Có nên bôi dầu dừa trên da qua đêm không?
Bí quyết để có làn da khỏe mạnh hơn có thể nằm trong chính căn bếp của bạn. Đó chính là dầu dừa.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng dầu dừa mang lại nhiều lợi ích cho làn da như: (1)
- Giảm viêm
- Ngăn chặn tổn hại do gốc tự do
- Ngăn ngừa nhiễm trùng
Theo như nhiều blog về làm đẹp nổi tiếng, dầu dừa có công dụng như một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên, đặc biệt là cho da mặt và thậm chí còn có thể bôi dầu dừa lên da và để qua đêm. (2) Dầu dừa có ưu điểm là dịu nhẹ nên an toàn cho cả những vùng da nhạy cảm như dưới mắt và trên môi.
Cách thực hiện
Các bước sử dụng dầu dừa để dưỡng da qua đêm:
- Lấy 1 thìa dầu dừa vào lòng bàn tay và xoa hai bàn tay vào nhau để làm lỏng và ấm dầu. Dầu dừa ở dạng lỏng có kết cấu rất nhẹ.
- Thoa đều dầu lên mặt và cổ. Bạn cũng có thể sử dụng dầu dừa cho vùng ngực và các vùng da khô khác trên cơ thể.
- Nhẹ nhàng thấm bớt lượng dầu thừa bằng khăn giấy mềm. Không nên sử dụng bông vì các sợi bông sẽ dính vào lớp dầu trên mặt.
- Cẩn thận không để dầu dừa dính vào mắt vì dầu sẽ khiến cho mắt bị mờ.
- Để nguyên dầu trên da và đi ngủ.
- Rửa mặt sạch như bình thường vào buổi sáng hôm sau.
Bạn cũng có thể sử dụng dầu dừa để tẩy trang trước khi dùng làm kem dưỡng qua đêm. Chỉ cần thoa dầu lên mặt, mát-xa nhẹ nhàng để loại bỏ hết bụi bẩn và lớp trang điểm, sau đó rửa bằng nước và sữa rửa mặt. Tiếp theo là bôi dầu lên da khi da đã khô.
Bạn có thể sử dụng dầu dừa thường xuyên giống như kem dưỡng ẩm thông thường để làm mềm da hoặc bôi lên da và để qua đêm một lần một tuần.
Nếu có da dầu hoặc da hỗn hợp thì chỉ nên sử dụng dầu dừa cho vùng da quanh mắt hoặc những vùng da khô. Việc thoa dầu dừa lên toàn mặt có thể khiến cho da càng bị nhờn.
Nên chọn loại dầu dừa nào?
Khi sử dụng dầu dừa để chăm sóc da thì nên chọn những sản phẩm dầu dừa có nhãn “không tinh chế” (unrefined coconut oil), “nguyên chất” (virgin coconut oil) hoặc “siêu nguyên chất” (extra virgin coconut oil).
Đây là những loại dầu dừa được sử dụng trong các nghiên cứu trên da và được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích nhất cho làn da.
Có ba loại dầu dừa chính là dầu dừa tinh chế, dầu dừa không tinh chế hay dầu dừa nguyên chất và dầu dừa dạng lỏng.
Dầu dừa dạng lỏng được sử dụng chủ yếu để nấu ăn.
Chất lượng của mỗi loại dầu dừa có sự khác biệt khá lớn. Một số loại dầu được tinh chế bằng chất hóa học. Những sản phẩm này có thể gây hại cho da và bị mất đi nhiều thành phần, đặc tính có lợi.
Dầu dừa nguyên chất được sản xuất bằng cách ép cùi dừa và thường không chứa thêm hóa chất. Đây là loại dầu dừa tốt nhất để dưỡng da.
Vào năm 2017, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một cuộc đánh giá các loại dầu được sản xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau và kết luận rằng dầu ép lạnh chứa nhiều axit béo và các hợp chất có lợi cho da hơn. (3)
Hầu hết các loại dầu dừa chất lượng cao đều có dạng rắn khi bảo quản ở nhiệt độ dưới 24 độ C (75 độ F). Dầu dừa sẽ hóa lỏng khi được làm ấm hoặc đun nóng.
Bạn có thể thoa dầu dừa lỏng hoặc đánh bông dầu bằng máy đánh trứng trước khi bôi lên da. Hãy thử thêm các loại tinh dầu hoặc thành phần có tác dụng dưỡng da khác vào dầu dừa để tăng hiệu quả, ví dụ như tinh dầu tràm trà (tea tree oil), tinh dầu oải hương (lavender), hoa cúc (chamomile) hay vitamin E.
Lợi ích của việc dưỡng da bằng dầu dừa
Dầu dừa được chiết xuất từ cùi dừa tươi hoặc khô.
Dầu dừa có công dụng dưỡng ẩm và làm mềm da. Những đặc tính này của dầu dừa có lợi cho một số loại da, chẳng hạn như da khô hoặc hỗn hợp thiên khô, đặc biệt là khi được để trên da qua đêm.
Dầu dừa có chứa các axit béo giúp tăng cường độ ẩm và bảo vệ da. Hai loại axit béo chính trong dầu dừa là axit linoleic (vitamin F) giúp da giữ ẩm và axit lauric có đặc tính kháng khuẩn.
Đối với những người có da khô bong tróc, việc sử dụng dầu dừa thay cho kem dưỡng thông thường sẽ giúp làm mềm và cấp ẩm cho da, nhờ đó mang lại làn da căng mịn và tươi tắn hơn.
Lợi ích của việc bôi dầu dừa trên da qua đêm:
- Tăng cường độ ẩm: Dầu dừa giúp củng cố lớp hàng rào bảo vệ da, giữ độ ẩm lại bên trong và giúp làn da trở nên mềm mại, căng mọng.
- Giảm viêm: Dầu dừa có đặc tính chống viêm, điều này có lợi cho da bị kích ứng, nứt nẻ.
- Tăng cường sản sinh collagen: Thành phần axit lauric trong dầu dừa có tác dụng kích thích sự sản sinh collagen. Collagen giúp da duy trì độ săn chắc và đàn hồi. Tăng cường sản sinh collagen có thể ngăn chặn và làm mờ các rãnh nhăn và nếp nhăn trên da
- Làm sáng da: Dầu dừa có tác dụng làm sáng da và làm mờ các đốm thâm hay vùng da không đều màu. Thêm nước chanh vào dầu dừa để có hiệu quả làm sáng da cao hơn.
Tác hại của việc bôi dầu dừa trên da qua đêm
Không phải ai cũng nên bôi dầu dừa trên da và để qua đêm. Một số nghiên cứu cho thấy dầu dừa có thể gây hại cho da dầu và da bị mụn trứng cá.
Lý do là bởi dầu dừa có thể làm bít tắc lỗ chân lông và dẫn đến nổi mụn.
Đối với một số loại da, dầu dừa giúp giảm mụn, làm cho da trông sáng và mềm mại hơn nhưng ở những người có da dầu thì dầu dừa lại không phải thành phần dưỡng da phù hợp. Dầu dừa có thể gây bí da, đặc biệt là khi để trên da qua đêm.
Nếu bạn có da dầu thì việc sử dụng dầu dừa có thể gây ra mụn đầu đen, mụn đầu trắng hoặc mụn mủ.
Những người sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch cũng không nên sử dụng dầu dừa trên da mặt.
Lý do là vì loại dầu này có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo ra môi trường sinh sôi, phát triển cho vi khuẩn gây mụn cũng như là các loại nấm và vi khuẩn khác.
Viêm nang lông do Pityrosporum, hay còn được gọi là viêm nang lông do Malasezzia, là một ví dụ của mụn do nấm.
Nếu bạn bị dị ứng với dừa thì không nên sử dụng dầu dừa trên da. Một số người bị dị ứng với hạt óc chó hoặc hạt phỉ cũng bị dị ứng với dừa và không nên sử dụng dầu dừa để dưỡng da.
Tóm tắt bài viết
Sử dụng dầu dừa để dưỡng da qua đêm có thể giúp cải thiện tình trạng da khô, nứt nẻ và bong tróc.
Tuy nhiên, dầu dừa có thể gây bít tắc lỗ chân lông và không phù hợp với những người có da dầu hay da dễ bị mụn trưng cá.
Ưu điểm của dầu dừa là dễ sử dụng và giá thành rẻ. Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng với dừa thì không nên dùng dầu dừa trên da.
Dầu ô liu rất giàu axit béo và chất chống oxy hóa. Dầu ô liu còn chứa một số chất đặc biệt mà những loài thực vật khác không có và trong đó có những chất có lợi cho tóc. Đó là lý do tại sao từ lâu dầu ô liu đã được sử dụng để chăm sóc tóc. Thậm chí còn có bằng chứng cho thấy dầu ô liu có tác dụng làm dịu da đầu, củng cố nang tóc và kích thích mọc tóc.
Nhiều loại dầu khác nhau, trong đó có cả dầu ô liu, đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương da, nhờ đó giúp điều trị viêm da cơ địa.
Dầu dừa được sử dụng làm thành phần trong nhiều loại thực phẩm, để nấu ăn, cũng như là để làm đẹp. Có rất nhiều nghiên cứu về lợi ích của dầu dừa đối với cơ thể, làn da và mái tóc. Một trong những lợi ích đó là kích thích mọc tóc. Dầu dừa có thực sự giúp tóc mọc nhanh hơn không?
Nhờ có nhiều lợi ích đã được chứng minh nên dầu dừa được sử dụng làm nguyên liệu chính trong nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Dầu dừa có nhiều tác dụng, từ dưỡng ẩm, bảo vệ da và tóc cho đến đặc tính kháng khuẩn và chống nấm, không ít tác dụng trong số đó có lợi cho lông mi.
Khi được sử dụng làm thực phẩm, dầu dừa đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như cung cấp năng lượng, thúc đẩy giảm mỡ, tăng cholesterol tốt và kiểm soát đường huyết. Và khi được sử dụng tại chỗ, dầu dừa cũng có nhiều tác dụng đối với da, tóc và cả lông mày.