1

Chẩn đoán điện thần kinh cơ - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Chẩn đoán điện thần kinh cơ: bao gồm ghi điện cơ (electromyography) (thường gọi là điện cơ kim) và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh (nerve conduction studies) là phương pháp thăm dò được sử dụng để nghiên cứu khả năng dẫn truyền của các dây thần kinh ngoại biên và hoạt động của cơ, đánh giá sự mất phân bố thần kinh của cơ. Phương pháp này giúp đánh giá chức năng của các dây, rễ thần kinh ngoại vi, synap thần kinh - cơ và các cơ. Đây là một phương pháp bổ trợ rất quan trọng để chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt bản chất tổn thương (tế bào thần kinh vận động, myelin, sợi trục hay tổn thương phối hợp), chẩn đoán định khu và tiên lượng bệnh, từ đó giúpcung cấp những thông tin hữu ích cho lâm sàng.

 II. CHỈ ĐỊNH

  •  Bệnh lý rễ thần kinh.
  •  Bệnh lý đơn dây thần kinh.
  •  Bệnh lý đám rối thần kinh (đám rối thần kinh cánh tay, đám rối thắt lưng cùng).
  •  Hội chứng ống cổ tay, hội chứng kênh Guyon, hội chứng ống cổ chân, hội chứng Guillan – Barre...
  •  Bệnh đa dây thần kinh, nhiều dây thần kinh...
  •  Bệnh nhược cơ.
  •  Bệnh cơ (loạn dưỡng cơ, viêm đa cơ ...).
  •  Bệnh lý tế bào thần kinh vận động (xơ cột bên teo cơ, teo cơ tủy sống tuần tiến....).

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Người bệnh không đồng ý.
  •  Người bệnh hôn mê, tâm thần, không hợp tác, hợp tác kém.
  •  Người bệnh có rối loạn đông máu.

* Thận trọng:

  •  Người bệnh tổn thương cơ quan đích giai đoạn cuối (suy tim, suy thận, suy gan, suy đa tạng...).
  •  Người bệnh truyền nhiễm như HIV - AIDS, SARS, bệnh phong, ung thư giai đoạn cuối...

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên phục hồi chức năng hoặc điều dưỡng được đào tạo về chẩn đoán điện thần kinh cơ.

2. Phương tiện và dụng cụ

  •  Máy điện cơ.
  •  Điện cực: bề mặt (điện cực ghi), đất.
  •  Máy in.
  •  Máy tính.
  •  Bông gạc, panh kẹp, găng tay, cồn Betadin 1%, găng tay, mũ, khẩu trang.
  •  Kim dẫn điện.

3. Người bệnh

  •  Vệ sinh tay chân người bệnh sạch sẽ trước khi tiến hành đo điện cơ.
  •  Giải thích cho người bệnh các bước tiến hành, hướng dẫn người bệnh phối hợp trong quá trình đo điện cơ.
  •  Đối với trẻ em, cần chuẩn bị tâm lý trước cho trẻ tùy theo lứa tuổi, thái độ và kinh nghiệm của trẻ.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Chuẩn bị máy, điện cực ghi và kim dẫn điện

2. Chuẩn bị người bệnh

  • Thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm thường quy, chuẩn bị tư tưởng, hướng dẫn người bệnh phối hợp trong khi đo tốc độ dẫn truyền và ghi điện cơ, giải thích cảm giác dòng điện cho người bệnh để tránh giật mình.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Đo tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác

A. Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh vận động

* Bước 1: đặt điện cực

  •  Điện cực bề mặt được đặt tại vị trí khối cơ có dây thần kinh thăm dò chi phối (thần kinh giữa, trụ, quay, chày, mác, đùi...).

* Bước 2: kích thích

  •  Sử dụng các xung vuông 0,5 - 1 ms kích thích vào các điểm dọc theo đường đi của dây thần kinh theo 2 phía ngoại vi và trung tâm.
  •  Tính tốc độ dẫn truyền: nếu gọi L1 là thời gian tiềm tàng (tính từ lúc kích thích đến khi xuất hiện đáp ứng co cơ ở phần ngọn dây thần kinh), gọi L2 là thời gian tiềm tàng khi kích thích phần gốc dây thần kinh (tính bằng miligiây - ms), D là khoảng cách giữa hai điểm kích thích (milimét - mm), tốc độ dẫn truyền thần kinh (V) (mét/giây– m/s) giữa hai điểm kích thích sẽ được tính theo công thức:

V(m/s) = D (mm)/T(ms) ( T = L2(ms) – L1(ms) )

  •  Biên độ: được tính từ điểm thấp nhất cho đến điểm cao nhất của sóng co cơ, tính bằng miliVolt (mV).

B. Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh cảm giác

* Bước 1: đặt điện cực

  •  Điện cực bề mặt ghi đáp ứng trên đường đi của dây thần kinh định thăm dò. Thời gian tiềm cảm giác chính là thời gian dẫn truyền cảm giác của chính dây thần kinh đó.

*Bước 2: kích thích

  •  Sử dụng các xung vuông 0,5 - 1ms kích thích tại một điểm dọc theo đường đi của dây thần kinh cảm giác ngoại vi (dây thần kinh giữa, trụ, quay, mác nông, bắp chân...).
  •  Tính tốc độ dẫn truyền thần kinh: gọi thời gian tiềm tàng cảm giác là t (tính bằng giây - s), khoảng cách từ điện cực ghi tới điện cực kích thích là d (tính bằng mm), tốc độ dẫn truyền cảm giác v được tính theo công thức: v = d/t
  •  Biên độ được tính từ điểm thấp nhất cho đến điểm cao nhất của điện thế cảm giác, tính bằng microVolt (μV).
  •  Các thông số thu thập trên máy điện cơ: thời gian tiềm (latency), tốc độ dẫn truyền vận động (motor conduction velocity), tốc độ dẫn truyền cảm giác (sensory conduction velocity), biên độ (amplitude), các pha, thời khoảng (duration), diện tích (area).

* Bước 3: nhận định kết quả

  •  Giảm tốc độ dẫn truyền và kéo dài thời gian tiềm phản ánh tổn thương myelin.
  •  Giảm biên độ các đáp ứng thể hiện tổn thương sợi trục.

3.2. Ghi điện cơ đồ bằng điện cực kim

* Người bệnh ở tư thế thư gi n cơ.

* Bước 1: sát trùng vùng da cần khảo sát cơ

* Bước 2: cắm kim điện cực vào cơ

  •  Cắm kim xuyên qua da vào cơ, rồi đâm kim từng nấc một nhằm khảo sát các hoạt động điện do kim đâm gây ra.

* Bước 3: cơ thư gi n hoàn toàn

  • Để kim nằm im trong khi bắp cơ đang thư gi n hoàn toàn (không co cơ), nhằm tìm các hoạt động điện tự phát của cơ đó nếu có.

* Bước 4: co cơ nhẹ

  • Hướng dẫn người bệnh co cơ một cách nhẹ nhàng và để các đơn vị vận động phát xung rời rạc, khảo sát hình ảnh của từng điện thế của đơn vị vận động.

* Bước 5: cơ cơ mạnh dần

  • Yêu cầu người bệnh co cơ mạnh dần lên để khảo sát hiện tượng kết tập của các đơn vị vận động, cho tới mức người bệnh co cơ tối đa để xem hình ảnh giao thoa của các đơn vị vận động. Chú ý khi ghi quan sát các sóng ghi được trên màn hình cần nghecả âm thanh các sóng phát ra.

 * Bước :6 đánh giá kết quả

  •  Những thay đổi do thần kinh (neurogen) là quá trình tái phân bố thần kinh và được biểu hiện dưới 2 dạng: tái phân bố sợi trục biểu hiện là đa pha, thời khoảng rộng, biên độ cao.
  •  Thay đổi do thần kinh thường gặp trong các bệnh thần kinh gây tổn thương cơ. Khi co cơ tăng dần tới cực đại: các đơn vị vận động lớn hơn xuất hiện sớm, có hiện tượng tăng tốc, có khoảng trống điện cơ.
  •  Những thay đổi do bệnh cơ có các đơn vị vận động giảm về biên độ, thời khoảng ngắn, đa pha (hẹp, thấp, đa pha, kết tập sớm).

4. Lưu ý

  •  Vì sử dụng dòng điện nên khi thực hiện kỹ thuật cần quan sát và hỏi người bệnh, tăng dần cường độ dòng điện để người bệnh thích nghi dần, tránh dùng dòng điện cao và đột ngột ngay từ đầu gây khó chịu cho người bệnh.
  •  Thời gian thực hiện: 15 - 60 phút, tùy theo người bệnh và kỹ thuật thăm dò được chỉ định.

VI. THEO DÕI

  •  Người bệnh: người bệnh mệt và choáng do kích thích của dòng điện liên tục: kiểm tra mạch, huyết áp, để người bệnh nằm nghỉ, theo dõi và giải thích để người bệnh yên tâm.
  •  Đau tại vị trí châm kim: giải thích để người bệnh yên tâm, dùng thuốc giảm đau nếu cần.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Điện giật: tắt máy và xử trí cấp cứu điện giật.
  •  Nhiễm trùng tại vị trí châm kim: cần đảm bảo vô khuẩn khi làm điện cực kim, dùng kháng sinh nếu có biểu hiện của nhiễm khuẩn.
  •  Chảy máu tại vị trí châm kim: cần kiểm tra chức năng đông máu, hỏi tiền sử các bệnh về máu. Giải thích để người bệnh yên tâm, băng ép cầm máu, dùng thuốc cầm máu nếu cần.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật u thần kinh sọ đoạn dưới nền sọ - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật kích thích điện thần kinh chày sau qua da (PTNS) điều trị rối loạn tiểu tiện - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật kích thích điện thần kinh cùng điều trị rối loạn tiểu tiện - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật kích thích điện thần kinh cùng điều trị rối loạn đại tiện - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán tiền mãn kinh
Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán tiền mãn kinh

Mãn kinh là một quá trình sinh lý tự nhiên ở phụ nữ, xảy ra khi buồng trứng ngừng phóng trứng trưởng thành vào mỗi tháng và cơ thể tạo ra ít horTronmone estrogen, progesterone hơn.

Có cần chụp X-quang để chẩn đoán sỏi thận không?
Có cần chụp X-quang để chẩn đoán sỏi thận không?

Có nhiều phương pháp được sử dụng để phát hiện sỏi thận và một trong số đó là chụp X-quang. Bài viết này sẽ giải thích khi nào cần chụp X-quang để chẩn đoán sỏi thận và một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thay thế cho chụp X-quang.

Chụp CT chẩn đoán sỏi thận có chính xác không?
Chụp CT chẩn đoán sỏi thận có chính xác không?

Chụp cắt lớp vi tính hay chụp CT (CT scan) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang của các cấu trúc bên trong cơ thể. Chụp CT được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán sỏi thận nhưng phương pháp này không phải hoàn toàn không có nhược điểm.

Chụp CT Có Thể Chẩn Đoán Chính Xác Ung Thư Thận Không?
Chụp CT Có Thể Chẩn Đoán Chính Xác Ung Thư Thận Không?

Chụp CT có thể chẩn đoán chính xác ung thư thận không? Là một trong những loại ung thư rất phổ biến và cũng giống như những bệnh ung thư khác, ung thư thận càng được phát hiện sớm thì tiên lượng sẽ càng khả quan.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Đắp chăn điện ngủ khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  995 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi đắp chăn điện khi ngủ lúc đang mang thai thì có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Thai 20 tuần bị nguy cơ cao dị tật ống thần kinh, bác sĩ tư vấn xét nghiệm chọc ối có đúng không ạ?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  2606 lượt xem

Thai em 20w rồi, nhưng xét nghiệm máu lại bị dị tật ống thần kinh (nguy cơ cao), bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm chọc ối, giờ e hoang mang lo lắng quá. Lúc 12 tuần em bị ra huyết phải nằm viện đến 16 tuần. Liệu em có phải chọc ối không ạ, hay chỉ siêu âm cũng thấy dị tật rồi?

Đang cho trẻ 7 tháng tuổi bú sữa mẹ thì có thể uống thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  696 lượt xem

Tôi đang chăm con nhỏ được hơn 7 tháng. Bé vẫn đang bú mẹ. Tuy nhiên tôi lại bị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh. Bác sĩ có kê các loại thuốc: trinopast 75mg và Arcoxia cho tôi uống. Khi đang cho con bú thì tôi có thể uống các loại thuốc này được không? Có ảnh hưởng đến em bé không ạ?

Cần làm gì khi bs chẩn đoán bị hở cổ tử cung
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  493 lượt xem

Mang thai được 25 tuần, em đi siêu âm, bs bảo bị hở cổ tử cung và cần đi khám thêm ở Bệnh viện tuyến trên để theo dõi. Bác sĩ có thể tư vấn thêm và cho em biết chi phí nâng vòng cổ tử cung là bao nhiêu ạ?

Kết quả chẩn đoán, bác sĩ ghi Z34 là gì vậy?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3707 lượt xem

Mang thai con so 13 tuần, em đi xét nghiệm máu, các chỉ số đều bình thường. Riêng 3 chỉ số HCT 36.9%, RDW 11.4%, MPV 6.36fL thì thấy bôi đậm đen. Em ăn sáng lúc 8h và 11h lấy máu xét nghiệm sinh hóa máu thì glucose 135 mg/dL Kết quả ghi chẩn đoán Z34 là sao?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây