1

ĐỊnh lượng GH (Growth Hormone) máu theo kỹ thuật hóa phát quang/điện hóa phát quang - Bộ y tế 2018

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

I.NGUYÊN LÝ

  • Hormon tăng trưởng ở người (hGH- Human Growth Hormone) tồn tại ở hai dạng phân tử khác nhau có phân tử lượng 20 kDa và 22 kDa. Trên 90 % hGH tuần hoàn là đồng phân 22 kDa, bao gồm 191 acid amin. Đồng phân 20 kDa được tiết ra đồng thời với hGH 22 kDa, nó thiếu acid amin từ vị trí 32- 46 và chiếm khoảng 10 % lượng hGH toàn phần.
  • Sự tăng trưởng được kích thích và kiểm soát bởi hoạt động đồng hóa và gây phân bào của hormon tăng trưởng và các yếu tố tăng trưởng giống insulin (IGFs). hGH thường có tác động đồng hóa (tăng hấp thu glucose, tổng hợp protein, phân giải lipid) và chức năng chính của nó là kích thích sự kéo dài xương ở người chưa trưởng thành.
  • GH được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ điên hóa phát quang hoặc hóa phát quang.

II.CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện:

  • Người thực hiện kỹ thuật cần có trình độ phù hợp.

2.Phương tiện, hóa chất:

  •  Máy móc: COBAS e601, e602, e170, unicel DxI,...
  •  Máy ly tâm
  •  Tủ lạnh
  •  Dụng cụ lấy máu: Bông cồn, bơm tiêm, ống đựng máu, găng tay
  •  Hóa chất: Hóa chất định lượng GH, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng GH.

3.Người bệnh:

  • Người bệnh, người nhà người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm.

4.Phiếu xét nghiệm:

  •  Phiếu xét nghiệm theo đúng quy định của Bộ Y tế và bệnh viện
  •  Trên phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin của người bệnh: họ và tên, tuổi, giới tính, số giường, khoa phòng, chẩn đoán, xét nghiệm cần làm.
  •  Trên phiếu xét nghiệm cần có: chữ ký và họ tên bác sĩ chỉ định xét nghiệm, họ tên người lấy mẫu, thời gian chỉ định xét nghiệm và thời gian lấy mẫu bệnh phẩm.

III.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Lấy bệnh phẩm:

  • Có thể sử dụng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng Li heparin, K2- và K3- EDTA để định lượng GH. Với phương pháp hóa phát quang thì sử dụng huyết thanh và huyết tương heparin.
  • Lấy 3 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hoặc có chất chống đông là Li heparin, K2- và K3- EDTA. Sau đó ly tâm 4000 vòng/5 phút để tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.
  • Bệnh phẩm ổn định trong 8 giờ ở 15- 25 °C,1 ngày ở 2 - 8 °C, 28 ngày ở -20°C. Chỉ đông lạnh một lần.

2.Tiến hành kỹ thuật:

  •  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm GH. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm GH. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm GH đạt yêu cầu: không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.
  •  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng (nếu có).
  •  Thực hiện xét nghiệm theo protocol của máy.
  •  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV.NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

* Để chẩn đoán, ngoài đo mức nền GH cần làm các nghiệm pháp kích thích hay ức chế.

- Giá trị tham chiếu (phương pháp điện hóa phát quang máy COBAS e)

Giá trị này thay đổi theo giới và độ tuổi

+ Lứa tuổi 0 – 10 tuổi

  •  Nam: 0,094 – 6,29 ng/mL
  •  Nữ: 0,12 – 7,79 ng/mL

+ Lứa tuổi 11 – 17 tuổi

  •  Nam: 0,077 – 10,8 ng/mL
  •  Nữ: 0,123 – 8,05 ng/mL

+ Lứa tuổi 21 – 77 tuổi

  •  Nữ: 0,126 – 9,88 ng/mL

+ Lứa tuổi 20 – 79 tuổi

  •  Nam: <0,03 – 2,47 ng/mL

- Giá trị tham chiếu (phương pháp hóa phát quang máy DxI)

Giá trị này áp dụng cho người trưởng thành và thay đổi theo giới

  • Nữ: 0,010 - 3,607 ng/mL
  • Nam: 0,003 - 0,971 ng/mL

* Thừa hormon tăng trưởng: Bệnh khổng lồ và bệnh to cực.

* Thiếu hormon tăng trưởng: Ở trẻ em làm chậm sự tăng trưởng xương, thiếu nghiêm trọng ở người lớn gây giảm lực cơ và khối lượng xương, nhạy cảm insulin, béo bụng và tăng yếu tố nguy cơ cho tim mạch (bất thường lipid, xơ vữa động mạch)

V.NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ XỬ TRÍ

- Mẫu bệnh phẩm là máu không được tách huyết thanh hay huyết tương ra khỏi cục đông ngay. Khắc phục: tách huyết thanh hay huyết tương ra khỏi cục đông ngay sau khi bệnh phẩm được gửi đến phòng xét nghiệm.

- Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm

+ Các mẫu có nồng độ các chất tối đa như sau không ảnh hưởng đến kết qủa xét nghiệm: Bilirubin < 428 μmol/L ( < 25 mg/dL), tán huyết Hb < 0.310 mmol/L (<0.500 g/dL), triglycerid < 16.95 mmol/L ( <1500 mg/dL) và biotin < 123 nmol/L (< 30 ng/mL)

+ Xét nghiệm bị ảnh hưởng bởi pegvisomant (chất đối kháng thụ thể GH chọn lọc) nên không thích hợp xét nghiệm cho người bệnh đang điều trị với pegvisomant.

+ Hiệu ứng mẫu phẩm có nồng độ cao không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm với nồng độ hGH lên đến 2000 ng/mL.

+ Xét nghiệm không thích hợp dùng định lượng hGH cho thai phụ do phản ứng chéo với hGH của nhau thai. hGH nhau thai là một biến thể của hGH tuyến yên và nồng độ của nó trong máu tăng trong quá trình mang thai.

+ Trường hợp sử dụng phương pháp điện hóa phát quang, các yếu tố sau có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm:

  •  Ở người bệnh dùng liều cao biotin (> 5 mg/ngày), không nên lấy mẫu cho đến ít nhất 8 giờ sau khi dùng liều biotin cuối. Kết quả xét nghiệm không bị nhiễu bởi các yếu tố thấp với nồng độ lên đến 600 IU/mL.
  •  Trong một số hiếm trường hợp, nhiễu có thể xảy ra do nồng độ kháng thể kháng kháng thể đặc hiệu kháng chất phân tích, kháng streptavidin hay ruthenium quá cao của mẫu phẩm phân tích. Tuy nhiên, xét nghiệm đã được thiết kế nhằm giảm thiểu các hiệu ứng này.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Định lượng AMH (Anti Mulerian Hormone) máu theo kỹ thuật hóa phát quang/điện hóa phát quang - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

Định lượng Aldosteron theo kỹ thuật hóa phát quang - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

Định lượng Androstenedion máu theo kỹ thuật hóa phát quang - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

Định lượng Renin máu thay kỹ thuật hóa phát quang - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

Định lượng kháng thể kháng β2- glycoprotein I IgG - IgM bằng kỹ thuật hóa miễn dịch phát quang - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Chụp CT có thể phát hiện ung thư bàng quang không?
Chụp CT có thể phát hiện ung thư bàng quang không?

Chụp cắt lớp vi tính (CT) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất hiệu quả trong việc phát hiện và theo dõi ung thư bàng quang.

Nội soi bàng quang có phát hiện được ung thư bàng quang không?
Nội soi bàng quang có phát hiện được ung thư bàng quang không?

Nội soi bàng quang là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ quan sát bên trong bàng quang của người bệnh. Nội soi bàng quang giúp phát hiện nhiều vấn đề về bàng quang, trong đó có cả ung thư bàng quang. Trên thực tế, nội soi bàng quang là một phần quan trọng trong chẩn đoán ung thư bàng quang.

Chụp X-quang có giúp phát hiện được bệnh viêm khớp dạng thấp không?
Chụp X-quang có giúp phát hiện được bệnh viêm khớp dạng thấp không?

Chụp X-quang có thể giúp phát hiện những thay đổi bất thường ở xương và khớp, từ đó giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp. Chụp X-quang thường được kết hợp cùng với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ (MRI) và siêu âm.

Điều trị són tiểu bằng thủ thuật treo cổ bàng quang
Điều trị són tiểu bằng thủ thuật treo cổ bàng quang

Treo cổ bàng quang là một giải pháp cho những trường hợp bị tiểu không tự chủ khi tăng áp lực nghiêm trọng, các triệu chứng gây cản trở cuộc sống hàng ngày và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Nguy Cơ Tái Phát Ung Thư Thận Sau Phẫu Thuật Cắt Thận
Nguy Cơ Tái Phát Ung Thư Thận Sau Phẫu Thuật Cắt Thận

Nguy cơ tái phát ung thư thận sau khi phẫu thuật có cao không? Giai đoạn hay mức độ ung thư tại thời điểm phẫu thuật càng cao thì bệnh càng dễ tái phát. Hầu hết các trường hợp tái phát xảy ra trong vòng 2 năm sau phẫu thuật.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Muốn xác định chỉ số beta, xem thai phát triển thế nào?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  630 lượt xem

Trễ kinh 8 ngày, em mua que thử, thấy lên 2 vạch, đi xét nghiệm beta là 985. Hai ngày sau, em đi khám thì kết quả là hình ảnh giống túi thai trong lòng tử cung, chưa có yolksac, chưa có phôi, bs hẹn 2 tuần đến siêu âm lại. Nhưng vì mấy hôm nay em thấy sốt ruộ nên đi xét nghiệm beta lại thì cho kết quả là 7286. Em dự định 2 ngày nữa lại đi xét nghiệm lần nữa xem beta có tăng không (vì nghe nói, nếu sau 2 ngày chỉ số beta tăng gấp đôi thì thai mới phát triển, đúng không ạ?). Mong bác sĩ giúp em giải đáp thắc mắc này!

Quầng thâm dưới mắt bé là hiện tượng gì?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  772 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi xuất hiện quầng thâm dưới mắt. Bác sĩ cho hỏi do đâu mà cháu bị như thế và có biện pháp nào để khắc phục tình trạng này không? Cảm ơn bác sĩ!

Con tôi bị phát ban 1 tuần sau khi tiêm vắc xin MMR, liệu có phải bé bị sởi không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  909 lượt xem

- Bác sĩ ơi, con tôi tự nhiên bị phát ban sau 1 tuần tiêm vắc xin MMR, như thế có phải cháu đã bị mắc sởi không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ! Cảm ơn bác sĩ!

Quầng thâm dưới mắt trẻ có phải là dấu hiệu bé bị dị ứng không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  755 lượt xem

Bác sĩ cho tôi hỏi, quầng thâm dưới mắt trẻ có phải là dấu hiệu bé bị dị ứng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bé gái 6 tháng tuổi nặng 7,6kg, dài 62cm có phát triển bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1385 lượt xem

Bé gái nhà em hiện nặng 7,6kg, dài 62cm. Cháu được 6 tháng tuổi rồi ạ. Cháu phát triển như vậy có bình thường không ạ? Em có phải bổ sung thêm vitamin gì cho cháu không, bác sĩ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây