Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) ở trẻ nhỏ
Bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là gì?
Đau mắt đỏ, hoặc viêm kết mạc, là một chứng viêm phổ biến và có thể chữa được ở kết mạc - một màng trong suốt nằm trong mí mắt và lòng trắng của mắt. Các mạch máu trở nên rõ ràng hơn khi chúng bị viêm, khiến mắt trở nên hồng hoặc đỏ. Viêm có thể là do nhiễm trùng, dị ứng hoặc một số chất kích thích khác. Đau mắt đỏ là do vi khuẩn và virut nên rất dễ lây.
Các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ
Nếu lòng trắng của một hoặc cả hai bên mắt và mép dưới của một trong hai mí mắt bé có màu đỏ, rất có thể bé đã bị đau mắt đỏ. Khi hệ thống trong cơ thể bé cố gắng chống lại nhiễm trùng, mắt của bé có thể sẽ chảy nước mắt hoặc trở nên ngấn nước.
Hãy gọi cho bác sĩ ngay sau khi bạn nhận thấy các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ. Điều quan trọng là phải điều trị kịp thời, để tránh lây lan mầm bệnh và ngăn ngừa các biến chứng hiếm gặp của nhiễm trùng mí mắt và các mô mềm xung quanh mắt.
Mắt đỏ nhẹ và mí mắt sưng tấy ở trẻ có thể là một loại viêm màng kết để phản ứng với thuốc nhỏ mắt được sử dụng cho trẻ khi mới được sinh ra.
Nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ
Dưới đây là một số nguyên nhân có thể xảy ra:
- Một loại virut: Nếu bé bị viêm màng kết cùng với các triệu chứng cảm lạnh, bệnh này có thể là do virut. Virut là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm kết mạc.
- Vi khuẩn: Nếu mắt của bé tạo ra rỉ vàng đặc khiến mí mắt sưng phù hoặc dính lại với nhau, các loại vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, Streptococcus, hoặc hemophilus có thể là nguyên nhân. Cũng có một dạng bệnh viêm kết mạc do vi khuẩn nghiêm trọng được gọi là đau mắt trẻ sơ sinh (ophthalmia neonatorum) xảy ra ở những trẻ bị phơi nhiễm với bệnh Chlamydia hoặc tiêu chảy khi được sinh ra.
- Một chất gây dị ứng: Các phản ứng dị ứng hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi, nhưng nếu mắt của bé bị ngứa và sưng lên, chảy nước mắt và đỏ ngầu và chảy nước mũi, bé có thể bị dị ứng với chất kích thích như bụi, phấn hoa, hoặc khói.
- Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh: Thuốc nhỏ mắt được dùng khi trẻ mới được sinh ra để ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây kích ứng đối với mắt trẻ sơ sinh. Đây đôi khi được gọi là viêm kết mạc hóa học.
- Tắc tuyến lệ: Ít nhất 20% trẻ sơ sinh được sinh ra với một hoặc cả hai tuyến lệ bị nghẽn hoặc bị nghẽn một phần. Sự tắc nghẽn có thể dẫn đến các triệu chứng giống như viêm kết mạc, như có ghèn trắng hay vàng, hoặc viêm kết mạc hoàn toàn. Tìm hiểu qua bài cách chăm sóc tuyến lệ bị nghẽn ở trẻ sơ sinh.
- Một chất kích thích khác: Bất cứ thứ gì có thể gây kích ứng mắt và mí mắt, từ khói thuốc cho đến clo trong bể bơi.
Điều trị đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ
Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào loại bệnh đau mắt đỏ:
- Viêm kết mạc do virut. Viêm màng kết do virut là do virut gây ra. Nó thường tự khỏi trong một tuần hoặc lâu hơn. Bác sĩ sẽ khuyên bạn giữ mắt bệnh sạch sẽ bằng cách nhẹ nhàng rửa mắt bằng nước ấm và loại bỏ ghèn khô. Nếu mắt của bé không cải thiện sau hai tuần, hãy báo cho bác sĩ biết.
Chườm ấm có thể hỗ trợ. Đơn giản chỉ cần ngâm một miếng vải sạch trong nước ấm và đặt nó lên đôi mắt của bé một chút - ví dụ khi bé đang bú.
- Viêm kết mạc do vi khuẩn. Nếu vi khuẩn là thủ phạm, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt để sử dụng trong khoảng 7 ngày. Bạn có thể nhận thấy thuốc mỡ dễ sử dụng hơn thuốc nhỏ: Rửa tay, sau đó nhẹ nhàng kéo mí dưới của bé xuống và cho một lượng thuốc mỡ dọc theo nó. (Thuốc mỡ rơi ra khỏi ống khi bạn bóp, vì vậy bạn chỉ cần nhắm đúng vị trí) Khi bé nhấp nháy, thuốc mỡ sẽ chảy vào mắt bé. Nếu bạn đang dùng thuốc nhỏ, hãy nhắm tới góc bên trong của mắt bé. Điều này có thể dễ dàng thực hiện khi mắt bé nhắm lại. Khi bé mở mắt, thuốc sẽ chảy vào đó.
Rửa tay của bạn trước và sau khi điều trị mắt cho bé. Không bao giờ dùng chung thuốc hoặc dùng thuốc nhỏ mắt cũ. Các loại thuốc cũ không có vẻ được vô trùng và có thể khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên tồi tệ hơn.
Hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng đầy đủ thuốc kháng sinh được kê đơn, ngay cả sau khi các triệu chứng đã mất hết. Nếu không, tình trạng nhiễm trùng có thể quay trở lại. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên rửa mắt bé bằng nước ấm và nhẹ nhàng loại bỏ ghèn khô do sự tích tụ chất lỏng có thể khiến thuốc kháng sinh kém hiệu quả hơn.
Chườm ấm có thể hiệu quả. Ngâm một miếng vải sạch trong nước ấm và đặt nó lên đôi mắt của bé – ví dụ trong khi bé đang bú.
- Viêm kết mạc dị ứng. Bí quyết là xác định chất gây dị ứng và cho con bạn tránh xa nó. Xem bài viết về dị ứng của chúng tôi để biết các mẹo để giúp nhà của bạn không có chất gây dị ứng. Nếu mắt bé khiến bé không thoải mái, việc chườm mát có thể hữu ích với bệnh viêm kết mạc dị ứng.
- Viêm kết mạc hóa học: Phản ứng này đối với mắt trẻ sơ sinh được nhỏ thuốc để ngăn ngừa nhiễm trùng có thể chỉ kéo dài 24 đến 36 giờ.
Bệnh đau mắt đỏ lây nhiễm như thế nào?
Viêm kết mạc do vi khuẩn và virut đều cực kỳ dễ lây.
Để tránh lây lan, hãy rửa tay mỗi khi bạn hoàn tất việc chăm sóc mắt của bé. Giữ cho khăn tắm, quần áo và giường ngủ của bé cách biệt với những người khác, và giặt giũ thường xuyên.
Trẻ có thể đi nhà trẻ khi bị đau mắt đỏ không?
Bạn sẽ phải kiểm tra chính sách của nhà trẻ để tìm hiểu xem con bạn có thể đi học trong khi bị các triệu chứng hay không.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết, không phải lúc nào cũng cần yêu cầu một trẻ phải ở nhà vì bị đau mắt đỏ, nhưng mỗi cơ sở có các quy tắc riêng của họ. Ví dụ, một số cho phép trẻ trở lại sau 24 giờ điều trị. Những nơi khác không cho bé trở lại cho đến khi chúng không còn chảy ghèn.
Viêm phổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân, thường là sau khi bị nhiễm trùng hô hấp trên hoặc cảm lạnh. Nếu bạn cho rằng con của bạn có thể bị viêm phổi, hãy cho bé đi khám bác sĩ ngay.
Trẻ chập chững, trẻ lớn hơn và người lớn thường bị viêm phế quản. Trẻ sơ sinh thường không bị viêm phế quản, mà bị viêm tiểu phế quản (thường do nhiễm virus hợp bào hô hấp).
Tình trạng cảm lạnh của con dường như trở nên tồi tệ hơn chứ chẳng khá lên gì. Điều gì đang xảy ra? Nếu tình trạng ngạt mũi không biến mất, trẻ có thể bị nhiễm trùng xoang hoặc viêm xoang.
Viêm gan B không chỉ thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể bị mắc bệnh. Những trẻ bị nhiễm bệnh hoặc là đã bị nhiễm khi ra đời hoặc nhiễm bệnh trong thời thơ ấu khi tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh.
Mặc dù thanh thiếu niên và người lớn có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B cao nhất, nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể mắc bệnh này, ngay cả khi không có ai trong gia đình mắc bệnh.
- 1 trả lời
- 775 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, cảm lạnh có khiến trẻ dễ bị viêm tai không ạ? Và tình trạng trẻ bị viêm tai có phổ biến không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1104 lượt xem
Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?
- 1 trả lời
- 888 lượt xem
- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 883 lượt xem
Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 947 lượt xem
Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?