1

Có cần chụp X-quang để chẩn đoán sỏi thận không?

Có nhiều phương pháp được sử dụng để phát hiện sỏi thận và một trong số đó là chụp X-quang. Bài viết này sẽ giải thích khi nào cần chụp X-quang để chẩn đoán sỏi thận và một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thay thế cho chụp X-quang.
Có cần chụp X-quang để chẩn đoán sỏi thận không? Có cần chụp X-quang để chẩn đoán sỏi thận không?

Sỏi thận là một vấn đề khác phổ biến. Ước tính cứ 10 người thì có 1 người bị sỏi thận vào một thời điểm nào đó trong đời.

Theo Tổ chức Thận Quốc gia Hoa Kỳ (National Kidney Foundation), tỷ lệ mắc sỏi thận đã tăng hơn gấp đôi trong 30 năm qua.

Các triệu chứng phổ biến của sỏi thận gồm có:

  • Đau ở hai bên thắt lưng
  • Đau bụng kéo dài dai dẳng
  • Nước tiểu đục hoặc có máu
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Sốt
  • Ớn lạnh

Có tiền sử bệnh tiểu đường và cao huyết áp có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.

Nếu bạn đang có các dấu hiệu sỏi thận thì nên đi khám. Có nhiều phương pháp được sử dụng để phát hiện sỏi thận và một trong số đó là chụp X-quang. Bài viết này sẽ giải thích khi nào cần chụp X-quang để chẩn đoán sỏi thận và một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thay thế cho chụp X-quang.

Có cần chụp X-quang để chẩn đoán sỏi thận không?

Nếu nghi ngờ có sỏi thận, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu chụp X-quang thận-niệu quản-bàng quang. Đây là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng bức xạ liều thấp để tạo ra hình ảnh các cơ quan trong vùng bụng. X-quang giúp đánh giá kích thước và vị trí của sỏi thận trong đường tiết niệu.

Tuy nhiên, chụp X-quang không được sử dụng phổ biến như các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác vì chụp X-quang có thể bỏ sót các viên sỏi thận kích thước nhỏ, ví dụ như sỏi axit uric.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị chụp X-quang làm bước chẩn đoán hình ảnh đầu tiên để phát hiện sỏi thận lớn. Tuy nhiên, chụp X-quang không phải là lựa chọn tốt nhất để chẩn đoán sỏi thận.

Thay vào đó, chụp X-quang thường được thực hiện trong quá trình điều trị sỏi thận để theo dõi những thay đổi về kích thước sỏi.

Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác, chẳng hạn như chụp cắt lớp vi tính (CT) và siêu âm để có được hình ảnh chi tiết hơn.

Ngoài các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, người bệnh sẽ còn phải trải qua bước thăm khám lâm sàng, xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu.

So sánh chụp X-quang với chụp CT và siêu âm

Chụp CT

Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh kết hợp tia X với công nghệ máy tính để tạo ra hình ảnh của các cơ quan trong cơ thể, chẳng hạn như đường tiết niệu. Chụp CT phát ra bức xạ nhiều hơn đáng kể so với chụp X-quang.

Chụp CT có độ nhạy cao hơn tia X và có thể phát hiện sỏi thận nhỏ hơn. Chụp CT còn cung cấp hình ảnh chi tiết hơn, giúp xác định kích thước và vị trí chính xác của sỏi thận.

Trong những ca bệnh phải cấp cứu, bác sĩ thường sử dụng phương pháp chụp CT vì chụp CT cung cấp hình ảnh nhanh hơn và chi tiết hơn, cho phép chẩn đoán nhanh hơn.

Chụp CT là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chính xác nhất để kiểm tra sỏi thận.

Siêu âm

Mặc dù chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chính xác nhất để kiểm tra sỏi thận và thường được sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp nhưng ngoài ra còn một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác mà các bác sĩ cũng thường sử dụng, đó là siêu âm.

Đôi khi, bác sĩ yêu cầu siêu âm trước vì phương pháp này nhanh chóng, an toàn và đơn giản. Không giống như chụp X-quang và chụp CT, siêu âm không sử dụng bức xạ.

Mặc dù chụp CT có độ nhạy cao hơn nhiều nhưng hoàn toàn có thể siêu âm trước. Điều này đã được chứng minh là có hiệu quả tương đương chụp CT trước trong các trường hợp khẩn cấp.

Tuy nhiên, nếu hình ảnh siêu âm không rõ ràng thì vẫn cần phải chụp CT.

Câu hỏi thường gặp về chụp X-quang sỏi thận

Có thể nhìn thấy sỏi thận trên ảnh chụp X-quang không?

Ảnh chụp X-quang sẽ cho thấy sỏi thận. Ảnh chụp X-quang cung cấp cho bác sĩ thông tin về kích thước và vị trí của sỏi nhưng lại thường không phát hiện được sỏi thận có kích thước nhỏ.

Xác nhận sỏi thận bằng cách nào?

Thông thường, quá trình chẩn đoán sỏi thận gồm có bước khám lâm sàng, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng gồm có chụp X-quang, chụp CT hoặc siêu âm.

Phương pháp nào giúp phát hiện sỏi thận chính xác hơn: siêu âm hay chụp X-quang?

Siêu âm giúp phát hiện sỏi thận chính xác hơn vì hình ảnh siêu âm cho thấy cả những viên sỏi nhỏ. Siêu âm còn có ưu điểm là không sử dụng bức xạ.

Tóm tắt bài viết

Nếu người bệnh có dấu hiệu bị sỏi thận, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và một số bước kiểm tra khác.

Có nhiều kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng, gồm có chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính và siêu âm.

Chụp cắt lớp vi tính là cách chẩn đoán sỏi thận chính xác nhất vì chụp CT có độ nhạy cao nhất, giúp biết được kích thước và vị trí của sỏi thận. Bác sĩ cũng có thể lựa chọn siêu âm, phương pháp này cũng có độ chính xác không kém chụp CT và có ưu điểm là không sử dụng bức xạ.

Chụp X-quang có thể bỏ sót những viên sỏi nhỏ nên đây không phải là phương pháp lý tưởng để chẩn đoán sỏi thận. Tuy nhiên, người bệnh có thể phải chụp X-quang trong quá trình điều trị để theo dõi sự thay đổi về kích thước sỏi thận.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Có những loại sỏi thận nào và cách điều trị có khác nhau không?
Có những loại sỏi thận nào và cách điều trị có khác nhau không?

Sỏi thận được chia làm 4 loại chính là sỏi canxi, sỏi axit uric, sỏi struvite (magie amoni photphat) và sỏi cystin. Mỗi loại sỏi thận có hình dạng khác nhau do sự khác biệt về đặc điểm về tinh thể khoáng chất.

Trẻ em có bị sỏi thận không?
Trẻ em có bị sỏi thận không?

Mặc dù phần lớn những trường hợp bị sỏi thận là người lớn nhưng vấn đề này có thể xảy ra ở cả trẻ em.

Trị sỏi thận bằng nước ép nam việt quất có hiệu quả không?
Trị sỏi thận bằng nước ép nam việt quất có hiệu quả không?

Sỏi thận là một vấn đề phổ biến. Có nhiều nguyên nhân gây sỏi thận và một trong số đó là chế độ ăn uống. Trong khi một số loại thực phẩm góp phần gây sỏi thận thì một số lại được cho là có công dụng trị sỏi thận, ví dụ như quả nam việt quất.

Sỏi bàng quang và sỏi thận có gì giống và khác nhau?
Sỏi bàng quang và sỏi thận có gì giống và khác nhau?

Mặc dù đều hình thành từ khoáng chất tích tụ trong nước tiểu nhưng sỏi bàng quang và sỏi thận không giống nhau. Hai loại sỏi này nằm ở các bộ phận khác nhau của cơ thể và thường có các triệu chứng khác nhau. Nhưng sỏi bàng quang và sỏi thận đều có thể bị mắc kẹt và dẫn đến biến chứng.

Tiêu chảy có phải triệu  chứng của sỏi thận không?
Tiêu chảy có phải triệu chứng của sỏi thận không?

Sỏi thận là những khối cứng hình thành do khoáng chất trong nước tiểu lắng đọng ở thận. Tiêu chảy không phải một triệu chứng của sỏi thận nhưng có thể xảy ra sau phẫu thuật loại bỏ sỏi thận. Sỏi thận có thể gây ra một số triệu chứng về tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn và nôn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây