Cố định ngoại vi trong điều trị gãy hở chi dưới - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
- Khung cố định ngoại vi được sử dụng lần đầu cho gãy xương vào thế kỷ 19 bởi Malgaigne. Sau đó ngày càng cải tiến và cho đến nay có rất nhiều loại khác nhau hữu dụng. Cố định ngoại vi có thể sử dụng cho gãy hở xương, khớp giả nhiễm trùng hay kéo dài chi...
- Gãy hở chi dưới là một cấp cứu ngoại khoa hay gặp. Xử trí khác nhau tùy mức độ tổn thương, trong đó cố định ngoài là hữu dụng trong những trường hợp gãy hở nặng với mục đích chăm sóc phần mềm và cứu chi thể là ưu tiên.
- Các biến chứng có thể gặp là tổn thương mạch máu-thần kinh lớn, cứng khớp lân cận, nhiễm trùng chân đinh.
II. CHỈ ĐỊNH
- Gãy xương hở nặng, độ III theo phân loại Gustilo.
- Gãy hở độ II nhưng đến muộn.
- Gãy có tổn thương mạch máu-thần kinh lớn và phần mềm bị tổn thương nặng.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Gãy kín hay gãy hở độ I.
- Hạn chế cố định ngoại vi đùi trừ gãy hở nặng phần mềm tổn thương nhiều hoặc có tổn thương mạch máu lớn.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
2. Người bệnh: Được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật, quá trình phục hồi chức năng sau mổ và các tai biến, biến chứng có thể gặp trong và sau cuộc phẫu thuật.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ cho phẫu thuật gãy xương đùi.
- Bộ dụng cụ cố định ngoại vi (ở Việt nam hay dùng khung FESSA).
4. Hồ sơ bệnh án: Ghi đầy đủ, chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Gây tê tủy sống hoặc gây mê.
2. Kỹ thuật
- Có thể garo đùi nếu gãy cẳng chân để nhìn rõ hơn.
- Đảm bảo nguyên tắc khi điều trị gãy hở: Cắt lọc hết tổ chức chết và dị vật bẩn và cố định diện gãy bằng phương tiện cố định.
- Đảm bảo nguyên tắc cố định ngoài với tiêu chí
- Đủ vững: đảm bảo mỗi đầu diện gãy 3 cọc.
- Hạn chế biến chứng: tránh khoan qua đường đi của mạch máu- thần kinh lớn.
- Thuận lợi cho chăm sóc phần mềm và sự thoải mái cho người bệnh.
- Ở đùi do tình trạng nhiễm trùng chân đinh và cứng gối nếu dùng thì đi từ ngoài vào và để trong thời gian ngắn rồi thay bằng phương pháp cố định bên trong. Ở cẳng chân nên đặt ở trước trong.
- Nếu gãy gần khớp có thể sử dụng khung vòng với những cọc nhỏ hơn để cố định đầu ngoại vi hoặc có thể cố định qua khớp nếu gãy vào khớp phức tạp.
- Làm sạch diện gãy và đánh giá lại phần mềm sau khi đặt cố định ngoại vi.
- Khâu che gân xương và mạch máu, thần kinh hoặc chuyển vạt (da, cơ) che phủ.
- Băng vô khuẩn.
- Điều trị kháng sinh thích hợp, theo dõi phần mềm và chăm sóc vết thương sau mổ để đưa ra xử lý kịp thời.
- Hướng dẫn tập luyện sau mổ tránh di chứng cứng khớp sau này.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Nhiễm khuẩn sau mổ.
- Hoại tử da và phần mềm sau mổ.
- Tổn thương mạch máu, thần kinh lớn.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017
Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu hiện nay được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả điều trị chứng rối loạn cương dương.
Điều trị sớm tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong khi mang thai sẽ bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé tốt hơn, giảm thiểu một số nguy cơ trong thai kỳ.
Mang thai có một số ưu điểm rất lớn như sự quan tâm, mong đợi và niềm vui khi cảm thấy bé đang chuyển động. Nhưng trong 9 tháng bạn có thể bị tước đi rất nhiều những thú vui hàng ngày mà bạn đã từng rất thích cho đến khi sinh bé ra. Những bà mẹ tương lai đã cân nhắc những điều này và họ dự định sẽ tận hưởng lại khi đứa trẻ đã ra đời. Dưới đây là một số ý kiến đã được chọn lựa của họ.
Giữa các tình trạng như kiệt sức, ốm nghén và thèm ăn, việc ăn uống phù hợp trong thai kỳ có thể sẽ trở thành một thách thức lớn. Tuy nhiên, những đứa trẻ lớn lên phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng từ cơ thể mẹ chúng, vì vậy bạn sẽ muốn lựa chọn tốt nhất về những thực phẩm ăn vào trong miệng và trong tử cung của mình. Hãy đọc 8 điều quan trọng nhất mà các nhà dinh dưỡng khuyến cáo để có được chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cân phù hợp trong suốt thai kỳ.
Một số chất bổ sung và thuốc - cả dạng thuốc viên và thuốc tiêm tĩnh mạch - được coi là an toàn khi dùng để điều trị buồn nôn và nôn trong khi mang thai, mặc dù không phải tất cả đều hiệu quả.
- 1 trả lời
- 845 lượt xem
- Bác sĩ cho hỏi, các phản ứng nhạy cảm với vắc xin có di truyền từ bố mẹ sang con không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 756 lượt xem
Bé trai nhà em sinh mổ lúc mẹ 39 tuần 4 ngày. Bé nặng 3,4kg. Hiện bé được 6 tháng 10 ngày và nặng 9,2kg ạ. Từ lúc sơ sinh đến giờ bé uống sữa công thức. Bé bắt đầu ăn dặm bột ngọt lúc 5 tháng 10 ngày với 50ml vào buổi sáng. 2 tuần gần đây, bé có hiện tượng rặn đỏ mặt khi đi ngoài và thỉnh thoảng có ít máu trong phân. Em có cho bé ăn hoa quả xay nhuyễn như chuối, bơ, xoài nhưng không cải thiện. Em có nên cho bé uống thuốc trị táo bón không ạ? Và thực phẩm nào tốt cho bé bị táo bón ạ? Ngoài ra bé nhà em chân phải to hơn chân trái. Bé vẫn hoạt động bình thường nhưng 6 tháng vẫn chưa thể tự đứng với sự giúp đỡ của người lớn. Em có cần cho bé đi khám không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 991 lượt xem
Em kết hôn khi gần 39 tuổi nên rất mong sớm có em bé. Trễ kinh 3 ngày, em thử que cho 1 vạch đậm 1 vạch mờ. Thấy ra nhiều huyết trắng đặc sệt, có mùi hôi nhưng ko ngứa, em đi khám, bs siêu âm bảo nội mạc tử cung dày 11mm. Như vậy, thai em đang ở trong hay ngoài tử cung ạ? Em siêu âm sớm như vậy, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không?Và khi nào thì em nên tái khám ạ?
- 1 trả lời
- 732 lượt xem
Trễ kinh 15 ngày, em đi siêu âm, bs nghi ngờ em bị thai ngoài tử cung, xuất huyết buồng trứng trái, xét nghiểm beta HCG 256. Hai ngày sau, em tái khám, bs siêu âm lần 2, cho kết quả: có echo kém trong lòng tử cung. Như thế, khả năng em có thai trong tử cung có cao không ạ?
- 1 trả lời
- 1193 lượt xem
Trễ kinh 15 ngày, em đi Bv khám, bs bác sĩ nói là siêu âm không thấy có thai và cho em đi xét nghiệm (xn) beta thì kết quả là 924.97miu/ml. Bs nói là có thai nên hẹn em tuần sau tái khám. Đúng hẹn, em đi khám, bs siêu âm kết luận là có cấu trúc echo trống d=7mm bờ mỏng. Sau đó em đi xn beta lại thì có kết quả là 1908.55 miu/ml. Như vậy, không biết là thai em đang ở trong hay ngoài tử cung, thưa bs?