ĐA THAI
I. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Định nghĩa
Đa thai là sự phát triển đồng thời nhiều thai trong buồng tử cung. Đây làsự bất thường về số lượng thai mà không phải là bệnh lý. Có thể gặp hai thai,ba thai, bốn thai... nhưng hay gặp nhất là hai thai mà ta thường gọi là sinh đôi.
1.2. Tỉ lệ
- Vì đa thai gây những hậu quả xấu cho thai và cho mẹ, những thai phụ đathai hay bị sảy thai sớm nên tỉ lệ đa thai giảm dần so với tuổi thai. Khi tuổi thaitrên 20 tuần, tỉ lệ đa thai chiếm khoảng 1% tổng số thai nghén
- Năm 1993, ở Mỹ có hơn 100.000 trường hợp đẻ đa thai (Ventura và cộngsự). Đặc biệt, có hơn 96.000 trường hợp đẻ song thai sống, 3.834 sinh ba, 277sinh tư, 57 sinh năm. Tỉ lệ đẻ đa thai khác nhau đáng kể giữa các dân tộc.Myrianthopoulos (1970) thấy rằng tỉ lệ đẻ sinh đôi của phụ nữ da trắng là 1/100so với phụ nữ da đen là 1/80. Một số khu vực đặc biệt châu Phi tỉ lệ đẻ đa thairất cao. Nghiên cứu của Knox và Morley (1960) tiến hành ở Nigeria cho thấy tỉlệ đẻ song thai là 1/20. Ở châu Á tỉ lệ đẻ song thai là 1/155.
- Vào cuối thập kỷ 60, người ta đã sử dụng các chất kích thích phóng noãnvà những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được áp dụng từ những năm 1970 làm cho tỉlệ đa thai ngày càng tăng.
- Tỉ lệ sinh đôi một noãn tương đối hằng định trên toàn thế giới, không phụthuộc vào chủng tộc, di truyền, tuổi và số lần đẻ. Ngược lại, tỉ lệ sinh đôi hainoãn chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố: sắc tộc, di truyền, tuổi người mẹ, số lần đẻvà đặc biệt là việc sử dụng thuốc kích thích phóng noãn trong điều trị vô sinhđã làm tăng tỉ lệ đa thai nhiều noãn một cách đáng kể.
- Đa thai cũng có thể gặp trong chửa ngoài tử cung. Các trường hợp chưangoài tử cung đa thai này cũng như các trường hợp có thai kết hợp chứa trongvà chửa ngoài tử cung.
- Nhiều thống kê cho thấy trong đa thai, tỉ lệ thai gái nhiều hơn thai trai.
- Tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh đẻ sinh đôi chiếm 11% trong tổng số tử vongsơ sinh và 10% tử vong chu sinh do đa thai. Trong đa thai tỉ lệ đẻ non tháng,thai kém phát triển trong tử cung, dị dạng bẩm sinh cao hơn so với trẻ đẻ một thai. Tử vong chu sinh trong đa thai cao là do:
- Sảy thai.
- Đè non.
- Dị dạng thai.
- Thai kém phát triển trong tử cung.
- Hai thai chung tuần hoàn, dẫn đến tình trạng cho - nhận làm cho một thai teo đét và một thai phù thũng.
- Nhiễm độc thai nghén và tăng huyết áp.
- Rau tiền đạo, rau bong non.
- Sa dây rau, thai mắc nhau.
- Đa ối.
- Ngôi thai bất thường.
II. PHÂN LOẠI
- Dựa vào nguồn gốc phát sinh người ta chia ra đa thai một noãn và đa thainhiều noãn. Hai thai có nguồn gốc thụ tinh hai noãn khác nhau, đó là sinh đôihai noãn. Nếu sinh đôi hai noãn thì giới tính có thể giống hoặc khác nhau, haibuồng đi riêng biệt, chung một bánh rau hoặc hai bánh rau riêng biệt. Khoảngmột phần ba sinh đôi phát triển từ một noãn được thụ tinh và phân chia thànhhai phân giống nhau, mỗi phần có khả năng phát triển thành một thai riêngbiệt, đó là sinh đôi một noãn.
- Nếu do phân chia trước khi lớp tế bào trong được hình thành và lớp ngoài của túi phôi chưa hình thành trung sản mạc sẽ là thành sinh đôi một noãn, hainội sản mạc, hai trung sản mạc. Tỉ lệ sinh đôi này từ 18 đến 36%. Có thể gặphai bánh rau riêng biệt hoặc một bánh rau chung. Về thời gian sự phân chiaxảy ra trong 72 giờ đầu sau khi thụ tinh.
- Nếu sự phân chia xảy ra giữa ngày thứ tư và ngày thứ tám, sau khi lớp tếbào trong đã hình thành và các tế bào đã biệt hoá thành trung sản mạc nhưngmàng ối chưa hình thành. Hai thai sẽ phát triển trong hai buồng đi riêng biệt nhưng chỉ có một trung sản mạc phủ bên ngoài. Đó là sinh đôi một noãn, mộttrung sản mạc và hai nội sản mạc.
- Nếu sự phân chia xảy ra sau tám ngày, khi đó nội sản mạc đã hình thành,hai thai sẽ phát triển trong một buồng đi chung, đó là sinh đôi một noãn, mộttrung sản mạc, một nội sản mạc.
- Nếu sự phân chia xảy ra muộn hơn nữa, sau khi đĩa phôi đã hình thành.Sự phân chia hai thai không hoàn toàn và hai thai sẽ dính vào nhau.
III, NGUYÊN NHÂN
3.1. Sắc tộc
- Ở phụ nữ da trắng tỉ lệ sinh đôi khoảng 1%. Tỉ lệ này cao hơn ở châu Phi,còn ở phương Đông thấp hơn.
3.2. Di truyền
- Người ta thấy rằng những người mẹ là sinh đôi một noãn có tỉ lệ có thai sinh đôi cao hơn so với những người cha là sinh đôi một noãn.
3.3. Tuổi mẹ và số lần đẻ
- Tuổi mẹ trên 40, đẻ nhiều lần thì tỉ lệ đa thai tăng lên.
3.4. Đa thai nhiều noãn
- Thường gặp ở những phụ nữ cao lớn, điều này liên quan nhiều đến chế độdinh dưỡng hơn là tầm vóc của người mẹ.
3.5. Gonadotropin nội sinh
- Đa thai nhiều noãn hay gặp ở nữ phụ nữ sau khi ngừng uống thuốc tránhthai một tháng. Những tháng sau, hiện tượng này ít xảy ra. Điều này có thể dotăng giải phóng kích dục tố tuyến yên trong chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên đầutiên sau khi ngừng thuốc tránh thai.
3.6. Các thuốc kích thích phóng noãn
- Đa thai thường gặp với tỉ lệ cao ở các phụ nữ điều trị vô sinh bằng các thuốckích thích phóng noãn như clomiphen citrat, Humegon, Pregnyl, Puregon... cácthuốc này có thể gây ra cả sinh đôi một noãn và sinh đôi hai noãn.
3.7. Thụ tinh trong ống nghiệm và các biện pháp hỗ trợ sinh sản
- Việc cố gắng chuyển nhiều phôi vào buồng tử cung hay vào vòi tử cung đãlàm tăng tỉ lệ đa thai một cách đáng kể.
- Những thai phụ đa thai đòi hỏi chăm sóc đặc biệt trước trong và sau khi đẻ. Nhìn chung, những biến cố xảy ra đối với mẹ và thai càng nhiều và càngnặng khi số lượng thai càng nhiều.
IV. TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN
4.1. Triệu chứng cơ năng
4.1.1. Tiền sử
- Hỏi xem tiền sử gia đình vợ hoặc chồng đã đẻ đa thai chưa. Nếu là thaiphụ đẻ con dạ thì hỏi xem đã có lần nào đẻ đa thai không. Nếu là con so thì hỏixem trước khi có thai có dùng thuốc tránh thai hay không. Nếu bệnh nhân đangđiều trị vô sinh thì hỏi xem lần mang thai này có dùng thuốc kích thích phóngnoãn hay không.
4.1.2. Dấu hiệu nghén
- Đa thai thường gây ra tình trạng nhiễm độc thai nghén sớm. Sản phụnghén nhiều hơn so với thai lần trước hoặc so với người có cùng tuổi thai.
4.1.3. Tử cung to nhanh
- Thai phụ cảm thấy bụng to nhanh hơn so với những lần có thai trước.Khám sẽ thấy tử cung to hơn 80 với tuổi thai. Có trường hợp tử cung to nhanhlàm cho thai phụ khó thở do đáy tử cung dẩy cơ hoành lên cao, Thai phụ đi lại khó khăn.
4.1.4. Cử động thai
- Thai phụ cảm thấy thai máy nhiều hơn, nhiều nơi trên khắp ổ bụng.
4.1.5. Phù
- Thường phù hai chân sớm do tử cung do chèn ép gây cản trở tuần hoànngoại vi.
4.2. Triệu chứng thực thể
4.2.1. Nhìn
- Toàn thân: dáng người mệt mỏi, da xanh, khó thở.
- Bụng căng to, thành bụng có nhiều vết rạn, ở người con so thường vếtrạn màu nâu và ở người con dạ vết rạn màu trắng. Nếu kèm theo đa ối da bụngcăng, sáng bóng và có thể kèm theo tuần hoàn bàng hệ. Hai chân phù trắng,mềm có khi lan tới bụng.
4.2.2. sờ nắn
4.2.2.1. Đo chiều cao tử cung: thấy chiều cao tử cung lớn hơn so với tuổi thai,chu vi vòng bụng cũng lớn hơn bình thường. Ở ba tháng giữa của thai kỳ nếuthấy tử cung to hơn so với tuổi thai có thể do:
- Đa thai.
- Tử cung bị đẩy lên cao do bàng quang đầy nước tiểu.
- Nhớ sai ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.
- Đa ối.
- Chửa trứng.
- Có thai kèm u xơ tử cung.Khối u buồng trứng và có thai.
- Thai quá to.
4.2.2.2. Sờ nắn tìm các cực của thai
- Trong đa thai sờ nắn ta có thể thấy nhiều cực đầu hoặc nhiều cực mông.Như trong sinh đôi ta có thể sờ thấy bốn cực: hai cực đầu và hai cực mông,nhưng thường ít khi nắn đủ được cả bốn cực. Có thể sờ thấy ba cực: hai cựcđầuvà cực mông hoặc ngược lại. Cũng có thể sờ thấy hai cực cùng tên (đầu - đầuhoặc mộng - mông) liền nhau, hoặc hai cực khác tên (một cực đầu, một cực82mông) liền nhau. Đôi khi không nắm rõ cực nào mà ta chỉ thấy lổn nhổn rấtnhiều chi.
- Trong chuyển dạ đẻ, khi có cơn co tử cung việc nắn bụng để tìm các cựccủa thai đôi khi rất khó.
4.2.3. Nghe tim thai
- Nghe được nhiều ổ tim thai nhưng các ổ tim thai phải cách nhau từ 10cmtrở lên. Tần số giữa các ổ tim thai có thể chênh lệch nhau 10 chu kỳ trong mộtphút. Khoảng cách giữa các ổ tim thai phải có khoảng cách im lặng.
4.3. Thăm âm đạo
- Là phương pháp thăm khám bổ sung giúp ta khẳng định kết quả khámngoài. Khi chưa chuyển dạ, cổ tử cung còn đóng, qua túi cùng âm đạo ta có thểxác định được cực đầu hay cực mông của thai. Khi cổ tử cung đã xoá mở ta cóthể sờ thấy các cực của thai nhi, các phần của thai thường nhỏ hơn so với kíchthước tử cung.
4.4. Các phương pháp thăm dò khác
4.4.1. Doppler tim thai
- Trong ba tháng đầu có thể phát hiện được nhiều ổ tim thai bằng doppler.
4.4.2. Siêu âm
- Là phương pháp tiện lợi, cho kết quả chính xác, nhanh. Siêu âm có thểphát hiện đa thai sớm nhất là nếu máy có dùng doppler tim thai.
- Thai 6 tuần tuổi: thấy được các túi ối.
- Thai 10 tuần tuổi: thấy sự hoạt động của tim thai.
- Thai 13 tuần tuổi: đo được chiều dài đầu mông.
- Thai từ 17 tuần: đo được đường kính lưỡng đỉnh của mỗi đầu thai nhi vàcó thể theo dõi sự phát triển của các thai nhi.
- Khi số lượng thai càng nhiều thì khả năng chẩn đoán chính xác của siêuâm càng giảm.
4.4.3. Chụp X-quang bụng
- Có thể thấy hình ảnh nhiều đầu, nhiều cột sống của thai nhi trên phimchụp X-quang bụng. Phương pháp này dễ làm cho thai nhi bị nhiễm tia xạ. Trong một số trường hợp chụp X-quang để chẩn đoán da thai có thể bị nhầm lẫn
- Khi chụp X-quang trước khi thai được 18 tuần vì ở tuổi thai này xươngthai nhi chưa cản quang đầy đủ.Kỹ thuật chụp không tốt, không lấy được hình ảnh của tất cả các thainhi, hoặc chất lượng phim xấu.
- Mẹ béo bệu.
- Khi có đa ối.
- Ngày nay chỉ định chụp X-quang để chẩn đoán đa thai đã được thay thếbằng chỉ định siêu âm vì tính hiệu quả và vô hại của siêu âm.
4.4.4. Các xét nghiệm sinh hoá
- Lượng hCG trong huyết thanh và nước tiểu trong đa thai cao hơn so vớichứa một thai nhưng không đủ để chẩn đoán xác định. Đôi khi cũng khó phânbiệt giữa chửa trứng với đa thai nếu chỉ dựa vào định lượng hCG.
- Nồng độ lactogen rau thai trong đau thai cũng cao hơn so với chửamột thai.
- Nồng độ a-feto-protein huyết thanh của mẹ cũng cao hơn trong đa thai.
- Trong huyết thanh, nồng độ estrogen: photphatase kiêm; leucineaminopeptidase và trong nước tiểu nồng độ estrion và pregnandion cũng caohơn. Nhìn chung tất cả các xét nghiệm sinh hoá đều không có thể phân biệt rõràng sự hiện diện của một hay nhiều thai trong tử cung.
4.5. Chẩn đoán xác định
Dựa vào các triệu chứng cơ năng, thực thể, siêu âm và các xét nghiệm trong đó siêu âm đóng vai trò quan trọng nhất.
4.6. Chẩn đoán phân biệt
4.6.1. Thai to
- Chỉ nắn thấy hai cực đầu và mông, giữa hai cực là diện lưng nối liên haicực với nhau. Chỉ nghe thấy một ổ tim thai.
4.6.2. Một thai và đa ối
- Thành tử cung thường căng và mềm, khó nắm được các cực của thai. Tim thai nghe nhỏ xa xăm.
- Trong song thai, tỉ lệ dư ối khoảng 10%. Sờ nắn thấy các cực và các phần của thai nhỏ so với tử cung và có dấu hiệu “bập bênh”. Thường dựa vào siêu âmđể chẩn đoán phân biệt.
4.6.3. Một thai và u nang buồng trứng
- Trong tiền sử thường thai phụ đã được khám và chẩn đoán là u nangbuồng trứng. Khi nắn dễ nhầm u nang với cực đầu hay cực mông của thai nhi.Để loại trừ u nang buồng trứng phải kích thích tử cung co bóp, nếu khi tử cungcó cơn co mà vẫn nắn rõ khối đó thì thường là u nang, còn nếu không nắn rõkhối trong đó cơn co tử cung thì đây là một cực của thai nhi.
4.6.4. Một thai và u xơ tử cung
- U xơ tử cung thường có trước khi có thai. Để xác định trong khi thăm khám nên kích tích tử cung co bóp, nếu là cực thai thì không còn nổi rõ nữa,ngược lại nếu đấy là u xơ tử cung thì vẫn nắn rõ khối.
4.6.5. Chửa trứng
- Trong quý đầu của thai nghén, đa thai và chửa trứng dễ nhầm với nhau,do cũng có triệu chứng nhiễm độc thai nghén, đa thai và chửa trứng dễ nhầmvới nhau, do cùng có triệu chứng nhiễm độc thai nghén sớm, tử cung đều to hơnso với tuổi thai, mật độ mềm.
- Trong chửa trứng thường có dấu hiệu ra máu bất thường, máu thườngmàu đen, ra dai dẳng. Toàn thân có thể có dấu hiệu thiếu máu. Tử cung tonhưng không nắm được các phần thai. Không nghe được tim thai. Ngoài ra còn có thể nắn thấy nang hoàng tuyển một hoặc hai bên.
- Chẩn đoán xác định dựa vào siêu âm.
V. XỬ TRÍ
5.1. Khi đang có thai
- Theo dõi, đánh giá sự phát triển của thai bằng khám thai định kỳ hai tuầnmột lần. Bảo đảm chế độ vệ sinh thai nghén, chế độ lao động và chế độ các chếđộ dinh dưỡng thích hợp.
- Phát hiện sớm nhiễm độc thai nghén muộn trong ba tháng cuối để xử tríkịp thời, tích cực.
- Chống tình trạng đẻ non. Thai phụ cần có chế độ nghỉ ngơi và lao độngthích hợp ngay từ khi phát hiện đa thai. Cần phát hiện sớm và điều trị kịp thờikhi có hiện tượng chuyển dạ đẻ non bằng chế độ nghỉ ngơi, thuốc men: dùng cácthuốc giảm co bóp tử cung như papaverin, buscopan, salbutamol... đặc biệt cầnphải cân nhắc việc sử dụng corticoid giúp phổi thai nhi trưởng thành sớm nếukhông có khả năng khống chế đẻ non.
5.2. Khi chuyển dạ đẻ
Tổ chức tốt kíp đỡ đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh. Oở những trung tâm có điềukiện nên bố trí kíp đỡ đẻ gồm 3 người và kíp hồi sức sơ sinh cũng 3 nhân viên.
Trong quá trình chuyển dạ đẻ phải luôn theo dõi sát sao tình trạng sản phụ và thai nhi để phát hiện sớm các biến cố và có thái độ xử trí kịp thời.
Trong đa thai, cuộc chuyển dạ thường kéo dài vì cơn co tử cung thưa yếu.
- Đỡ đẻ thai thứ nhất: nếu thai thứ nhất là ngôi chỏm thì xử trí giống nhưtrường hợp đỡ đẻ ngôi chỏm bình thường. Sau khi thai sổ phải dùng kẹp cặp dây rốn cả hai phía người mẹ và thai thứ nhất) để đề phòng thai thứ hai có chungtuần hoàn với thai thứ nhất. Ngay sau khi đỡ xong thai thứ nhất, người đã đưađứa trẻ này cho người phụ chăm sóc để đỡ thai thứ hai.
- Nếu thai thứ nhất là ngôi ngược thì xử trí cũng giống như các trường hợp ngôi ngược đẻ thường. Nhưng cần chú ý là thai thường nhỏ nên dễ bị sang chấntrong cuộc đẻ và nếu thai thứ hai là ngôi chỏm thì có khả năng hai thai mắc nhau.
- Chuẩn bị và đỡ đẻ thai thứ hai. Sau khi thai thứ nhất sổ xong, phải kiểmtra lại ngay ngôi, thế, kiểu thế và tim thai của thai thứ hai. Nếu là ngôi ngang thì phải bấm ối và tiếp theo nội xoay thai rồi đại kéo thai ra ngay. Nếu là ngôi chỏm hay ngôi ngược thì có hai thái độ xử trí:
- Tôn trọng giai đoạn nghỉ ngơi sinh lí. Thường sau 10 đến 15 phút thì cơnco tử cung xuất hiện trở lại, lúc đấy sẽ bấm ối để cố định ngôi thai thứ hai. Sauđó cuộc đẻ sẽ tiến triển như bình thường.
- Bấm ối ngay không chờ cơn co tử cung xuất hiện để cố định ngôi thai thứhai. Nếu quá 20 phút mà ngôi thai thứ hai không xuống thì phải can thiệp. Thườnglà cơn co tử cung thưa, yếu nên truyền nhỏ giọt tĩnh mạch chậm oxytocin.
- Thai thứ ba, thứ tư... tiếp tục xử trí như thai thứ hai.
- Sổ rau: sau khi đẻ xong thai thứ hai có một thời gian nghỉ ngơi sinh lýngắn nữa, rau sẽ sổ ra cùng một lúc, hoặc hai bánh rau sẽ sổ ra liên tiếp nhau.Do tử cung bị căng giãn quá mức, cơ tử cung yếu nên dễ bị đờ tử cung sau đẻ, dođó phải truyền nhỏ giọt tĩnh mạch oxytocin và tiêm bắp thịt ergometrin sau khikiểm tra rau chắc chắn không bị thiếu để đề phòng đờ tử cung. Hiện nay việc sửdụng prostaglandin để đề phòng chảy máu do đờ tử cung tỏ ra rất có hiệu quả.Có thể dùng cytotex đặt trực tràng sau khi sổ rau để đề phòng đờ tử cung.
- Nếu rau chưa sổ mà bị chảy máu thì bóc rau nhân tạo và kiểm soát tửKiểm tra bánh rau xem có sót rau, sót màng và xác định sinh đôi mộtnoãn hay hai noãn.
- Kiểm tra bánh rau: sau khi sổ rau cần phải kiểm tra bánh rau và màngrau một cách hệ thống để xác định đa thai một noãn hay đa thai nhiều noãn. Đểtiện cho việc kiểm tra cũng như an toàn cho thai nhi trong trường hợp đẻ nhiềuthai thì sau khi sổ thai thứ nhất, dây rốn về phía bánh rau kẹp 1 clamp; tiếp đến sổ thai thứ hai thì kẹp 2 clamp; thai thứ ba kẹp 3 clamp... Xem xét mối liênquan của các màng rau, túi ối. Nếu một túi ối chung, hoặc với các túi ối riêng nhưng các màng không tách biệt thì những đứa trẻ đấy có nguồn gốc một noãn.Nếu các buồng đi kề nhau được tách biệt bởi các màng riêng biệt thì cũng có thểlà đa thai một noãn nhưng thông thường là đa thai nhiều noãn.
- Nếu các đứa trẻ sinh ra là cùng giới có thể xét nghiệm nhóm máu rốn để xác định là đa thai nhiều noãn. Nếu các mẫu máu rốn đều cùng nhóm máu thìđể khẳng định có phải là đa thai nhiều noãn hay không phải áp dụng kỹ thuậtphức tạp hơn đó là nhiễm sắc đồ, DNA.
5.3. Mổ lấy thai
- Chỉ định mổ lấy thai trong đa thai là hạn hữu vì thai thường nhỏ và cókhả năng đẻ đường dưới được. Trong một số trường hợp phải mổ lấy thai:
- Hai cực đầu của hai ngôi chỏm cùng xuống một lúc, chèn nhau làm chocuộc chuyển dạ bị ngừng lại và việc thử đẩy đầu thai thứ hai lên không kết quả.cung.
- Thai thứ nhất là ngôi ngược, mắc cằm vào đầu thai thứ hai mà khôngđây được đầu thai thứ hai lên trên.
- Thai thứ nhất bị suy, sa dây rau không đẩy lên được.
- Hai thai dính vào nhau. Một số trường hợp thai dính vào nhau có thể để được đường dưới. Nên mổ lấy thai nếu thấy khả năng đẻ đường dưới có thể gâyra sang chấn nặng nề cho mẹ.
5.4. Thời kỳ hậu sản
- Đối với sản phụ: cần phải theo dõi sát trong những giờ đầu sau đẻ vì dễ xảy ra tai biến chảy máu do đờ tử cung.|
- Bảo đảm chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi tốt để sản phụ có đủ sữa nuôicon và hồi phục sức khoẻ nhanh.
- Theo dõi sát mạch, nhiệt độ, sản dịch... để phát hiện sớm nhiễm khuẩnhậu sản.
- Đối với trẻ sơ sinh cần phải được chăm sóc đặc biệt chống suy hô hấp vìbệnh màng trong, chống hạ thân nhiệt vì thường đa thai hay bị đẻ non nên phổichưa trưởng thành, trung tâm điều nhiệt chưa hoàn chỉnh. Phải đảm bảo nhiệtđộ đủ ấm, nuôi dưỡng tốt nhất là sữa mẹ, đề phòng nhiễm khuẩn để trẻ sớmthích nghi với môi trường sống bên ngoài.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014
Bạn đã quyết định trở thành cha mẹ. Nhưng hãy chờ đợi một giây - hoặc thậm chí một tháng hoặc nhiều hơn. Để mang lại cho mình những cơ hội tốt nhất cho một thai kỳ khỏe mạnh và một đứa trẻ khỏe mạnh, có một số điều quan trọng bạn cần làm trước khi bắt đầu thụ thai.
Nếu bạn đang nghĩ đến việc trở thành một ông bố thì dưới đây là danh sách những điều bạn có thể làm trước khi nỗ lực thụ thai để đảm bảo bạn đời của mình có một thai kỳ khỏe mạnh.
Nếu bạn đang nghĩ đến việc cố gắng mang thai sớm, thì đây là một vài điều bạn cần biết về việc dừng các biện pháp tránh thai.
Có một đứa con là một trong những quyết định lớn lao, kỳ diệu, thực sự làm thay đổi mọi thứ.
Trước khi bạn có con, hãy xem xét kỹ về lịch sử sức khoẻ gia đình của bạn
- 1 trả lời
- 1320 lượt xem
Tôi nghe nhiều người mách là uống siro trị ho có thể hỗ trợ cho việc thụ thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 905 lượt xem
Thưa bác sĩ, công việc của tôi chiếm khá nhiều thời gian, rất nhiều hôm phải tăng ca. Đợt này tôi đang lên kế hoạch sinh em bé, không biết tôi có nên giảm giờ làm để cố gắng thụ thai không, thưa bác sĩ! Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!
- 1 trả lời
- 1089 lượt xem
Bác sĩ ơi, ông xã của tôi bị stress căng thẳng, thì có gây ảnh hưởng gì tới việc thụ thai của chúng tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1050 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 954 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi đã dùng thuốc tránh thai trong thời gian khá dài. Điều này có ảnh hưởng đến việc thụ thai của tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!