1

Đau dây thần kinh V - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

I. ĐỊNH NGHĨA

Đau dây thần kinh V hay dây tam thoa là chứng đau nửa mặt với đặc trưng là các cơn đau ngắn, dữ dội, xuất hiện tự nhiên hoặc do kích thích.

II. NGUYÊN NHÂN

- Thường không xác định rõ được nguyên nhân gây đau dây V.

- Trong một số trường hợp, có thể do:

  •  Chèn ép dây thần kinh V.
  •  Rối loạn khử myelin nguyên phát: bệnh xơ cứng rải rác.
  •  Dây thần kinh V bị xâm nhập vào vùng rễ thần kinh V hay hạch Gasser trong một số bệnh: Carcinoma, Sarcoidosis...

III. CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán xác định

1.1. Lâm sàng

1.1.1. Toàn thân

Không có biểu hiện gì đặc biệt.

1.1.2. Cơ năng

a. Đau kịch phát kéo dài một vài giây đến vài phút, xảy ra chủ yếu vào buổi sáng, hiếm khi về đêm.

b. Tính chất cơn đau

- Thường khu trú một bên mặt.

- Vùng đau là vùng chi phối một nhánh hoặc nhiều nhánh thần kinh V.

- Đau khởi phát đột ngột, với tính chất đau buốt, như dao đâm, như cháy bỏng, hay như điện giật.

- Cường độ đau dữ dội.

- Đau khởi phát từ vùng bị kích thích như ăn nhai, đánh răng, rửa mặt...

- Giữa các cơn đau là khoảng im lặng, hoàn toàn không có triệu chứng.

- Tuy nhiên, một vài bệnh nhân có thể có đau đầu âm ỉ vào những thời điểm khác.

  •  Không kèm theo dấu hiệu rối loạn cảm giác.
  •  Kiểu đau là cố định trên mỗi bệnh nhân.
  •  Ngoài ra có thể kèm theo những dấu hiệu do bệnh lý nguyên nhân gây nên.

c.Thực thể

  •  Trong một số trường hợp, có thể xác định được các tổn thương là yếu tố kích thích.
  •  Trong cơn đau, khi sờ nắn vùng mặt bên đau làm cơn đau tăng lên dữ dội.

1.2. Cận lâm sàng

  •  X quang thường quy: có thể thấy hình ảnh khối u chèn ép dây V.
  •  Chụp cộng hưởng từ: có thể phát hiện hình ảnh u thần kinh dây VIII hoặc hình ảnh các khối u chèn ép dây V.

2. Chẩn đoán phân biệt

  •  Đau thần kinh sau Herpes: phân biệt dựa vào tiền sử có nhiễm Herpes.
  •  Đau đầu từng chuỗi (Cluster Headache): kèm theo đau một bên mặt còn có dấu hiệu chảy nước mắt, nước mũi, vã mồ hôi ....
  •  Đau co thắt nửa mặt (Hemifacial Spasm): đau do thần kinh VII bị kích thích, với tính chất đau kèm theo co giật các cơ một bên mặt, nhưng không dữ dội như đau thần kinh V.

IV. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc

  •  Trong các trường hợp phát hiện được nguyên nhân thì phải điều trị loại bỏ nguyên nhân gây đau.
  •  Trong các trường hợp không xác định được nguyên nhân thì điều trị triệu chứng.

2. Điều trị cụ thể

2.1. Điều trị nguyên nhân

- Chỉ định: Trong các trường hợp xác định được nguyên nhân gây đau dây V.

- Kỹ thuật: Trường hợp dây V bị chèn ép thì phải phẫu thuật cắt bỏ các khối u (phẫu thuật giải áp thần kinh V):

  •  Vô cảm: thường thực hiện dưới gây mê.
  •  Phẫu thuật bộc lộ khối u.
  •  Cắt bỏ khối u, giải phóng dây thần kinh V.
  •  Cầm máu và kiểm sóat vùng phẫu thuật.
  •  Đặt dẫn lưu.
  •  Khâu phục hồi theo các lớp giải phẫu.

2.2. Điều trị triệu chứng

2.2.1 Nội khoa

- Chỉ định: trong các trường hợp không xác định được nguyên nhân thì điều trị nội khoa luôn là lựa chọn đầu tiên trước khi tiến hành điều trị ngoại khoa.

- Phác đồ điều trị Carbamazepine thường là lựa chọn đầu tiên khi điều trị đau thần kinh V, có thể thay thế bằng Oxcarbazepine hoặc gabapentin để giảm tác dụng phụ.

  •  Khởi đầu bằng một liều thấp, tăng dần đến liều đáp ứng. Sau khi đạt liều đáp ứng, duy trì trong 4 – 6 tuần, sau đó giảm dần về liều khởi đầu.
  •  Trường hợp thuốc lựa chọn không đáp ứng thì lựa chọn giải pháp điều trị khác.

2.2.2 Ngoại khoa

  •  Chỉ định: khi không xác định được nguyên nhân và điều trị nội khoa thất bại.
  •  Kỹ thuật: tùy trường hợp có thể áp dụng một trong các phương pháp dưới đây:

a. Phương pháp phá hủy rễ thần kinh V

Phá huỷ rễ thần kinh có thể là phá huỷ một phần (phá hủy chọn lọc) hoặc phá huỷ hoàn toàn (microsurgical rhizotomy). Phá hủy rễ thần kinh V một phần: có một số phương pháp sau:

- Phương pháp xuyên da: có 3 kỹ thuật

  •  Phá hủy rễ thần kinh V bằng Glycerol.
  •  Phá hủy rễ thần kinh V bằng bóng áp lực.
  •  Phá hủy rễ thần kinh V bằng nhiệt đông.

- Phẫu thuật cắt rễ thần kinh.

b. Phương pháp phá hủy thần kinh ngoại vi

Phá hủy thần kinh ngoại vi có thể thực hiện bằng tiêm Alcohol hoặc phẫu thuật cắt thần kinh V ngoại vi.
- Tiêm Alcohol

  •  Tiêm Alcohol vào các vị trí: lỗ cằm, lỗ dưới ổ mắt, gai Spix, bờ trên ổ mắt: sử dụng Alcohol loại 100%, gây tê trước khi tiêm lượng Alcohol khoảng 1ml.

- Phẫu thuật cắt thần kinh V ngoại vi:

  •  Xác định vị trí vùng khởi phát và nhánh thần kinh V cần cắt bỏ.
  •  Vô cảm.
  •  Phẫu thuật bộc lộ nhánh thần kinh.
  •  Cắt bỏ đoạn nhánh dây V.
  •  Cầm máu.
  •  Khâu phục hồi.

V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

1. Tiên lượng

  •  Các trường hợp xác định được nguyên nhân: cho kết quả điều trị tốt.
  •  Các trường hợp không xác định được nguyên nhân.
  •  Điều trị nội khoa: dễ tái phát.
  •  Điều trị ngoại khoa: kết quả điều trị thường tốt, tuy nhiên vẫn có tỷ lệ tái phát nhất định.

2. Biến chứng

  •  Dị cảm.
  •  Mất cảm giác xúc giác vùng dây V chi phối.

VI. PHÒNG BỆNH

Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các nguyên nhân gây đau và điều trị kịp thời.

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
U xơ thần kinh - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Viêm thị thần kinh - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015

U nguyên bào thần kinh - Bộ y tế 2015 
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

U xơ thần kinh - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

Tổn thương thần kinh thị giác sau chấn thương - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Trầm cảm và sức khỏe tinh thần trong thời kỳ mãn kinh
Trầm cảm và sức khỏe tinh thần trong thời kỳ mãn kinh

Trầm cảm trong thời kỳ mãn kinh là một vấn đề có thể điều trị được. Khi nhận thấy có những thay đổi tâm lý, cảm xúc bất thường thì nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn những phương pháp can thiệp, điều trị hiệu quả nhất.

Giang mai thần kinh có nguy hiểm không?
Giang mai thần kinh có nguy hiểm không?

Giang mai thần kinh là một trong các biến chứng của bệnh giang mai.

Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh ở người nhiễm HIV
Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh ở người nhiễm HIV

Những người nhiễm HIV sẽ bị bệnh zona thần kinh nặng hơn bình thường và cũng có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn.

Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Bệnh lý thần kinh do rượu sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây tổn thương vĩnh viễn ở hệ thần kinh và các bộ phận khác của cơ thể nếu người bệnh tiếp tục uống rượu. Điều này có thể dẫn đến khuyết tật, đau đớn mạn tính và thậm chí là tử vong.

Lợi ích của axit alpha-lipoic (ALA) đối với bệnh thần kinh đái tháo đường
Lợi ích của axit alpha-lipoic (ALA) đối với bệnh thần kinh đái tháo đường

Axit alpha-lipoic (ALA) là một liệu pháp thay thế để điều trị triệu chứng đau của bệnh viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Thai 20 tuần bị nguy cơ cao dị tật ống thần kinh, bác sĩ tư vấn xét nghiệm chọc ối có đúng không ạ?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  3203 lượt xem

Thai em 20w rồi, nhưng xét nghiệm máu lại bị dị tật ống thần kinh (nguy cơ cao), bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm chọc ối, giờ e hoang mang lo lắng quá. Lúc 12 tuần em bị ra huyết phải nằm viện đến 16 tuần. Liệu em có phải chọc ối không ạ, hay chỉ siêu âm cũng thấy dị tật rồi?

Đang cho trẻ 7 tháng tuổi bú sữa mẹ thì có thể uống thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  834 lượt xem

Tôi đang chăm con nhỏ được hơn 7 tháng. Bé vẫn đang bú mẹ. Tuy nhiên tôi lại bị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh. Bác sĩ có kê các loại thuốc: trinopast 75mg và Arcoxia cho tôi uống. Khi đang cho con bú thì tôi có thể uống các loại thuốc này được không? Có ảnh hưởng đến em bé không ạ?

Tránh nguy cơ tái phát dị tật ống thần kinh, cần bổ sung acid folic thế nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  469 lượt xem

Em mang thai con đầu lòng 14 tuần thì bị sảy vì thai nhi bị dị tật ống thần kinh. Để chuẩn bị cho lần mang thai sau, bs khuyên em cần bổ sung axit folic gấp 10 lần bình thường (với lượng 4mg/ngày). Vậy, em phải bổ sung liều axit folic như vậy trong bao lâu, trước khi mang bầu ạ?

Trẻ 22 ngày tuổi ngủ hay giật mình thì có ảnh hưởng đến thần kinh của bé không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  694 lượt xem

Em sinh bé nặng 4,1kg. Hiện bé đã được 22 ngày tuổi và nặng 4,8kg. Bé nhà em từ khi sinh ra đến giờ ngủ rất hay giật mình và còn dễ ra mồ hôi nữa. Mặc dù phòng ngủ của bé rất yên tĩnh, cũng không hề có tiếng động nào cả. Ngoài ra bé còn hay vặn mình. Em có cho bé đi khám thì bác sĩ kê bổ sung cho bé Vitamin D3. Em cần làm gì để khắc phục tình trạng trên của bé và việc giật mình có ảnh hưởng đến thần kinh của cháu không ạ?

Độ tuổi bắt đầu hành kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1224 lượt xem

Thưa bác sĩ, có kinh nguyệt sớm quá hoặc muộn quá có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây