1

Định lượng Renin máu thay kỹ thuật hóa phát quang - Bộ y tế 2018

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

I.NGUYÊN LÝ

  • Renin có trọng lượng phân tử khoảng 42 kDa, chủ yếu được tổng hợp bởi các tế bào cận cầu thận (juxtaglomerular cell) và được lưu trữ ở dạng hạt như prorenin (tiền renin) và renin. Nó được sản xuất để đáp ứng với các tình trạng của cơ thể như thể tích máu và huyết áp giảm, giảm nồng độ natri...
  • Renin được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ miễn dịch hóa phát quang (CLIA - Chemiluminescence Immunoassay).

II.CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện:

  • Người thực hiện kỹ thuật có trình độ phù hợp

2.Phương tiện, hóa chất:

  •  Máy móc: LIAISON...
  •  Máy ly tâm
  •  Tủ lạnh
  •  Dụng cụ lấy máu: Bông cồn, bơm tiêm, ống đựng máu, găng tay
  •  Hóa chất: Hóa chất định lượng Renin, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng Renin.

3.Người bệnh: Người bệnh và người nhà người bệnh cần được chuẩn bị và giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm.

4.Phiếu xét nghiệm:

  •  Phiếu xét nghiệm theo đúng quy định của Bộ Y tế và bệnh viện
  •  Trên phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin của người bệnh: họ và tên, tuổi, giới tính, số giường, khoa phòng, chẩn đoán, xét nghiệm cần làm.
  •  Trên phiếu xét nghiệm cần có: chữ ký và họ tên bác sĩ chỉ định xét nghiệm, họ tên người lấy mẫu, thời gian chỉ định xét nghiệm và thời gian lấy mẫu bệnh phẩm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Lấy bệnh phẩm:

  • Chỉ dùng mẫu huyết tương EDTA trong xét nghiệm định lượng Renin. Nếu sử dụng huyết thanh, huyết tương heparin và huyết tương citrate sẽ làm giá trị renin thấp hơn.
  • Cẩn thận trong quá trình chuẩn bị và lấy mẫu bệnh phẩm để có kết quả định lượng Renin tin cậy:
  • Nhịn ăn trước khi lấy máu được khuyến khích nhưng không bắt buộc.
  • Mẫu được lấy trong khoảng từ 07:00 đến 10:00 sáng, người bệnh ở tư thế hoặc đứng thẳng hoặc nằm ngửa ít nhất được 30 phút.
  • Lấy máu tĩnh mạch ở nhiệt độ phòng rồi cho vào ống có chứa chất chống đông EDTA. Ghi lại thời gian lấy máu trong ngày và tư thế của người bệnh trong quá trình lấy máu (nằm ngửa, đứng thẳng).
  • Ông máu không cần làm lạnh chỉ cần để ở nhiệt độ phòng. Nếu mẫu được làm lạnh đến nhiệt độ 4 ° C hoặc thấp hơn (nhưng không đông) trong thời gian dài và khi mẫu được ướp lạnh nhưng không đông lạnh thì prorenin bị kích hoạt để tạo ra renin làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
  • Ly tâm ống máu với máy ly tâm thường 4000 vòng/5 phút (không phải ly tâm lạnh), sau đó tách huyết tương (Thể tích tối thiểu cho 1 xét nghiệm là 505 L huyết tương). Cần phân tích mẫu ngay, nếu với bất cứ lý do gì mà việc phân tích mẫu không thực hiện được ngay thì cần làm đông sâu mẫu ở -20 ° C hoặc thấp hơn ngay lập tức.
  • Cẩn thận rã đông trước khi xét nghiệm, kiểm tra và loại bỏ các bọt khí trước khi xét nghiệm. Nên thực hiện việc định lượng Renin ngay sau khi đã rã đông và nạp mẫu vào máy. Chỉ rã đông 1 lần.

2.Tiến hành kỹ thuật:

  •  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm Renin. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Renin. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Renin đạt yêu cầu: không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.
  •  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng (nếu có).
  •  Thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm theo protocol của máy.
  •  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV.NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Giá trị tham chiếu của Renin áp dụng cho các đối tượng:

  • Người lớn từ 18- 65 tuổi, có huyết áp bình thường và mức đường huyết lúc đói bình thường. Không áp dụng cho người dưới 18 tuổi; có chế độ ăn uống hạn chế; mang thai; cho con bú; sử dụng thuốc tránh thai.

- Giá trị tham chiếu :

  • Tư thế đứng 4,4 - 46,1 μIU/ mL
  • Tư thế nằm 2,8 - 39,9 μIU / mL

- Nồng độ Renin thay đổi trong các trường hợp sau

+ Nồng độ Renin tăng:

  •  Tăng Aldosterone thứ phát
  •  Bệnh Addison
  •  Nồng độ natri trong máu thấp
  •  Suy thận mãn tính
  •  Mất muối do bệnh đường tiêu hóa
  •  Khối u thận sản xuất Renin
  •  Hẹp động mạch thận
  •  Hạ kali máu
  •  Hội chứng Bartter (nồng độ renin cao mà không có tăng huyết áp).

+ Nồng độ Renin giảm:

  •  Tăng Aldosterone nguyên phát
  •  Giữ muối do điều trị steroid
  •  Điều trị bằng Vasopressin (ADH).
  •  Tăng sản thượng thận bẩm sinh do thiếu 17-hydroxylase

V.NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ XỬ TRÍ

- Lấy máu không đúng kỹ thuật như gây vỡ hồng cầu. Khắc phục: Huấn luyện cán bộ có kỹ năng lấy máu thuần thục.

- Luôn nhớ không làm lạnh mẫu trừ khi đông sâu mẫu ngay.

+ Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm

  • Các nghiên cứu về khả năng ảnh hưởng của các yếu tố nhiễu cho thấy việc thực hiện xét nghiệm không bị ảnh hưởng bởi nồng độ bilirubin lên đến 20 mg/dL, hemoglobin lên đến 1000 mg/dL hoặc triglycerides lên đến 3000 mg/dL.
  • Phản ứng chéo: Sự hiện diện của các phân tử có khả năng phản ứng chéo sau đây gây nhiễu trong xét nghiệm
Thành phần Nồng độ lên đến (μg/mL)

% Phản ứng

chéo

Beta2-microglobulin 50  – 7,0
Cathepsin D 1,5 – 6,9
Trypsin 1,6 – 4,2
Plasmin 100 0,8

- Bất cứ khi nào mẫu có chứa nồng độ cao chất cần phân tích đều có thể bị ảnh hưởng của hiệu ứng Hook khiến nồng độ có thể thấp hơn so với thực tế. Không có hiệu ứng Hook khi nồng độ Renin lên đến tối đa là 150.000 μIU / mL.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Định lượng AMH (Anti Mulerian Hormone) máu theo kỹ thuật hóa phát quang/điện hóa phát quang - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

ĐỊnh lượng GH (Growth Hormone) máu theo kỹ thuật hóa phát quang/điện hóa phát quang - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

Định lượng Aldosteron theo kỹ thuật hóa phát quang - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

Định lượng Androstenedion máu theo kỹ thuật hóa phát quang - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

Định lượng kháng thể kháng β2- glycoprotein I IgG - IgM bằng kỹ thuật hóa miễn dịch phát quang - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Điều trị són tiểu bằng thủ thuật treo cổ bàng quang
Điều trị són tiểu bằng thủ thuật treo cổ bàng quang

Treo cổ bàng quang là một giải pháp cho những trường hợp bị tiểu không tự chủ khi tăng áp lực nghiêm trọng, các triệu chứng gây cản trở cuộc sống hàng ngày và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Nguy Cơ Tái Phát Ung Thư Thận Sau Phẫu Thuật Cắt Thận
Nguy Cơ Tái Phát Ung Thư Thận Sau Phẫu Thuật Cắt Thận

Nguy cơ tái phát ung thư thận sau khi phẫu thuật có cao không? Giai đoạn hay mức độ ung thư tại thời điểm phẫu thuật càng cao thì bệnh càng dễ tái phát. Hầu hết các trường hợp tái phát xảy ra trong vòng 2 năm sau phẫu thuật.

Các loại phẫu thuật điều trị bàng quang tăng hoạt
Các loại phẫu thuật điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - OAB) là tình trạng cơ bàng quang co bóp không tự chủ, gây buồn tiểu liên tục. Cơn buồn tiểu có thể xảy đến đột ngột và người bệnh bị rò rỉ nước tiểu khi chưa kịp vào nhà vệ sinh. Bàng quang tăng hoạt gây ảnh hưởng lớn đến công việc, sinh hoạt hàng ngày, chức năng tình dục và giấc ngủ của người bệnh. Bàng quang tăng hoạt thậm chí còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần.

Các phương pháp điều trị thay thế cho hội chứng bàng quang tăng hoạt
Các phương pháp điều trị thay thế cho hội chứng bàng quang tăng hoạt

Bên cạnh các phương pháp điều trị y tế như dùng thuốc, các phương pháp điều trị thay thế như thực phẩm chức năng, thảo dược, liệu pháp hành vi, châm cứu, phản hồi sinh học cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Chụp CT có thể phát hiện ung thư bàng quang không?
Chụp CT có thể phát hiện ung thư bàng quang không?

Chụp cắt lớp vi tính (CT) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất hiệu quả trong việc phát hiện và theo dõi ung thư bàng quang.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có nên uống thuốc mua thay cho thuốc bs đã chỉ định?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  338 lượt xem

Mang thai 12 tuần, đi khám, bs kê cho em thuốc Vital Pregna và Total Calcium. Sau đó, em về mua ở hiệu thuốc gần nhà thì lại không có 2 loại trên, nên họ bán cho 2 loại thuốc tương đương là HemoQ Mom và NextG Cal. Vậy, em có thể uống 2 loại vừa mua thay cho 2 loại bs đã chỉ định trong đơn, được không ạ?

Đường kính lưỡng đỉnh và cân nặng nhỏ hơn tuổi thai?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1687 lượt xem

Em đi khám, bs kết luận là thai khoảng 34 tuần, đường kính lưỡng đỉnh và cân nặng 2.220g của bé nhỏ hơn tuổi thai. Có thể là tuổi thai của em tính chưa chính xác. Nhưng nếu như vậy, có phải là thai nhi phát triển không bằng tuổi thai thật và bé bị thiếu dưỡng chất phải không ạ?

Muốn xác định chỉ số beta, xem thai phát triển thế nào?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  625 lượt xem

Trễ kinh 8 ngày, em mua que thử, thấy lên 2 vạch, đi xét nghiệm beta là 985. Hai ngày sau, em đi khám thì kết quả là hình ảnh giống túi thai trong lòng tử cung, chưa có yolksac, chưa có phôi, bs hẹn 2 tuần đến siêu âm lại. Nhưng vì mấy hôm nay em thấy sốt ruộ nên đi xét nghiệm beta lại thì cho kết quả là 7286. Em dự định 2 ngày nữa lại đi xét nghiệm lần nữa xem beta có tăng không (vì nghe nói, nếu sau 2 ngày chỉ số beta tăng gấp đôi thì thai mới phát triển, đúng không ạ?). Mong bác sĩ giúp em giải đáp thắc mắc này!

Đường kính lưỡng đỉnh của bé là 73,6mm, có nhỏ không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  874 lượt xem

Cho em hỏi siêu âm bé 29 tuần; Đường kính lưỡng đỉnh (ĐKLĐ): 73,5 mm; Chiều dài xương đùi 57,6 mm; Chu vi vòng bụng 243 mm. Bác sĩ cho em hỏi: theo chỉ số này thì vòng đầu của bé có nhỏ hơn bình thường không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây