1

Chọc hút ổ viêm/ áp xe phần mềm - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Viêm hoặc áp xe phần mềm là một bệnh lý nhiễm khuẩn thường gặp trong bệnh lý cơ xương khớp. Chọc hút ổ viêm hoặc ổ áp xe có giá trị chẩn đoán và điều trị bệnh. Chọc hút dịch làm xét nghiệm vi khuẩn học giúp xác định nguyên nhân gây ổ áp xe, từ đó giúp lựa chọn kháng sinh điều trị cho phù hợp và hiệu quả.
  • Chọc hút ổ viêm/ áp xe giúp giải phóng ổ mủ làm cho quá trình điều trị hiệu quả hơn, tránh vỡ ổ áp xe.

II. CHỈ ĐỊNH

Chỉ định:

  •  Các ổ viêm/ áp xe phần mềm ở nông xác định được rõ vị trí bằng thăm khám lâm sàng

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Bệnh lý rối loạn đông máu, người bệnh đang dùng thuốc chống đông.
  •  Các tổn thương nằm sát các vị trí có nguy cơ cao bị biến chứng khi chọc như  sát mạch máu, thần kinh, tim phổi...
  •  Các ổ viêm/ áp xe ở vị trí sâu không xác định được trên lâm sàng.
  •  Thận trọng với người bệnh có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, Chỉ thực hiện thủ thuật khi các bệnh lý trên đã được kiểm soát tốt.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện (chuyên khoa)

  •  01 bác sỹ thực hiện thủ thuật: tại các bệnh viện tuyến Trung ương/ Tỉnh/ Thành phố đã được đào tạo và cấp chứng chỉ.
  •  01 điều dưỡng.

2. Phương tiện

  •  Phòng Thủ thuật đạt tiêu chuẩn chuyên môn.
  •  Hộp thuốc chống sốc theo quy định.
  •  Hộp đựng dụng cụ vô trùng (xăng có lỗ, kẹp có mấu, bông băng gạc...).
  •  Bông, cồn 70o, dung dịch Betadin hoặc cồn iốt, băng dính y tế/ băng dính Urgo.
  •  Thuốc: gây tê xylocain 2%
  •  Kim tiêm: 18 G, bơm tiêm: 10ml, 20 ml
  •  Ống đựng bệnh phẩm, lam kính, nhãn dán, bút viết trực tiếp trên lam kính, ống nuôi cấy vi khuẩn/ nấm, ống xét nghiệm PCR lao...

3. Người bệnh

  •  Cần được kiểm tra các chỉ định, chống chỉ định.
  •  Giải thích BN: mục đích, tai biến của thủ thuật; ký giấy cam đoan làm thủ thuật
  •  Làm các xét nghiệm cơ bản như đông máu cơ bản, nhóm máu, HIV, HbsAg, các xét nghiệm huyết học, sinh hóa cơ bản.

4. Hồ sơ bệnh án

  •  Theo mẫu quy định

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Thực hiện tại phòng thủ thuật theo quy định

  1.  Kiểm tra hồ sơ bệnh án , chỉ định, chống chỉ định
  2.  Xác định vị trí ổ viêm/ ổ áp xe trên lâm sàng
  3.  Xác định đường dự định chọc hút.
  4.  Sát trùng da ở vị trí đường vào bằng dung dịch Betadin, trải săng vô khuẩn có lỗ.
  5.  Gây tê tại chỗ bằng xylocain.
  6.  Chọc hút ổ viêm/ ổ áp xe theo hướng đã xác định trước
  7.  Hút dịch tại ổ viêm/ áp xe
  8.  Vừa hút, vừa kết hợp với quan sát, thăm khám lâm sàng. Hút đến khi nào ổ áp xe hết hoặc không thể hút được nữa.
  9.  Rút kim ra khỏi ổ viêm/ áp xe
  10.  Sát khuẩn, dán urgo tại vị trí chọc hút
  11.  Chăm sóc người bệnh sau chọc hút
  •  Theo dõi tình trạng chảy máu tại chỗ ngay sau chọc hút, nếu có cần băng ép chặt.
  •  Theo dõi lượng mủ, dịch chảy ra tại vị trí chọc.
  •  Dặn người bệnh không để ướt tại vị trí tiêm trong vòng 24 giờ.

VI. THEO DÕI

  •  Chỉsố theo dõi: mạch, HA, tình trạng chảy máu, chảy dịch tại chỗ.
  •  Theo dõi các tai biến và tác dụng phụ có thể xảy ra (bên dưới) sau 24giờ.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Đau tăng sau khi chọc hút, có thể bổ sung các thuốc giảm đau nếu cần.
  •  Chảy máu sau chọc hút, cần băng ép chặt.
  •  Chảy dịch hoặc mủ tại vị trí chọc hút cần làm khô cho tới hết. Băng lại vết chọc. Thay băng hàng ngày.
  •  Phản ứng thần kinh thực vật: đôi khi người bệnh cảm thấy hơi nhức đầu hoặc sây sẩm trong hoặc sau khi làm thủ thuật, rất hiếm khi bị ngất.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Chọc hút ổ viêm/ áp xe phần mềm dưới hướng dẫn của siêu âm- Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Bệnh viêm khớp phản ứng - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút bằng kim nhỏ để chẩn đoán tổn thương phần mềm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm để chẩn đoán các tổn thương phần mềm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

TOP 10 Nguyên Nhân Gây Viêm Loét Bộ Phận Sinh Dục Ở Nữ Giới
TOP 10 Nguyên Nhân Gây Viêm Loét Bộ Phận Sinh Dục Ở Nữ Giới

Vấn đề viêm loét bộ phận sinh dục nữ có nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể do lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn hoặc những vấn đề khác. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!

Phân biệt viêm âm đạo do nấm và viêm âm đạo do vi khuẩn
Phân biệt viêm âm đạo do nấm và viêm âm đạo do vi khuẩn

Nếu không được điều trị, cả viêm âm đạo do vi khuẩn và viêm âm đạo do nấm men đều có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp phản ứng là một loại viêm khớp do nhiễm trùng ở một cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể gây ra.

Phân Biệt Bệnh Ghẻ Và Viêm Da Cơ Dịa
Phân Biệt Bệnh Ghẻ Và Viêm Da Cơ Dịa

Phân biệt bệnh ghẻ và viêm da cơ địa có một số biểu hiện giống nhau nhưng lại là do những nguyên nhân khác nhau gây ra. Bệnh ghẻ là do một loại côn trùng trong khi viêm da cơ địa là một dạng kích ứng da.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Phân biệt viêm họng thông thường và viêm họng do liên cầu khuẩn
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  731 lượt xem

Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

Bé 13 tháng tuổi đi phân màu trắng có phải bị viêm gan và tắc túi mật không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  553 lượt xem

Bé nhà em đã được 13 tháng tuổi. Buổi sáng hôm trước bé có tiêm vacxin chích ngừa viêm não nhật bản tại trạm y tế mũi đầu tiên. Đến buổi chiều về nhà bé đi ị ra phân màu xanh và có một cục nhỏ phân màu trắng như sữa. Em tìm kiếm trên mạng thì nói phân màu trắng có thể bé bị tắc túi mật và viêm gan, có phải không ạ? Em có cần cho bé đi khám không ạ?

Viêm da cơ địa có di truyền không?
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1099 lượt xem

Trong nhà em không có ai bị viêm da cơ địa cả, nhưng em bị bệnh này 3 năm nay rồi. Ban đầu chỉ bị ở 1 vài đầu ngón tay phải, 1 năm sau thì lan ra gần hết bàn tay và sang cả bàn tay trái nữa. Cho em hỏi bệnh này có di truyền không ạ? Em sợ sau này con em bị giống e thì xót con lắm.

Bệnh viêm da cơ địa có khỏi hoàn toàn không?
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1283 lượt xem

Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?

Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa, viêm da cơ địa
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1041 lượt xem

Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây