trơn khi quan hệ có an toàn không? Mặc dù hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gel bôi trơn đa dạng nhưng bạn có thể cân nhắc sử dụng dầu dừa nếu thích sản phẩm tự nhiên và không chứa hóa chất.

Cân nhắc khả năng tài chính để có con và nuôi dạy con
Cân nhắc khả năng tài chính để có con và nuôi dạy con

Đón chào một thành viên mới luôn là niềm hạnh phúc đối với bất kỳ cha mẹ nào. Song song với đó sẽ là vấn đề tài chính, các khoản thu - chi mà cha mẹ cần cân nhắc.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  925 lượt xem

- Thưa bác sĩ, nếu không ăn cá, tôi có thể uống thực phẩm chức năng omega-3 khi muốn có thai không? Và thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bệnh viêm da cơ địa có khỏi hoàn toàn không?
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1281 lượt xem

Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?

Độ tuổi bắt đầu hành kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1048 lượt xem

Thưa bác sĩ, có kinh nguyệt sớm quá hoặc muộn quá có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1122 lượt xem

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tập luyện quá nhiều hoặc quá mạnh có làm suy giảm khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  977 lượt xem

Bác sĩ ơi, liệu tập luyện cường độ cao có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới và nam giới không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé, cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây