1

Định lượng IgE đặc hiệu gián trong máu - Bộ y tế 2018

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

I. NGUYÊN LÝ

IgE là một globulin miễn dịch có vai trò quan trọng trong miễn dịch với ký sinh trùng như giun sán... Ngoài ra nó còn có vai trò trong các quá trình dị ứng của cơ thể như phản vệ và một số bệnh dị ứng như hen, viêm mũi dị ứng... IgE đặc hiệu gián được định lượng bằng phương pháp miễn dịch hóa phát quang. Quy trình xét nghiệm IgE đặc hiệu gián chia thành 2 chu kỳ:

  •  Chu kỳ đầu: nghiệm phẩm và dị nguyên đặc hiệu gián đã đánh dấu ligand được ủvới hạt gắn với anti-ligand trong 30 phút. IgE đặc hiệu trong nghiệm phẩm gắn với các dị nguyên, sau đó phức hợp này liên kết với anti-ligand trên hạt. Các thành phần không gắn kết được loại bỏ bằng cách rửa ly tâm;
  •  Chu kỳ thứ hai: kháng thể đơn dòng kháng IgE từ chuột gắn với enzyme xúc tác được ủ với phức hợp trên trong 30 phút. Kháng thể này sẽ kết hợp với IgE đã cố định trên hạt, các thành phần không liên kết được loại bỏ bằng cách rửa ly tâm. Khi gặp enzyme, cơ chất hoá phát quang sẽ phát quang, cường độ phát quang tỉ lệ thuận với nồng độ IgE.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: người thực hiện kỹ thuật có trình độ phù hợp

2. Phương tiện, hóa chất

2.1. Phương tiện

  •  Máy xét nghiệm: IMMULITE 2000, Beckman Access, Cobas e411, ...
  •  Máy ly tâm có tốc độ vòng quay 3000-5000 vòng/phút
  •  Tủ lạnh
  •  Dụng cụ lấy máu: Bông cồn, bơm tiêm, ống đựng máu, găng tay...

2.2. Hóa chất

  •  Gói hạt có gắn anti-ligand;
  •  Hộp thuốc thử IgE đặc hiệu;
  •  Chất chuẩn: kháng thể IgE có nguồn gốc từ người, 2 mức nồng độ (thấp và cao);
  •  Mẫu nội kiểm: kháng thể IgE có nguồn gốc từ người, 2 mức nồng độ;
  •  Hộp dị nguyên đặc hiệu gián có mã vạch;
  •  Cơ chất hóa phát quang.

- Chú ý: sử dụng nước cất hoặc nuớc khử ion khi phân tích nghiệm phẩm; bảoquản hóa chất ở 2-8oC, nơi khô thoáng, tránh ánh sáng mặt trời.

3. Người bệnh: người bệnh và người nhà người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm.

4. Phiếu xét nghiệm

  •  Phiếu xét nghiệm theo đúng quy định của Bộ Y tế và bệnh viện.
  •  Trên phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin của người bệnh: họ và tên, tuổi, giới tính, số giường, khoa phòng, chẩn đoán, xét nghiệm cần làm.
  •  Trên phiếu xét nghiệm cần có: chữ ký và họ tên bác sĩ chỉ định xét nghiệm, họ tên người lấy mẫu, thời gian chỉ định xét nghiệm và thời gian lấy mẫu bệnh phẩm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

  •  Lấy 3 ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông, đảm bảo mẫu máu không bị vỡ hồng cầu;
  •  Sau khi lấy nghiệm phẩm, đem ly tâm tách huyết thanh, nên tiến hành phân tích trong vòng 2 giờ để tránh hiện tuợng bay hơi;
  •  Nghiệm phẩm có thể được bảo quản 7 ngày ở 2-8°C, 6 tháng ở -20°C;
  •  Nghiệm phẩm chỉ rã đông 1 lần và đảm bảo ở nhiệt độ phòng trước khi phân tích.

2. Tiến hành kỹ thuật

- Máy phân tích cần được chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích nghiệm phẩm cụ thể:

  •  Cài đặt chương trình xét nghiệm IgE đặc hiệu;
  •  Cho hộp dị nguyên đặc hiệu gián quét mã vạch, đặt vào khay thuốc thử trong máy;
  •  Chạy hiệu chuẩn và xây dựng đường chuẩn;
  •  Chạy nội kiểm dị nguyên đặc hiệu gián, đảm bảo kết quả nội kiểm đạt yêu cầu;
  •  Cho cơ chất hóa phát quang vào đúng vị trí trên máy.

- Nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng (nếu có);

- Cho ống nghiệm có chứa nghiệm phẩm vào giá mẫu thử, sau đó đặt giá này vào khay mẫu trên máy;

- Thực hiện các bước thao tác trên máy theo hướng dẫn sử dụng;

- Khi có kết quả, cần xem xét đánh giá kết quả, sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu trả kết quả xét nghiệm để trả cho người bệnh hoặc bác sĩ lâm sàng.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Hệ thống phân loại tiêu chuẩn sử dụng các ngưỡng theo nhóm:

Mức kU/L Mức phản ứng với dị nguyên
0 < 0.10 Không có hoặc không thể phát hiện
0.10–0.34  Rất thấp
I  0.35–0.69 Thấp
II 0.70–3.49 Vừa phải
III 3.50–17.49 Cao
IV  17.5–52.49 Rất cao
V  52.5–99.99
VI >= 100

 

V. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ XỬ TRÍ

- Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

  •  Nồng độ bilirubin ≤ 200 mg/L;
  •  Nồng độ hemoglobin ≤ 500 mg/dL;
  •  Nồng độ triglycerid ≤ 3000 mg/dL.

- Nếu vượt quá ngưỡng trên, tùy thuộc vào nồng độ của nghiệm phẩm có thể pha loãng với tỉ lệ thích hợp để thực hiện lại xét nghiệm.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Định lượng IgE đặc hiệu Enterotoxin A (S AUREUS) trong máu - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

Định lượng IgE đặc hiệu alpha-lactalbumin trong máu - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

Định lượng IgE đặc hiệu Anisakis trong máu - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

Định lượng IgE đặc hiệu Aspergillus fumigatus trong máu - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

Định lượng IgE đặc hiệu bạch tuộc trong máu - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

Tin liên quan
Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ
Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu hiện nay được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả điều trị chứng rối loạn cương dương.

5 cách giảm stress trong thời gian mang thai
5 cách giảm stress trong thời gian mang thai

Trong thời gian mang thai, tình trạng căng thẳng, mệt mỏi dường như vô cùng phổ biến đối với các bà bầu. 5 biện pháp dưới đây sẽ giúp các bà bầu phần nào giảm được căng thẳng, stress!

Giãn tĩnh mạch trong thai kỳ
Giãn tĩnh mạch trong thai kỳ

Giãn tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch trong thai kỳ? Có thể ngăn ngừa giãn tĩnh mạch trong thai kỳ bằng cách nào? Suckhoe123.vn sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề thắc mắc trên!

Tập luyện trong thai kỳ: Các dấu hiệu cảnh báo cần tập chậm lại hoặc dừng lại!
Tập luyện trong thai kỳ: Các dấu hiệu cảnh báo cần tập chậm lại hoặc dừng lại!

Cơ thể của bạn đang thay đổi: Không chỉ trọng tâm của trọng lực đã thay đổi, mà bạn còn mang trọng lượng nhiều hơn, do đó sẽ nhanh mệt mỏi hơn. Đó là lý do tại sao cần kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu một phác đồ tập thể dục, tập luyện một cách cẩn thận và lắng nghe cơ thể của mình.

Sinh đôi có phải được di truyền trong gia đình không?
Sinh đôi có phải được di truyền trong gia đình không?

Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, có đúng là việc sinh đôi được di truyền trong gia đình không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé, cảm ơn bác sĩ!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có thể mang thai trong suốt thời gian bị kinh nguyệt không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1760 lượt xem

- Thưa bác sĩ, liệu tôi có thể mang thai nếu quan hệ trong thời gian đang ra hành kinh không? Cảm ơn bác sĩ!

Làm gì để ngủ ngon trong suốt thời gian chỉ nằm nghỉ trên giường?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  720 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi thường mất ngủ khi phải nằm nghỉ rất nhiều trên giường để giữ thai nhi được khỏe mạnh. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên giúp tôi có một giấc ngủ ngon hơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Các phản ứng nhạy cảm với vắc xin có di truyền trong gia đình không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  728 lượt xem

- Bác sĩ cho hỏi, các phản ứng nhạy cảm với vắc xin có di truyền từ bố mẹ sang con không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Nhiễm cúm trong thời gian mang bầu
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  351 lượt xem

Mang thai được 18 tuần thì em bị cảm cúm, bs kê cho em thuốc cefuroxim 500mg và pulmofar (uống 3 ngày) và viên utrogestan 200mg đặt âm đạo, nhưng vì em không biết đặt nên uống luôn ạ. Vậy, khi uống những thuốc bs kê trên thì có ảnh hưởng gì không ạ? (Vì mỗi lần uống thuốc là em rất mệt, xây xẩm mặt mày và nằm li bì luôn).

Bị sâu răng trong thời gian mang thai
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  472 lượt xem

Mang thai được 12 tuần, sức khoẻ em bình thường. Nhưng em bị sâu răng, răng không sâu phía ngoài và chưa đau nhức nhiều nhưng mỗi lần uống nước vào là bị buốt, em không nhai phía răng sâu. Em nghe nói là trong thời gian mang thai bị sâu răng sẽ dễ sinh non hoặc sảy thai. Bác sĩ tư vấn giúp em trường hợp của em phải xử lý như thế nào ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây