1

Có cần thiết phải tránh các loại thực phẩm chứa carrageenan không?

Carrageenan có thể gây hại cho sức khỏe, ví dụ như làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây đầu hơi, hội chứng ruột kích thích và thậm chí là làm tăng nguy cơ ung thư.
carrageenan Có cần thiết phải tránh các loại thực phẩm chứa carrageenan không?

Carrageenan là gì?

Carrageenan là một chất phụ gia được sử dụng để làm đặc, nhũ hóa và bảo quản đồ ăn, thức uống. Đó là một thành phần tự nhiên có nguồn gốc từ tảo đỏ (hay còn gọi là rêu Ailen). Carrageenan thường có trong các loại sữa hạt, sản phẩm thịt và sữa chua.

Kể từ cuối những năm 1960, đã có nhiều tranh cãi về những ảnh hưởng của carrageenan đến sức khỏe. Một số bằng chứng cho thấy carrageenan gây ra phản ứng viêm, loét đường tiêu hóa và làm tổn hại đến hệ tiêu hóa. (1) Do đó đã có kiến ​​nghị rằng các sản phẩm chứa carrageenan phải được dán nhãn cảnh báo hoặc thậm chí còn có ý kiến đề xuất nên ngừng sử dụng chất này trong sản xuất thực phẩm.

Vậy cụ thể carrageenan ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào và có cần thiết phải loại bỏ chất này ra khỏi chế độ ăn uống không?

Tác hại của carrageenan

Các sản phẩm chứa carrageenan có thể được dán nhãn là “tự nhiên” (natural), nhưng các nghiên cứu đã cho thấy carrageenan có thể trực tiếp gây ra hoặc làm tăng mức độ nghiêm trọng của các vấn đề như:

  • Phản ứng viêm
  • Đầy hơi
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Không dung nạp glucose
  • Ung thư đại trực tràng
  • Dị ứng thực phẩm

Tình trạng viêm gia tăng có thể dẫn đến các bệnh khác, chẳng hạn như bệnh viêm ruột, viêm khớp, viêm gân, viêm túi mật…

Một cuộc đánh giá đã chỉ ra rằng không có sự khác biệt nào đáng kể giữa carrageenan "cấp thực phẩm" (không phân hủy) và carrageenan phân huỷ. (2) Carrageenan phân hủy là dạng carrageenan có thể gây ung thư và không được phép sử dụng trong thực phẩm. Carrageenan phân hủy thậm chí còn được sử dụng để gây viêm trong các nghiên cứu trên động vật. Theo Cornucopia, kết quả kiểm tra cho thấy carrageenan cấp thực phẩm chứa ít nhất 5% carrageenan phân hủy. Một trong số các mẫu kiểm tra thậm chí còn có tỷ lệ carrageenan phân hủy là 25%. (3)

Trong số các nghiên cứu về sự nguy hiểm của carrageenan thì có rất nhiều nghiên cứu mới chỉ được thực hiện trên động vật và trên tế bào trong ống nghiệm. Các phản ứng tiêu cực như đầy hơi, hội chứng ruột kích thích và các vấn đề tiêu hóa khác sau khi ăn thực phẩm chứa carrageenan chủ yếu là do người dùng báo cáo. Mặc dù đa số mọi người đều nhận thấy các triệu chứng khó chịu giảm đi sau khi ngừng ăn các sản phẩm chứa carrageenan nhưng vẫn cần thực hiện thêm các nghiên cứu trên người để kiểm chứng các tác hại của chất này.

Có cần thiết phải tránh thực phẩm chứa carrageenan không?

Cần có nhiều nghiên cứu trên người hơn nữa để xác nhận mối liên hệ giữa carrageenan và các vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, vì chất này hiện cũng chưa được chứng minh là an toàn nên để tránh xảy ra những vấn đề không mong muốn thì tốt nhất nên hạn chế ăn uống các loại thực phẩm chứa carrageenan.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vẫn chấp thuận thành phần này. Nhưng vào năm 2016, Ủy ban Tiêu chuẩn Hữu cơ Quốc gia Hoa Kỳ (National Organic Standards Board) đã bỏ phiếu loại bỏ carrageenan ra khỏi danh sách những thành phần đã được phê chuẩn. Điều này có nghĩa là các sản phẩm chứa carrageenan không còn được dán nhãn “USDA organic” (hữu cơ) nữa. “USDA organic” là chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture).

Carrageenan có trong những thực phẩm nào?

Carrageenan thường được sử dụng trong các sản phẩm chay và thuần chay. Vì có nguồn gốc từ thực vật nên carrageenan được dùng để thay thế cho gelatin – một chất làm đông được chiết xuất từ collagen trong da hoặc xương động vật.

Một số thực phẩm chứa carrageenan phổ biến:

  • Sô cô la sữa
  • Phô mai
  • Kem tươi
  • Kem lạnh
  • Sữa hạt, ví dụ như sữa hạnh nhân, sữa hạt gai dầu, sữa gạo, sữa đậu nành…
  • Các sản phẩm từ sữa thuần chay, chẳng hạn như phô mai thực vật
  • Sữa dừa
  • Bột kem béo thực vật
  • Thịt nguội

Carrageenan không có giá trị dinh dưỡng. Vì vậy nên việc loại bỏ các loại thực phẩm chứa thành phần này ra khỏi chế độ ăn sẽ không gây thiếu hụt bất kỳ chất nào. Có rất nhiều loại thực phẩm chay và thuần chay không chứa carrageenan mà giá trị dinh dưỡng vẫn không đổi. Mặc dù các loại sữa không chứa carrageenan có thể bị tách nước nhưng đây là hiện tượng bình thường và có thể dễ dàng khắc phục bằng cách lắc đều trước khi uống.

Carrageenan còn được thêm vào thức ăn cho vật nuôi, đặc biệt là các loại đồ hộp. Để bảo vệ sức khỏe cho thú cưng của mình thì nên chọn những sản phẩm không chứa chất phụ gia này.

Tóm tắt bài viết

Carrageenan là một chất phụ gia được dùng trong nhiều loại thực phẩm, chủ yếu là thịt nguội và các sản phẩm sữa thực vật. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu trên người nhưng các nghiên cứu trên động vật và trên tế bào cho thấy carrageenan có thể gây hại cho sức khỏe, ví dụ như làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây đầu hơi, hội chứng ruột kích thích và thậm chí là làm tăng nguy cơ ung thư. Trên thực tế, nhiều người cũng nhận thấy các triệu chứng khó chịu về tiêu hóa đã giảm hẳn khi ngừng ăn những thực phẩm có chứa carrageenan. Nếu cảm thấy lo ngại về các tác hại đến sức khỏe thì nên tránh những sản phẩm có chứa carrageenan. Carrageenan được ghi trong bảng thành phần nên có thể dễ dàng nhận biết những sản phẩm nào có chứa chất phụ gia này.

Hãy đi khám nếu tiếp tục có biểu hiện tăng viêm hoặc các vấn đề về tiêu hóa sau khi đã loại bỏ carrageenan ra khỏi chế độ ăn vì đó có thể là những dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn chứ không phải do carrageenan.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những thực phẩm lành mạnh giúp bổ sung 13 loại vitamin thiết yếu
Những thực phẩm lành mạnh giúp bổ sung 13 loại vitamin thiết yếu

Thực phẩm không chỉ giúp chúng ta no bụng mà còn cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển và hoạt động bình thường. Những gì chúng ta ăn hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại và tình trạng sức khỏe trong nhiều năm tới.

16 loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B3 (niacin)
16 loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B3 (niacin)

Vitamin B3, hay niacin, là một chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể không thể tự sản sinh nên cần phải được cung cấp từ các loại thực phẩm. Vitamin B3 có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, đặc biệt là thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt bò, lợn, cá và gà.

15 loại thực phẩm chứa nhiều folate (vitamin B9)
15 loại thực phẩm chứa nhiều folate (vitamin B9)

Folate là một vi chất dinh dưỡng quan trọng có trong rất nhiều loại thực phẩm khác nhau như các loại đậu, trứng, rau xanh, trái cây, các loại quả hạch và hạt…

12 loại thực phẩm chứa nhiều sắt
12 loại thực phẩm chứa nhiều sắt

Sắt là một khoáng chất quan trọng nhưng cơ thể không thể tự sản xuất nên chế độ ăn hàng ngày phải cung cấp đủ lượng sắt.

8 loại không dung nạp thực phẩm phổ biến nhất
8 loại không dung nạp thực phẩm phổ biến nhất

Khác với dị ứng, không dung nạp thực phẩm không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng không dung nạp vẫn gây ra các triệu chứng khó chịu.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
cdxd ngắn có bị hội chứng người lùn không ạ
  •  1 năm trước
  •  0 trả lời
  •  493 lượt xem

dạ chào bác sĩ . em bé hiện tại sa được 37 tuần . cdxd chi có 55 , 2kg1 vây có bị hội chứng người lùn k ạ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây