Đo liều sinh học trong điều trị tia tử ngoại - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Liều sinh học của bức xạ tử ngoại là thời gian tối thiểu để gây được hiện tượng đỏ da tối thiểu trên một người nhất định với một nguồn tử ngoại để cách xa 50cm và chiếu thẳng góc (vuông góc) vào da.
Vì mức độ cảm ứng với bức xạ tử ngoại của từng người khác nhau, do đó trước khi tiến hành điều trị tử ngoại cần xác định liều sinh học của bản thân người đó để chỉ định liều điều trị thích hợp.
Liều sinh học (LSH) chỉ có ý nghĩa với từng người và một chiếc đèn nhất định, không áp dụng cho người khác và đèn khác.
II. CHỈ ĐỊNH
- Đo liều sinh lý để tính liều điều trị trên mỗi bệnh nhân.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Những trường hợp dị ứng với tử ngoại.
- Những trường hợp không có chỉ định điều trị với tử ngoại.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ phục hồi chức năng.
- Kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
2. Phương tiện
- Đèn tử ngoại.
- Thước đo (thước Goc-ba-chep): là một tấm kim loại hoặc bằng bìa có 6 lỗ hình chữ nhật và một thanh trượt có thể đóng hoặc mở các lỗ đó.
3. Người bệnh
- Cần giải thích rõ tác dụng và cách thức tiến hành khi đo để có sự hợp tác với người đo.
4. Hồ sơ bệnh án
- Kiểm tra tên, các chỉ số nhân học, bệnh học, kiểm tra chỉ định.
- Cần ghi rõ vùng chỉ định đo.
- Ngày, giờ tiến hành thủ thuật, dự tính ngày giờ đọc kết quả.
- Ghi cụ thể kết quả đo được để từ đó tính liều điều trị.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Kiểm tra hồ sơ: đối chiếu hồ sơ với tên thực của người bệnh về chẩn đoán, chỉ định.
- Kiểm tra người bệnh: bộc lộ vùng đo, khám kiểm tra để đảm bảo vùng đo không bị tổn thương hoặc có dấu hiệu bất thường gì.
- Vị trí đo: thường đo ở vùng cơ thể nhạy cảm nhất như vùng ngực, lưng, mặt trước trong cánh tay.
- Thực hiện kỹ thuật: cố định thước lên da sao cho tấm kim loại luôn áp sát mặt da, đẩy thanh trượt che kín cả 6 lỗ. Đèn tử ngoại đặt cách xa 50 cm và chiếu thẳng góc với mặt da. Lần lược kéo thanh trượt để hở lỗ thứ nhất 15 giây, rồi kéo tiếp để hở lỗ thứ hai 15 giây, cứ tiếp tục như vậy đến lỗ thứ 6 thì tắt đèn và tháo thước ra. Như vậy lỗ thứ nhất được chiếu 90 giây, các lỗ tiếp theo ít hơn 15 giây so với lỗ trước nó, đến lỗ thứ 6 chỉ được chiếu 15 giây. Sau khi đo xong, dặn người bệnh không được gãi hoặc chà xát lên vùng da vừa đo, không uống rượu bia, không để vùng da đó tiếp xúc với nắng.
- Đọc kết quả: sau 18 - 24 giờ (thông thường sau 6 - 8 giờ đ thấy hiện tượng đỏ da) khi đọc kết quả thấy 1 trong 3 biểu hiện sau:
- Tất cả 6 lỗ đều không thấy đỏ da: là do liều tử ngoại quá thấp, cần đo lại với liều cao hơn (công suất đèn cao hơn hoặc thời gian chiếu mỗi lỗ dài hơn).
- Thấy một số lỗ đỏ da có bờ viền rõ, chọn lỗ nào đỏ da ít nhất nhưng còn nhìn rõ bờ viền, thời gian chiếu của lỗ đó là LSH.
- Cả 6 lỗ đều đỏ da rõ: là do liều quá cao, cần đo lại với liều giảm đi.
- Trong thực hành điều trị, để rút ngắn bớt thời gian chiếu người ta có thể để đèn vào gần da hơn (nhưng không được để khoảng cách quá gần, dưới 20 - 30 cm). Cường độ của bức xạ tử ngoại tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách và được tính theo công thức :
B^2
T = A x --------
C^2
+ Trong đó:
- T là thời gian điều trị cần tìm (tính bằng phút/giây);
- A là liều sinh học (tính bằng phút/giây);
- B là khoảng cách để đèn xa da (tính bằng cm);
- C là khoảng cách khi đo liều sinh học (bằng 50 cm).
VI. THEO DÕI
- Tình trạng dị ứng. Tình trạng sức khỏe của người bệnh nói chung.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Mắt nhìn rát: liên quan do bỏng tử ngoại. Xử trí: khi chiếu bệnh nhân đeo kính râm. Khi bị rát nhỏ thuốc mắt lidocain 1%.
- Dị ứng tia tử ngoại: bôi thuốc chống dị ứng, mỡ nitrat bạc vùng dị ứng.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Những phụ nữ bị mụn rộp sinh dục và đang mang thai cần điều trị bằng liệu pháp ức chế virus nhằm giảm nguy cơ lây truyền virus sang con trong khi sinh và giảm khả năng phải sinh mổ.
Phototherapy, còn được gọi là liệu pháp ánh sáng, có nghĩa là điều trị bằng một loại ánh sáng đặc biệt.
Liệu pháp áp lạnh là gì? Quy trình thực hiện như thế nào? Có những rủi ro gì?
Sự ra đời của liệu pháp kháng virus đã tạo ra sự thay đổi lớn trong điều trị và phòng ngừa HIV. Phương pháp này đã mang lại hy vọng mới cho những người nhiễm HIV, giúp người bệnh có cuộc sống khỏe mạnh bình thường và tuổi thọ lâu dài.
Tiểu đường type 1 là một bệnh tự miễn xảy ra do tuyến tụy bị chính hệ miễn dịch của cơ thể tấn công và không có khả năng sản xuất insulin – loại hormone giúp điều hòa lượng đường trong máu. Đây là một căn bệnh mãn tính hiện vẫn chưa có cách nào chữa khỏi. Những người mắc bệnh lý này phải sử dụng liệu pháp insulin suốt đời để kiểm soát đường huyết.
- 1 trả lời
- 1354 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 907 lượt xem
Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?
- 1 trả lời
- 2505 lượt xem
Bé nhà em sinh non 34 tuần, nặng 1,5kg. Nay bé đã được 4 tháng rưỡi, nặng 7,2 kg. Ngay từ đầu em vừa kết hợp cho bé bú mẹ lẫn bú bình. Đến nay sữa mẹ không đủ nên bé bỏ bú mẹ luôn. Từ trước tới giờ phân của bé vẫn bình thường, chỉ có 4 ngày trở lại đây, em bỗng thấy phân của bé có màu xanh đen, dẻo, bết dính và hơi nặng mùi. Bé vẫn bú bình thường. Xin hỏi phân của bé nhà em như vậy có vấn đề gì không ạ?
- 1 trả lời
- 756 lượt xem
Bé trai nhà em sinh mổ lúc mẹ 39 tuần 4 ngày. Bé nặng 3,4kg. Hiện bé được 6 tháng 10 ngày và nặng 9,2kg ạ. Từ lúc sơ sinh đến giờ bé uống sữa công thức. Bé bắt đầu ăn dặm bột ngọt lúc 5 tháng 10 ngày với 50ml vào buổi sáng. 2 tuần gần đây, bé có hiện tượng rặn đỏ mặt khi đi ngoài và thỉnh thoảng có ít máu trong phân. Em có cho bé ăn hoa quả xay nhuyễn như chuối, bơ, xoài nhưng không cải thiện. Em có nên cho bé uống thuốc trị táo bón không ạ? Và thực phẩm nào tốt cho bé bị táo bón ạ? Ngoài ra bé nhà em chân phải to hơn chân trái. Bé vẫn hoạt động bình thường nhưng 6 tháng vẫn chưa thể tự đứng với sự giúp đỡ của người lớn. Em có cần cho bé đi khám không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1131 lượt xem
Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?