1

Đo độ nhớt dịch khớp - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Hầu hết các khớp đều được bao bọc bởi một màng hoạt dịch, bên trong chứa một chất dịch nhầy gọi là dịch khớp. Dịch khớp được tiết ra từ màng hoạt dịch và có nhiệm vụ làm trơn khớp khi vận động và nuôi dưỡng sụn khớp; số lượng dịch khớp tùy thuộc vào từng khớp: khớp háng, gối có chừng 2-4ml, ở các khớp khác ít hơn. Dịch khớp bình thường trong suốt, có màu hơi vàng, nhớt như lòng trắng trứng; pH=7,4. Trong dịch khớp có từ 300-500 tế bào trong 1mm3 , chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính và tế bào màng hoạt dịch, Thành phần hóa học trong dịch khớp gồm: protein, acid hyalurinic và glucose.
  • Tính chất vật lý và thành phần cấu tạo của dịch khớp thay đổi trong phần lớn các bệnh khớp, do đó bằng cách chọc dịch khớp tiến hành xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán xác định bệnh. Trong đó nghiệm pháp đo độ nhớt dịch khớp là một nghiệm pháp đơn giản, dễ thực hiện, có thể cho phép đánh giá dịch khớp bình thường hay bất thường.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Chỉ định trong tất cả các trường hợp tràn dịch khớp và hút được dịch khớp làm xét nghiệm.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Không có chống chỉ định. Chỉ lưu ý khi chọc dịch khớp để lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm, thủ thuật cần được đảm bảo thực hiện theo đúng kỹ thuật chọc dịch khớp để lấy bệnh phâm chính xác.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện (chuyên khoa)

  •  01 Bác sỹ đã được đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên ngành cơ xương khớp và chứng chỉ hút dịch khớp
  •  01 Điều dưỡng.

2. Phương tiện

  •  Găng vô khuẩn
  •  Kim tiêm 20G, bơm tiêm 10ml
  •  Lam kính
  •  Bông, cồn Iod sát trùng, panh, băng dính

3. Chuẩn bị người bệnh

  •  Người bệnh được giải thích trước khi làm thủ thuật
  •  Có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa

4. Hồ sơ bệnh án, đơn thuốc

  •  Theo mẫu quy định

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Thực hiện tại phòng thủ thuật vô trùng theo quy định

  •  Kiểm tra hồ sơ bệnh án hoặc đơn về chỉ định, chống chỉ định
  •  Để người bệnh ở tư thế thích hợp với vị trí chọc dò dịch khớp
  •  Điều dưỡng sát khuẩn vị trí khớp được chọc dò dịch, trải săng vô khuẩn
  •  Bác sỹ sát trùng tay, đi găng vô khuẩn, xác định vị trí chọc hút dịch khớp. Đưa kim vào vị trí xác định và hút dịch
  •  Sát khuẩn, băng tại chỗ hút dịch khớp.
  •  Bác sỹ cầm bơm tiêm chứa dịch khớp nhỏ dịch khớp xuống lam kính đã chuẩn bị và đánh giá.
  •  Sát khuẩn, băng tại chỗ
  •  Dặn dò người bệnh sau làm thủ thuật: người bệnh giữ sạch và không để ướt vị trí chọc hút trong vòng 24 h sau tiêm, sau 24 h bỏ băng và rửa nước bình thường vào chỗ tiêm, tái khám nếu chảy dịch hoặc viêm tấy tại vị trí tiêm, chọc dò, sốt.

VI. ĐÁNH GIÁ

  •  Dịch khớp bình thường sẽ tạo được một dây tơ dài 2-3 mm. Dịch khớp viêm sẽ nhỏ xuống từng giọt như nước.

VII. THEO DÕI

  • Cần theo dõi người bệnh sau thủ thuật chọc hút dịch khớp để lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm
  • Theo dõi tình trạng đau; chảy máu tại chỗ; tình trạng nhiễm trùng thứ phát nếu có

VIII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ.

Xử trí các tai biến của thủ thuật chọc hút dịch khớp để lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm

  •  Nhiễm khuẩn khớp, phần mềm quanh khớp: do thủ thuật chọc dịch không đảm bảo vô khuẩn. Người bệnh thường có biểu hiện sốt, sưng đau tại chỗ, tràn dịch tái phát nhanh. Xử trí: điều trị kháng sinh.
  •  Chảy máu kéo dài tại chỗ chọc dò: cầm máu tại chỗ và kiểm tra lại tình trạng bệnh lý rối loạn đông máu của người bệnh để xử trí tùy theo trường hợp.
  •  Biến chứng hiếm gặp: tai biến do người bệnh quá sợ hãi, có các biểu hiện kích thích hệ phó giao cảm: Người bệnh choáng váng, vã mồ hôi, ho khan, có cảm giác tức ngực khó thở, rối loạn cơ tròn,... Xử trí: đặt người bệnh nằm đầu thấp, giơ cao chân, theo dõi mạch, huyết áp để có các biện pháp xử trí cấp cứu khi cần thiết.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính không đặc hiệu - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút dịch khớp gối dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút dịch khớp háng dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút dịch khớp vai dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Tính ngày rụng trứng dựa vào thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung
Tính ngày rụng trứng dựa vào thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung

Nếu bạn đang cố gắng có thai thì nên ước tính thời điểm rụng trứng để có thể xác định những ngày tốt nhất để giao hợp (hoặc được thụ tinh).

Lập biểu đồ rụng trứng: cách theo dõi thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung
Lập biểu đồ rụng trứng: cách theo dõi thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung

Biểu đồ nhiệt độ cơ thể (BBT) và dịch nhầy cổ tử cung là một cách để ước lượng thời điểm bạn sẽ rụng trứng, do đó bạn sẽ biết khi nào nên quan hệ tình dục nếu muốn thụ thai.

Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da
Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da

Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da kê đơn được kết hợp cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục để kiểm soát tình trạng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2.

Nuốt tinh dịch trong thời kỳ mang thai có an toàn không?
Nuốt tinh dịch trong thời kỳ mang thai có an toàn không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, tôi nuốt tinh dịch trong khi đang mang thai có bị làm sao không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Chất dịch trắng trước khi có kinh nguyệt có bình thường không?
Chất dịch trắng trước khi có kinh nguyệt có bình thường không?

Khí hư màu trắng thường là hiện tượng hoàn toàn bình thường trước khi bắt đầu có kinh nguyệt. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của những vấn đề với sức khỏe, ví dụ như nhiễm trùng nấm men.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Ngứa, chảy dịch và các xử trí
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1011 lượt xem

Mỗi khi trời hanh khô, sau khi tắm nước nóng là chân tôi lại bong tróc, sần sùi, thậm chí là nứt toác. Nhiều lần ngứa, tôi gãi chảy dịch. Vậy phải làm thế nào để cải thiện được tình trạng của bản thân?

Trẻ đang bị ốm, uống sữa sẽ bị tăng dịch nhầy không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1117 lượt xem

Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi đang bị ốm, việc cho bé uống sữa có làm tăng dịch nhày của bé không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1187 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!

Tiêm nhiều mũi vắc-xin cùng lúc, liệu có gây quá tải cho hệ thống miễn dịch của bé?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  930 lượt xem

- Thưa bác sĩ, việc sử dụng nhiều hơn một mũi vắc -xin cùng lúc, liệu có gây quá tải cho hệ miễn dịch của bé không ạ?

Phân biệt thuốc dạng hỗn dịch và dạng dung dịch
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3094 lượt xem

Bác sĩ có thể phân biệt giúp tôi thuốc dạng hỗn dịch và thuốc dạng dung dịch được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây