Trị mụn trứng cá và sẹo mụn bằng dầu hoa anh thảo có hiệu quả không?
Cơ chế trị mụn của dầu hoa anh thảo
Dầu hoa anh thảo, cả dạng viên uống và dạng bôi ngoài da, đều có tác dụng cân bằng lượng axit béo omega-3 và omega-6 trong cơ thể. Cơ thể không thể tự tạo ra các axit béo này và cũng rất khó đáp ứng đủ nhu cầu omega-3 và omega-6 của cơ thể thông qua chế độ ăn uống.
Cây hoa anh thảo chứa lượng lớn GLA. Quá trình phân hủy GLA sẽ tạo ra một loại axit béo khác tên là axit dihomo-gamma-linolenic (DGLA) và nghiên cứu cho thấy sự gia tăng lượng DGLA giúp làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể.
Điều này cho thấy dầu hoa anh thảo có thể ngăn chặn tình trạng viêm một cách tự nhiên, từ đó giúp ngăn ngừa hoặc giảm mụn trứng cá.
Tuy nhiên, cần có thêm nghiên cứu so sánh hiệu quả trị mụn của dầu hoa anh thảo với các loại thuốc trị mụn thông thường và theo dõi xem liệu hiệu quả trị mụn của dầu hoa anh thảo có bị giảm dần theo thời gian hay không.
Dầu hoa anh thảo có tác dụng với những loại mụn nào?
Dầu hoa anh thảo có thể là một biện pháp điều trị hiệu quả cho tình trạng mụn mủ, mụn bọc và mụn đầu đen. Dầu hoa anh thảo có ưu điểm là không gây khô da, đây là tác dụng phụ thường gặp của nhiều loại thuốc trị mụn trứng cá.
Chưa có nhiều bằng chứng chứng minh hiệu quả của dầu hoa anh thảo đối với mụn nội tiết, mụn nang và sẹo do mụn trứng cá.
Một số nền văn hóa của người Mỹ bản địa đã sử dụng hoa anh thảo để tăng tốc độ chữa lành vết thương. Điều này cho thấy rằng dầu hoa anh thảo có thể giúp trị mụn nang do nhiễm trùng sâu bên dưới da hoặc do sự thay đổi nội tiết tố. Nhưng cho đến nay mới chỉ có rất ít bằng chứng lâm sàng chứng minh công dụng trị sẹo do mụn trứng cá của dầu hoa anh thảo.
Cách sử dụng dầu hoa anh thảo
Dầu hoa anh thảo có cả dạng viên uống và dạng bôi ngoài da. Ban đầu bạn có thể uống dầu hoa anh thảo và theo dõi tình trạng da. Nếu mụn trứng cá có cải thiện thì có thể kết hợp thêm bôi dầu hoa anh thảo trực tiếp lên vùng da bị mụn.
Những người không phù hợp uống dầu hoa anh thảo, chẳng hạn như trẻ em và phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú nên sử dụng dầu hoa anh thảo dạng bôi ngoài da.
Viên uống dầu hoa anh thảo
Nên mua thực phẩm chức năng có nguồn gốc rõ ràng. Bạn nên tìm hiểu kỹ và đọc đánh giá về sản phẩm trước khi mua.
Sử dụng sản phẩm theo đúng hướng dẫn ghi trên nhãn. Liều dùng viên uống dầu hoa anh thảo trung bình là 1.300 miligam (mg) một lần mỗi ngày.
Nếu sản phẩm ghi liều dùng cao hơn hoặc thấp hơn nhiều mức này thì nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng.
Tác dụng phụ và rủi ro
Dầu hoa anh thảo dạng viên uống có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ như khó tiêu và đau đầu.
Để giảm nguy cơ gặp phải tác dụng phụ, bạn nên bắt đầu từ liều thấp và sau đó tăng dần liều dùng lên liều ghi trên hướng dẫn. Uống sản phẩm sau khi ăn cũng có thể giúp giảm tác dụng phụ.
Do chưa có đủ nghiên cứu nên chưa rõ liều dùng tối đa của dầu hoa anh thảo là bao nhiêu. Điều này phụ thuộc vào lượng hoạt chất GLA có trong sản phẩm. Mặc dù không có giới hạn về lượng GLA tối đa được phép tiêu thụ nhưng 640 mg mỗi ngày là lượng GLA cao nhất được sử dụng trong các nghiên cứu.
Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dầu hoa anh thảo nếu:
- đang mang thai
- đang cho con bú
- có tiền sử mắc các bệnh ung thư nhạy cảm với hormone như ung thư vú hay ung thư buồng trứng
- dùng thuốc chống đông máu, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc trị cao huyết áp
Cha mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi cho trẻ uống dầu hoa anh thảo.
Dầu hoa anh thảo dạng bôi
Bạn có thể bôi dầu hoa anh thảo trực tiếp lên da. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên chọn mua dầu hoa anh thảo nguyên chất.
Trước khi sử dụng bất kỳ một sản phẩm bôi da mới nào, bạn nên thử phản ứng da để đảm bảo không bị kích ứng hay dị ứng:
- Xoa một lượng nhỏ sản phẩm lên vùng da bên trong cẳng tay.
- Băng vùng da đó lại và chờ trong 24 giờ.
- Nếu da không bị mẩn đỏ, sưng tấy, nóng rát hay bất kỳ biểu hiệu bất thường nào khác thì có thể sử dụng sản phẩm cho da mặt hoặc vùng da rộng hơn.
Nếu da không bị kích ứng hay dị ứng khi bôi dầu hoa anh thảo, bạn có thể thêm loại dầu này vào chu trình chăm sóc da hàng ngày. Có nhiều cách sử dụng dầu hoa anh thảo để dưỡng da:
- Chấm dầu lên từng mụn trứng cá
- Thoa dầu lên vùng da rộng
- Sử dụng làm dầu tẩy trang
- Trộn với kem dưỡng ẩm
Nếu cần trị mụn trứng cá thì tốt nhất nên chấm dầu hoa anh thảo lên những vị trí bị mụn. Sau đó có thể thoa thêm một vài giọt dầu nữa lên vùng da xung quanh.
Bạn cũng có thể trộn dầu hoa anh thảo với các thành phần trị mụn khác để tăng hiệu quả. Một số lựa chọn là dầu hoa hồng (rose), dầu tràm trà (tea tree) và dầu nụ tầm xuân (rosehip).
Thứ tự bôi dầu hoa anh thảo trong chu trình dưỡng da phụ thuộc vào thời điểm trong ngày.
Nếu sử dụng dầu hoa anh thảo vào ban ngày thì bạn nên bôi dầu sau kem chống nắng và trước khi trang điểm. Nếu đã bôi dầu hoa anh thảo thì bỏ qua bước kem dưỡng ẩm vì dùng cả dầu và kem dưỡng sẽ làm giảm hiệu quả của kem chống nắng.
Nếu sử dụng dầu hoa anh thảo để dưỡng da vào buổi tối thì nên thoa dầu trước khi thoa kem dưỡng ẩm. Bạn cũng có thể sử dụng dầu hoa anh thảo thay cho kem dưỡng ẩm thông thường hoặc trộn một vài giọt dầu cùng với kem dưỡng.
Tác dụng phụ và rủi ro
Một số người có thể bị kích ứng nhẹ khi thoa dầu hoa anh thảo lên da. Cách duy nhất để biết dầu hoa anh thảo có gây kích ứng hay dị ứng da hay không là thoa thử một lượng dầu nhỏ lên vùng da trong cánh tay.
Mặc dù dầu hoa anh thảo an toàn với hầu hết mọi người nhưng loại dầu này có thể gây kích ứng ở những người có da nhạy cảm. Trộn dầu hoa anh thảo với một loại dầu nền khác như dầu jojoba theo tỷ lệ 1:1 có thể giúp ngăn ngừa kích ứng da.
Trong thời gian đầu bôi dầu hoa anh thảo, có thể bạn sẽ thấy da lên nhiều mụn hơn. Hiện tượng này được gọi là đẩy mụn và có thể xảy ra với nhiều sản phẩm trị mụn khác chứ không riêng dầu hoa anh thảo. Hiện tượng đẩy mụn thường hết trong vòng 6 tuần và sau đó tình trạng da sẽ bắt đầu có sự cải thiện rõ rệt.
Nếu bạn bị dị ứng với hoa anh thảo hoặc các loài cây khác thuộc họ rau dừa (Onagraceae) thì không nên sử dụng dầu hoa anh thảo.
Mặc dù dầu hoa anh thảo dạng bôi ít gây tác dụng phụ hơn so với dạng viên uống nhưng bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu:
- đang mang thai
- đang cho con bú
- có tiền sử mắc bệnh ung thư nhạy cảm với hormone như ung thư vú hay ung thư buồng trứng
- đang dùng thuốc chống đông máu, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc trị cao huyết áp
Cha mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi thoa dầu hoa anh thảo cho trẻ.
Tóm tắt bài viết
Dầu hoa anh thảo là một phương pháp trị mụn trứng cá tương đối an toàn và được sử dụng rộng rãi.
Bạn có thể dùng dầu hoa anh thảo dạng viên uống hoặc dạng bôi ngoài da. Ban đầu có dùng dạng dạng viên uống và nếu tình trạng mụn có cải thiện thì dùng thêm dạng bôi ngoài da. Cho dù là dạng nào thì cũng cần lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tránh gặp phải vấn đề không mong muốn. Khi sử dụng các phương pháp trị mụn tự nhiên như dầu hoa anh thảo, điều quan trọng là phải kiên nhẫn. Có thể phải sau nhiều tuần mới có thay đổi rõ rệt.
Tuy nhiên, nếu sau một thời gian mà tình trạng mụn trứng cá không cải thiện thì nên đi khám bác sĩ da liễu để xác định nguyên nhân gây mụn và được kê thuốc trị mụn.
Hoa anh thảo (evening primrose) là một loài thực vật có hoa màu vàng, mọc chủ yếu ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Trong khi hầu hết các loài thực vật có hoa đều nở hoa khi mặt trời mọc thì hoa anh thảo lại nở hoa vào buổi tối. Dầu được chiết xuất từ hạt của loài cây này. Dầu hoa anh thảo được sử dụng làm thực phẩm chức năng, các sản phẩm bôi tại chỗ và thành phần trong các sản phẩm làm đẹp.
Hoa anh thảo (evening primrose) là một loài cây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và còn được tìm thấy ở một số khu vực thuộc châu Âu. Loài cây này nở hoa vào buổi tối. Dầu hoa anh thảo được chiết xuất từ hạt của cây. Dầu hoa anh thảo chứa axit béo omega-3 và axit gamma-linolenic (GLA) – một loại axit béo omega-6. Dầu hoa anh thảo được sản xuất ở dạng viên nang để dùng qua đường uống. Loại dầu này còn là thành phần trong một số sản phẩm chăm sóc da.
Tinh dầu hương thảo có thể giúp ngăn ngừa rụng tóc và hỗ trợ mọc tóc. Tuy nhiên, bôi quá nhiều tinh dầu có thể gây ra tác dụng phụ.
Dầu hoa anh thảo (evening primrose) được chiết xuất từ hạt của cây hoa anh thảo, một loài cây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Từ lâu, loài cây này đã được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề khác nhau như bầm tím, bệnh trĩ và viêm họng.
Có rất nhiều biện pháp tự nhiên đã được sử dụng để trị đau đầu và một trong số đó là tinh dầu bạc hà. Tinh dầu bạc hà có dạng lỏng để bôi ngoài da hoặc khuếch tán vào không khí. Hiện nay còn có các sản phẩm viên uống tinh dầu bạc hà. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà còn được thêm vào một số loại đồ ăn và đồ uống.