1

Điều trị viêm tai ở trẻ nhỏ

Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh nếu con bạn bị nhiễm trùng nghiêm trọng, nhưng phần lớn trẻ bị nhiễm trùng tai, hoặc viêm tai giữa cấp tính (AOM), đều có thể khỏi mà không cần dùng thuốc.
Điều trị viêm tai ở trẻ nhỏ Điều trị viêm tai ở trẻ nhỏ

Nội dung chính bài viết:

  • Phần lớn trẻ có thể tự khỏi viêm tai giữa cấp tính hoặc nhiễm trùng tai mà không cần dùng đến thuốc. Do đó hãy kiên nhẫn chờ đợi và theo dõi các triệu chứng của trẻ khi trẻ mới bị bệnh.
  • Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật cần thiết.
  • Việc sử dụng kháng sinh phải thật thật trọng. Bởi vì có nhiều nguyên nhân gây bệnh (do vi-rút hoặc vi khuẩn), kháng sinh thì không có tác dụng trên vi rút. Mặt khác, kháng sinh còn tiêu diệt cả những lợi khuẩn có trong đường tiêu hóa của trẻ.
  • Khi sử dụng kháng sinh, cần tuân thủ nguyên tắc Đủ liều – Đúng loại kháng sinh – Đúng cách dùng.
  • Một số lưu ý khi dùng các loại thuốc khác để giảm đau cho bé
  • Các biện pháp phòng tránh viêm tai ở trẻ

Phương pháp điều trị viêm tai tốt nhất là gì?

Thông thường, tốt nhất nên đợi để xem liệu các triệu chứng nghiêm trọng có phát triển nặng hơn trước khi cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc nào. (Đây được gọi là "chờ đợi và theo dõi").

Trao đổi về cách điều trị với bác sĩ của con – kê đơn thuốc hay chờ đợi, theo dõi. Dưới đây là những gì có thể bác sĩ sẽ hỏi:

  • Nếu bé từ 6 tháng đến 24 tháng và có các triệu chứng nhẹ ở một bên tai hoặc nếu bé từ 2 tuổi trở lên và có các triệu chứng nhẹ ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên tai, trước tiên hãy theo dõi.
  • Nếu tình trạng không cải thiện trong vòng 48 đến 72 giờ mà chưa áp dụng phương pháp điều trị gì, hãy xem xét việc bắt đầu dùng kháng sinh.

Khi nào cần sử dụng kháng sinh để điều trị viêm tai?

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo điều trị viêm tai giữa cấp tính bằng kháng sinh cho:

  • Trẻ 6 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn. Trẻ sơ sinh có hệ thống miễn dịch non nớt và đặc biệt dễ bị biến chứng từ viêm tai giữa cấp tính.
  • Trẻ em bị các triệu chứng nặng, như sốt cao, đổ mồ hôi, mệt mỏi, nhịp tim nhanh.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi có triệu chứng nhẹ ảnh hưởng đến cả hai tai.

Tại sao các bác sĩ thận trọng khi kê kháng sinh?

Nhìn chung các bác sĩ đều hết sức thận trọng khi kê kháng sinh vì ngày càng có nhiều loại vi khuẩn đang trở nên kháng thuốc. Ngoài ra kháng sinh còn làm tiêu diệt luôn cả các lợi khuẩn có lợi trong cơ thể trẻ, những loại rất cần thiết để duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, nhiễm trùng tai có thể do vi khuẩn hoặc virut gây ra. Vì thuốc kháng sinh không có tác dụng trị nhiễm dùng do virut nên các bác sĩ sẽ càng phải thận trọng hơn khi kê toa thuốc.

Các công ty sản xuất thuốc thường đi trước đón đầu bằng cách liên tục giới thiệu các loại thuốc mới, nhưng vi khuẩn đột biến rất nhanh, khiến thuốc kém hiệu quả hơn. (Các bác sĩ nói rằng, cha mẹ có thể giúp tránh tình trạng này bằng cách không yêu cầu kê kháng sinh trong các trường hợp nhiễm trùng tai).

Nếu con bạn cần kháng sinh, hãy cho bé uống đủ liều ngay cả khi bé khỏi bệnh trước khi hết kháng sinh. Sau một vài tuần đưa bé đến bác sĩ để được kiểu tra lại, để bác sĩ có thể đảm bảo thuốc hiệu quả.

Gọi cho bác sĩ luôn nếu tình trạng của bé không cải thiện sau 48 đến 72 giờ - có nghĩa là, nếu vẫn còn các triệu chứng, bị sốt, hoặc đang trở nên tồi tệ hơn. Bác sĩ có thể muốn bắt đầu cho bé uống kháng sinh hoặc đổi thuốc.

Làm sao để tình trạng nhiễm trùng tai của bé bớt đau hơn?

Cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen (nếu trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên) có thể giúp giảm đau. Nếu bé dưới 3 tháng tuổi, hãy hỏi bác sĩ trước khi cho bé dùng thuốc. Thuốc nhỏ tai hoặc miếng gạc ấm cũng có thể giúp bé đỡ đau. Hãy hỏi dược sĩ xem có thể dùng loại thuốc nhỏ nào. Ngoài ra cần khuyến khích trẻ uống nhiều chất lỏng vì phản xạ nuốt sẽ giúp làm thông tai giữa và giảm áp lực đau.

Đừng cho trẻ uống thuốc trị cảm lạnh không kê đơn như decongestant hoặc thuốc kháng histamin. Những loại này không giúp bé khỏe hơn mà còn gây ra các phản ứng phụ nguy hiểm ở trẻ em. Và đừng bao giờ cho con bạn uống aspirin vì nó khiến bé dễ bị hội chứng Reye (một căn bệnh hiếm có nhưng có thể gây tử vong)

Phòng tránh tái phát viêm tai ở trẻ

Có vài cách bạn có thể làm để giảm nguy cơ tái phát viêm tai cho bé. (Một vài cách đầu tiên dành cho trẻ sơ sinh):

  • Cho con bú ít nhất trong sáu tháng đầu. Sữa mẹ cung cấp các kháng thể chống viêm tai.
  • Giữ bé ở tư thế kê cao đầu khi cho bé ăn. Trẻ sơ sinh bú trong khi nằm thường có xu hướng phát triển viêm tai giữa cấp tính.
  • Không cho trẻ dùng núm vú giả bắt đầu từ 6 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên dễ bị nhiễm trùng tai hơn nếu sử dụng núm vú giả, vì vậy hãy xem xét giảm số lần sử dụng hoặc không dùng nếu bé của bạn dễ bị viêm tai giữa cấp tính.
  • Tránh khói thuốc. Để bé tránh xa khói thuốc lá vì phơi nhiễm với khói sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Tránh để bé ở những nơi có khói thuốc.
  • Rửa tay thường xuyên. Mặc dù nhiễm trùng tai không lây nhiễm, nhưng các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Rửa tay sạch sẽ cho trẻ và tránh xa những người bị bệnh đường hô hấp.
  • Đảm bảo nhắc lại các mũi tiêm phòng cần thiết cho bé theo đúng lịch. Tiêm phòng cũng giúp ngăn ngừa các bệnh nhất định có thể dẫn đến viêm tai. Các nghiên cứu cho thấy, kể từ khi vắc xin phòng bệnh phế cầu khuẩn được đưa ra, số trẻ 3 tuổi, thường đã bị nhiễm trùng tai từ 3 lần trở lên, đã giảm 16%.

Một khi bé được 6 tháng, tiêm phòng cúm hàng năm có thể giúp ngăn ngừa viêm tai giữa cấp tính (VTGCT thường phát triển sau khi bị cúm)

  • Kiểm tra ống tai: lời khuyên này hiện vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng trong trường hợp nhiễm trùng, thì có thể tiến hành phẫu thuật. Vì chất lỏng tích tụ lâu dài trong tai sẽ khiến bé không chỉ dễ bị nhiễm trùng tai mà còn bị nghe kém. Và các vấn đề về tai có thể cản trở sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Quy trình cấy ghép ống tai này được gọi là thủ thuật chọc màng nhĩ và được thực hiện khi gây mê toàn thân. Một chuyên gia về tai mũi họng sẽ đưa một ống nhỏ qua một đường rạch nhỏ trong màng nhĩ. Ống này sẽ tạo ra áp lực và hoạt động như một lỗ thông hơi, cho phép không khí vào và chất lỏng chảy ra để vi khuẩn không thể phát triển.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết
Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết

Ở người bị bệnh, Neisseria meningitidis sống ở vùng hầu họng và lây lan qua các giọt nhỏ ở đường thở hoặc chất tiết ở cổ họng. Ho, hắt hơi, hôn và dùng chung chai nước hoặc dụng cụ sẽ dẫn đến lây bệnh.

Dầu dừa có thể điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không?
Dầu dừa có thể điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không?

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh về da phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một phương pháp điều trị viêm da cơ địa phổ biến là dùng thuốc bôi và kem dưỡng ẩm để làm dịu da và giảm các triệu chứng. Ngoài ra, các phương pháp tự nhiên như dầu dừa cũng đã được chứng minh là có thể giúp điều trị viêm da cơ địa.

Các triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ và cách điều trị
Các triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ và cách điều trị

Mặc dù viêm da cơ địa gây khó chịu và thường khó điều trị nhưng có nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng bệnh ở trẻ nhỏ.

Sử dụng dầu dừa để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Sử dụng dầu dừa để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Nhiều trẻ sơ sinh có những mảng dày cứng, màu vàng hoặc trắng giống như vảy trên da đầu. Những mảng này có thể xuất hiện ở bên dưới tóc, sau tai, trên trán, quanh nếp gấp da hoặc trên lông mày. Đó có thể là những dấu hiệu của viêm da tiết bã. Vấn đề này tuy vô hại nhưng nhìn rất khó chịu. Có nhiều cách để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh và một trong số đó là sử dụng dầu dừa.

5 cách đơn giản để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
5 cách đơn giản để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Viêm da tiết bã có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Ở người lớn, viêm da tiết bã là nguyên nhân gây ra gàu còn ở trẻ sơ sinh, tình trạng này được dân gian gọi là “cứt trâu” và có biểu hiện là những mảng vảy dày có màu nâu vàng trên đầu của trẻ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ 31 ngày tuổi nằm điều hòa có bị viêm phổi không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  498 lượt xem

Bé nhà em hiện đang được 31 ngày tuổi. Em muốn cho bé nằm điềuh hòa mà chỉ sợ bé bị viêm phổi. Nếu em cho bé nằm điều hòa thì nên để ở nhiệt độ bao nhiêu ạ? Và khi đó có nên cho bé đeo bao tay, bao chân, đội mũ thóp, mặc quần áo dài không ạ? Em có thể cho bé nằm điều hòa cả ngày lẫn đêm không hay chỉ cho nên nằm lúc trưa nóng đến chiều tối và thời gian còn lại thì sẽ mở cửa và bật quạt ạ?

Bé gái bị sưng môi âm hộ, điều gì đang xảy ra?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1070 lượt xem

- Thưa bác sĩ, bộ phận sinh dục của con gái mới sinh của tôi bị sưng lên và cháu có một khối u cứng trong bộ phận sinh dục. Chuyện gì đang xảy ra với con của tôi vậy, bác sĩ? Và khối u đó là gì thế ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

Cảm lạnh khiến trẻ dễ bị viêm tai, đúng hay sai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  689 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, cảm lạnh có khiến trẻ dễ bị viêm tai không ạ? Và tình trạng trẻ bị viêm tai có phổ biến không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bé bị viêm họng có phải do bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) hay không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  921 lượt xem

Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?

Viêm họng thông thường và viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) khác nhau như thế nào?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  744 lượt xem

- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây