Chẩn đoán và cấp cứu bỏng đường tiêu hóa - Bộ y tế 2013
I. KHÁI NIỆM
- Bỏng đường tiêu hóa là một thể bỏng khá đặc biệt do tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa ở các mức độ khác nhau do nhiều tác nhân gây ra.
- Bỏng đường tiêu hóa thường là do nạn nhân uống nhầm (hoặc cố ý) phải hóa chất (axit, base) hoặc uống nhầm phải nước hay thức ăn nóng.
- Tổn thương bỏng trên đường tiêu hóa khá đa dạng, về mặt sinh lý bệnh thì tổn thương nặng nhất là vùng niêm mạc miệng, hầu họng, tiếp đến càng đi xuống thực quản, dạ dày thì tổn thương càng nhẹ hơn...
- Điều trị bỏng đường tiêu hóa còn khá phức tạp, tỷ lệ tử vong tới 10-20% (tùy mức độ bỏng, tùy tác nhân), di chứng sau bỏng khá nặng nề, nhiều khi là thủng thực quản, dạ dày. Nguy cơ để lại sẹo co kéo gây hẹp thực quản là cao.
II. CHẨN ĐOÁN BỎNG ĐƯỜNG TIÊU HÓA
- Dựa vào :
+ Hỏi bệnh: người bệnh hoặc người nhà người bệnh sẽ thông báo uống phải loại hóa chất hay thức ăn gì, có khi biết được nồng độ hóa chất và thời gian từ khi uống cho tới khi tới bệnh viện. Đã được xử trí gì ngay tại chỗ và tuyến trước đã xử trí gì?
+ Khám bệnh: Triệu chứng nổi bật là kêu đau rát vùng miệng, vùng hầu họng, tùy từng loại tác nhân, tùy thuộc vào nồng độ hóa chất mà người bệnh có thể không nói được hoặc nói không rõ tiếng do đau, do phù nề vùng hầu họng. Có trường hợp người bệnh không nuốt được, rớt dãi chảy từ miệng xuống mép hoặc xuống cằm.
- Kêu đau dọc theo sau xương ức, đau tới vùng thượng vị.
- Rất sợ ăn uống vì đau
- Khám thấy vùng môi miệng có thể tổn thương ở các mức độ khác nhau như viêm, trợt, có khi có giả mạc trắng tùy thuộc vào tác nhân, có khi thấy nốt phỏng vùng hầu họng, dây thanh âm có thể phù nề gây hẹp khít làm khó nói, nói khàn, vùng hầu họng tăng tiết gây khó thở, đôi khi nhầm với bỏng hô hấp.
- Ấn vùng thượng vị thấy đau, có khi có phản ứng thành bụng nhẹ.
- Hội chứng xuất huyết tiêu hóa: đôi khi người bệnh có thể nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen phụ thuộc vào tác nhân gây bỏng.
- Hội chứng thủng đường tiêu hóa: hiếm gặp
III. CẤP CỨU VÀ ĐIỀU TRỊ BỎNG ĐƢỜNG TIÊU HÓA
Tùy thuộc vào loại tác nhân mà có thái độ xử trí khác nhau:
- Nếu uống nhầm phải nước sôi hoặc thức ăn nóng sôi thì nhanh chóng bảo người bệnh uống hoặc xúc miệng bằng nước nguội hoặc nước lạnh nhiều lần.
- Nếu uống nhầm phải hóa chất: xúc miệng bằng nước nguội hoặc nước lạnh nhiều lần; cho người bệnh uống lòng trắng trứng (vài ba quả - nếu có thể), sữa, mật ong. Không rửa dạ dày.
- Do người bệnh bỏng đường tiêu hóa nên đau, sợ ăn, sợ uống nên tùy mức độ có thể phải nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hóa: bù dịch, điện giải, đường, đạm...
- Với vết thương vùng miệng họng có thể bôi mật ong, xúc miệng hàng ngày bằng dung dịch nước sát khuẩn, có thể đặt sonde dạ dày để nuôi dưỡng (tuy nhiên phải hết sức cẩn thận và nhẹ nhàng).
- Theo dõi hàng ngày chất nôn và phân của người bệnh đề phòng chảy máu. Theo dõi tình trạng bụng của người bệnh đề phòng thủng dạ dày, ruột cần phải mổ cấp cứu.
- Nhiều trường hợp người bệnh bỏng vùng miệng họng gây phù nề vùng hầu họng và dây thanh âm, gây hẹp khe thanh môn, tăng tiết dẫn đến suy hô hấp, cần theo dõi nếu cần có thể đặt ống nội khí quản cho người bệnh dễ thở, vài ngày sau nếu thấy giảm nề sẽ rút ống nội khí quản.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa
IV. KẾT LUẬN
Bỏng đường tiêu hóa là một thể bỏng nặng, phương pháp điều trị còn nghèo nàn và gặp nhiều khó khăn do đặc điểm lâm sàng của tổn thương, điều trị bảo tồn là chính, biến chứng gây tử vong có thể là suy hô hấp hoặc thủng tạng rỗng. Di chứng sau bỏng để lại còn nặng nề nhất là sẹo gây co kéo hẹp thực quản.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Để chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2, bác sĩ thường sẽ chỉ định một số xét nghiệm máu khác nhau. Thông thường, người bệnh sẽ phải làm xét nghiệm ít nhất hai lần để xác nhận chẩn đoán. Hầu hết mọi người đều đi khám bệnh tiểu đường khi tuổi tác cao hoặc có các yếu tố nguy cơ khác.
Chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường ngay từ sớm sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng dễ dàng hơn, ngăn ngừa các biến chứng về lâu dài và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện và theo dõi nồng độ glucose cũng như là nồng độ ceton trong nước tiểu của những người mắc bệnh tiểu đường.
- 1 trả lời
- 573 lượt xem
Em mới đi xét nghiệm dung nạp đường huyết chỉ số lúc đói là 4.06, sau uống nước đường 1 giờ 9.62, sau uống 2 giờ là 10.3 - Bác sĩ kết luận: dương tính đái tháo đường thai kì. Vậy chỉ số đái tháo đường này của em có đáng lo lắm không ạ?
- 1 trả lời
- 862 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải trẻ sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn khi tiêm phòng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1490 lượt xem
Từ lúc sinh ra đến nay bé nhà em ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ. Mấy hôm nay em thấy phân của bé có hiện tượng lợn cợn, lại có mùi chua. Mỗi lần đi ngoài bé đều phải rặn đỏ mặt mà ra được rất ít. Bé như vậy là có vấn đề về tiêu hóa phải không ạ?
- 1 trả lời
- 1703 lượt xem
Vào tuần thứ 29, em đi khám thai thì bác sĩ bảo em bị tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ hẹn 2 tuần sau tái khám sẽ làm xét nghiệm máu để xem định lượng HbA1c và định lượng Glucose sau ăn 2 giờ là thế nào? Vậy, trước khi làm hai xét nghiệm này em có cần nhịn đói không hay vẫn ăn bình thường
- 1 trả lời
- 674 lượt xem
Đi tầm soát tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 27 bằng test dung nạp 75g đường, em thấy có kết quả: Glucose lúc đói: 94,61 mg/dl; sau 1 giờ: 162, 64mg/dl; sau 2 giờ: 143,43 mg/dl. Có đúng là em bị tiểu đường thai kỳ không? Vậy, em phải lưu ý những gì?