1

Dầu hoa anh thảo có tác dụng trị rụng tóc không?

Hoa anh thảo (evening primrose) là một loài thực vật có hoa màu vàng, mọc chủ yếu ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Trong khi hầu hết các loài thực vật có hoa đều nở hoa khi mặt trời mọc thì hoa anh thảo lại nở hoa vào buổi tối. Dầu được chiết xuất từ hạt của loài cây này. Dầu hoa anh thảo được sử dụng làm thực phẩm chức năng, các sản phẩm bôi tại chỗ và thành phần trong các sản phẩm làm đẹp.
Dầu hoa anh thảo có tác dụng trị rụng tóc không? Dầu hoa anh thảo có tác dụng trị rụng tóc không?

Dầu hoa anh thảo được biết đến với đặc tính cân bằng hormone, chống viêm và chống oxy hóa. Loại dầu này còn được cho là có công dụng trị rụng tóc, mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về điều này.

Cùng tìm hiểu xem liệu dầu hoa anh thảo có thực sự giúp trị rụng tóc hay không và cách sử dụng ra sao.

Những lợi ích của dầu hoa anh thảo

Dầu hoa anh thảo rất giàu axit béo omega-3 và omega-6.

Axit béo mang lại các lợi ích cho sức khỏe như:

  • Chống lại stress oxy hóa
  • Giảm viêm
  • Thúc đẩy sự tăng trưởng tế bào khỏe mạnh

Vì lý do này nên dầu hoa anh thảo được cho là có thể giúp giảm rụng tóc do các nguyên nhân như:

  • thiếu hụt dinh dưỡng
  • tổn hại do môi trường, ví dụ như phơi nắng
  • viêm da đầu

Dầu hoa anh thảo còn chứa phytoestrogen nên có ý kiến cho rằng loại dầu này có thể cải thiện triệu chứng của các tình trạng liên quan đến hormone như mãn kinh. Rụng tóc là một vấn đề phổ biến vào thời kỳ mãn kinh. Do đó, dầu hoa anh thảo được cho là mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh.

Dầu hoa anh thảo có tác dụng trị rụng tóc không?

Trên thực tế chưa có nhiều nghiên cứu về công dụng trị rụng tóc hay thúc đẩy mọc tóc của dầu hoa anh thảo nhưng đã có nghiên cứu chỉ ra lợi ích của một số chất có trong dầu hoa anh thảo đối với sức khỏe của mái tóc.

Mặc dù điều này có nghĩa là dầu hoa anh thảo cũng có thể mang lại lợi ích nhất định cho tình trạng rụng tóc nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm để làm rõ tác dụng của loại dầu này đối với mái tóc.

Dưới đây là lợi ích của một số thành phần trong dầu hoa anh thảo đối với sức khỏe của tóc.

Thúc đẩy mọc tóc

Giống như các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật khác, dầu hoa anh thảo có chứa axit arachidonic. Thành phần này đã được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy sự mọc tóc mới và giúp các sợi tóc hiện có mọc dài hơn.

Giảm viêm da đầu và tổn thương nang tóc

Axit gamma linoleic (GLA) là một loại axit béo omega-6 có trong dầu hoa anh thảo. Loại axit béo này có đặc tính chống viêm.

Mặc dù chưa có nghiên cứu về tác dụng của GLA đối với tình trạng viêm da đầu nhưng GLA đã được nghiên cứu như một liệu pháp điều trị các loại viêm da khác như viêm da cơ địa (bệnh chàm).

Một số nghiên cứu cho thấy rằng sterol có trong dầu hoa anh thảo cũng có thể giúp giảm viêm.

Giảm stress oxy hóa

Mái tóc có thể bị stress do những thói quen như buộc tóc quá chặt, tạo kiểu bằng nhiệt hay sử dụng hóa chất. Tình trạng stress này có thể khiến tóc bị rụng.

Dầu hoa anh thảo rất giàu vitamin E – một chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm stress oxy hóa.

Các nhà nghiên cứu trong một nghiên cứu vào năm 2010 đã phát hiện ra rằng uống bổ sung vitamin E giúp làm giảm rụng tóc. Những người tham gia nghiên cứu uống vitamin E còn có mật độ tóc cao hơn so với những người tham gia dùng giả dược.

Điều này cho thấy dầu hoa anh thảo có thể kích thích và bảo vệ nang tóc, giữ cho nang tóc khỏe mạnh và hoạt động tốt.

Cách sử dụng dầu hoa anh thảo

Bạn có thể bôi dầu hoa anh thảo trực tiếp lên da đầu hoặc dùng dầu hoa anh thảo dạng viên uống.

Lưu ý, dầu hoa anh thảo (evening primrose oil) khác với tinh dầu hoa anh thảo (evening primrose essential oil). Tinh dầu có nồng độ các chất cao hơn nhiều so với dầu, có mùi, dễ bay hơi và được sử dụng trong liệu pháp mùi hương.

Nếu nguyên nhân gây rụng tóc là do viêm ở da đầu thì bôi dầu hoa anh thảo trực tiếp lên da đầu sẽ có hiệu quả hơn.

Còn nếu rụng tóc do mất cân bằng nội tiết tố thì dùng dầu hoa anh thảo dạng viên uống sẽ có lợi hơn dạng bôi trực tiếp.

Dầu hoa anh thảo dạng viên uống

Thực phẩm chức năng không được quản lý nghiêm ngặt như các loại thuốc. Điều quan trọng là chọn mua thực phẩm chức năng của những hãng sản xuất có uy tín.

Bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm chức năng, đặc biệt là khi đang mắc bệnh hoặc dùng thuốc vì thực phẩm chức năng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng bệnh hoặc tương tác với thuốc.

Tốt nhất nên uống dầu hoa anh thảo sau khi ăn. Liều dùng trung bình là 500 mg mỗi ngày. Nếu muốn dùng liều cao hơn thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Khi dùng một loại thực phẩm chức năng mới, tốt nhất nên bắt đầu từ liều thấp và sau đó từ từ tăng lên liều tiêu chuẩn. Nếu cảm thấy đau bụng, khó tiêu hoặc buồn nôn khi dùng viên uống dầu hoa anh thảo, hãy giảm liều hoặc ngừng sử dụng.

Dầu hoa anh thảo dạng bôi

Không giống như tinh dầu, dầu hoa anh thảo không cần pha loãng. Tuy nhiên, bạn nên bôi thử một ít lên da cánh tay để kiểm tra phản ứng dị ứng trước khi bôi lên da đầu.

Nếu sử dụng tinh dầu hoa anh thảo thì cần phải pha loãng với dầu nền.

Các thử phản ứng dị ứng như sau:

  1. Xoa một giọt dầu lên vùng da bên trong cẳng tay.
  2. Dán một miếng gạc lên vùng da đã bôi dầu và theo dõi trong vòng 24 giờ.
  3. Nếu không có dấu hiệu kích ứng hay dị ứng trong vòng 24 giờ thì có thể bôi dầu lên vùng da rộng hơn.
  4. Nếu bị kích ứng, hãy rửa sạch vùng da đó bằng nước và ngừng sử dụng.

Nếu da không có biểu hiện bất thường, bạn có thể bôi dầu hoa anh thảo lên da đầu.

Cách thực hiện như sau:

  1. Bôi dầu khi tóc khô để dưỡng chất thẩm thấu tối đa vào nang tóc.
  2. Lấy một lượng dầu vừa đủ vào lòng bàn tay, xoa hai tay vào nhau để làm nóng dầu trước khi thoa trực tiếp lên da đầu.
  3. Mát xa nhẹ nhàng để dầu thẩm thấu sâu vào da đầu và nang tóc.
  4. Để dầu trên tóc 30 phút.
  5. Gội sạch bằng dầu gội đầu dịu nhẹ.

Bạn cũng có thể trộn dầu hoa anh thảo vào dầu gội và gội đầu như bình thường. Nhớ mát xa hỗn hợp sâu vào chân tóc và da đầu trước khi gội sạch.

Một lựa chọn nữa là tìm mua các loại dầu gội có chứa chiết xuất hoa anh thảo. Một số sản phẩm có thêm các thành phần tốt cho tóc khác như biotin và hương thảo (rosemary).

Tác dụng phụ và rủi ro

Dầu hoa anh thảo an toàn khi sử dụng trong thời gian ngắn. Chưa rõ liệu dầu hoa anh thảo có an toàn khi sử dụng lâu dài hay không.

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dầu hoa anh thảo hay bất kỳ phương pháp điều trị thay thế nào. Mặc dù dầu hoa anh thảo an toàn cho đa số mọi người nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra tác dụng phụ hoặc tương tác với các sản phẩm khác đang dùng.

Bạn không nên dùng dầu hoa anh thảo nếu:

  • đang mang thai
  • đang dùng thuốc chống đông máu như warfarin
  • bị động kinh
  • bị tâm thần phân liệt
  • mắc các bệnh ung thư nhạy cảm với hormone, chẳng hạn như ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng
  • cần phải làm phẫu thuật trong vòng hai tuần tới

Khi nào cần đi khám bác sĩ da liễu?

Nếu bị rụng tóc nhiều bất thường, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để xác định nguyên nhân và từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Mặc dù dầu hoa anh thảo có thể giúp cải thiện tình trạng rụng tóc nhưng tốt hơn hết vẫn nên điều trị nguyên nhân gốc rễ.

Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng dầu hoa anh thảo như rụng tóc nhanh, nổi mụn, đổi màu tóc hay da đầu mẩn đỏ, hãy ngừng sử dụng ngay. Nếu có tác dụng phụ nghiêm trọng thì cũng cần đi khám bác sĩ.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Dầu hoa anh thảo có những công dụng gì?
Dầu hoa anh thảo có những công dụng gì?

Dầu hoa anh thảo (evening primrose) được chiết xuất từ hạt của cây hoa anh thảo, một loài cây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Từ lâu, loài cây này đã được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề khác nhau như bầm tím, bệnh trĩ và viêm họng.

Kích thích chuyển dạ bằng dầu hoa anh thảo có an toàn không?
Kích thích chuyển dạ bằng dầu hoa anh thảo có an toàn không?

Dầu hoa anh thảo có thể giúp làm mềm cổ tử cung nhưng vẫn chưa rõ liệu loại dầu này có tác dụng kích thích chuyển dạ hay không. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào trong thời gian mang thai.

Trị mụn trứng cá và sẹo mụn bằng dầu hoa anh thảo có hiệu quả không?
Trị mụn trứng cá và sẹo mụn bằng dầu hoa anh thảo có hiệu quả không?

Hoa anh thảo là một loài hoa màu vàng mọc nhiều ở Bắc Mỹ và một phần của Châu Âu. Từ lâu loài cây này đã được sử dụng làm thuốc chữa lành vết thương và cân bằng hormone. Lợi ích chữa bệnh của cây hoa anh thảo có thể là nhờ hàm lượng axit gamma-linoleic (GLA) cao. GLA là một loại axit béo omega-6 có đặc tính chống viêm mạnh. Vì thế nên dầu hoa anh thảo được cho là có tác dụng trị mụn trứng cá.

Tinh dầu bạc hà có tác dụng trị đau đầu không?
Tinh dầu bạc hà có tác dụng trị đau đầu không?

Có rất nhiều biện pháp tự nhiên đã được sử dụng để trị đau đầu và một trong số đó là tinh dầu bạc hà. Tinh dầu bạc hà có dạng lỏng để bôi ngoài da hoặc khuếch tán vào không khí. Hiện nay còn có các sản phẩm viên uống tinh dầu bạc hà. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà còn được thêm vào một số loại đồ ăn và đồ uống.

Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?
Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng tinh dầu, bao gồm cả tinh dầu khuynh diệp trong thời gian mang thai nhưng khuynh diệp là một loại thảo dược tương đối an toàn với phụ nữ mang thai nếu sử dụng đúng cách.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây