1

Cấy lại răng bị bật khỏi ổ răng - Bộ y tế 2020

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

I. ĐẠI CƯƠNG:

 Là kỹ thuật đặt lại và cố định răng đã bật khỏi ổ răng về vị trí nguyên ủy để bảo tồn răng.

II. CHỈ ĐỊNH:

  •  Răng bị bật khỏi ổ răng do sang chấn
  •  Răng bị lấy ra khỏi ổ răng do điều trị.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

  •  Răng sữa.
  •  Mô nâng đỡ răng không còn nguyên vẹn.
  •  Tình trạng nhiễm khuẩn cấp trong khoang miệng
  •  Tình trạng toàn thân không cho phép

IV. CHUẨN BỊ:

1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật

  •  Bác sĩ Răng hàm mặt.
  •  Trợ thủ nha khoa.

2. Phương tiện:

- Dụng cụ:

  •  Ghế máy nha khoa.
  •  Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.
  •  Dụng cụ cố định răng.

- Thuốc và vật liệu

  •  Thuốc tê.
  •  Thuốc sát khuẩn.
  •  Các dung dịch làm sạch: nước muối sinh lý, dung dịch chlorhexidine...
  •  Vật liệu composite, nẹp.
  •  Giấy cắn.
  • Bông, gạc vô khuẩn.

3. Người bệnh:

  •  Được giải thích và đồng ý với kế hoạch điều trị.
  •  Phim X quang xác định tình trạng mô nâng đỡ răng.

4. Hồ sơ bệnh án: Theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án.

2. Kiểm tra người bệnh.

3. Thực hiện kỹ thuật:

3.1. Sửa soạn răng bị bật khỏi ổ răng:

  •  Rửa sạch răng bằng nước muối sinh lý.
  •  Khi thao tác luôn cầm vào thân răng để bảo tồn tối đa dây chằng quanh răng.
  •  Trong giai đoạn chờ sửa soạn huyệt ổ răng, bảo quản răng ở dung dịch thích hợp tuỳ theo tình trạng của răng.

3.2. Sửa soạn huyệt ổ răng:

  •  Gây tê tại chỗ vùng tổn thương
  •  Lấy bỏ dị vật, mảnh xương vụn nếu có.
  •  Rửa sạch huyệt ổ răng, tránh nạo huyệt ổ răng để bảo toàn tối đa dây chằng nha chu.
  •  Kiểm tra huyệt ổ răng:
  •  Trường hợp nghi ngờ cần chụp phim x quang để đánh giá.
  •  Nếu huyệt ổ răng đủ điều kiện lưu giữ răng thì đặt lại răng vào huyệt ổ răng.

3.3. Đặt lại răng vào huyệt ổ răng:

  •  Đặt lại răng vào ổ răng đúng vị trí giải phẫu ban đầu theo các răng lân cận và các mốc giải phẫu.
  •  Kiểm tra và chỉnh sửa khớp cắn.
  •  Cố định răng vào các răng lân cận bằng nẹp và composite.
  •  Khâu vùng lợi bị tổn thương nếu cần.
  •  Chụp X-quang kiểm tra.
  •  Hướng dẫn người bệnh sử dụng kháng sinh toàn thân và nước súc miệng.
  •  Hướng dẫn người bệnh chế độ ăn phù hợp.
  •  Hướng dẫn tiêm dự phòng uốn ván.
  •  Tháo nẹp cố định sau 2- 8 tuần tuỳ theo tình trạng của răng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN:

1. Trong quá trình điều trị: Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau điều trị

  •  Chảy máu: Cầm máu.
  •  Đau: Sử dụng thuốc giảm đau.
  •  Nhiễm trùng: Điều trị nhiễm trùng.
  •  Tủy chết: Điều trị tủy.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép truyền thống - Bộ y tế 2020
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc - Bộ y tế 2020
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

Nắn chỉnh răng hai hàm sử dụng mắc cài sứ truyền thống.- Bộ y tế 2020
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài sứ truyền thống - Bộ y tế 2020
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

Che tủy răng sữa bằng vật liệu sinh học - Bộ y tế 2020
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

Tin liên quan
Cách khôi phục răng
Cách khôi phục răng

Có rất nhiều phương pháp khôi phục răng khác nhau mà bác sĩ nha khoa có thể tiến hành để thay thế những răng đã mất hay khôi phục lại một phần đã mất của cấu trúc răng.

Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng
Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng

Tìm hiểu về các tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe răng miệng

Cách ngăn ngừa sâu răng
Cách ngăn ngừa sâu răng

Sâu răng là sự phá hủy cấu trúc răng và có thể tác động đến cả men răng (lớp phủ ngoài cùng của răng) và lớp ngà răng.

Đau răng
Đau răng

Tìm hiểu về vấn đề phổ biến trong nha khoa: đau răng

Cách chăm sóc răng nhạy cảm
Cách chăm sóc răng nhạy cảm

Nếu các loại đồ ăn, đồ uống lạnh hoặc nóng khiến cho răng bạn bị đau thì có lẽ đã đến lúc đi khám nha sĩ để kiểm tra xem có phải răng bạn là răng nhạy cảm hay không.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tẩy trắng răng khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  582 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có thể đi làm trắng răng khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có nên đi làm sạch răng khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  573 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi đang mang thai thì có nên đi làm sạch răng không ạ? Việc chăm sóc răng miệng có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?

Trẻ 10 tháng tuổi chưa mọc răng có bất thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  789 lượt xem

Em sinh bé lúc 36 tuần, bé nặng 2,4kg. Hiện tại bé được 10 tháng rồi và nặng 7kg ạ. Bé bò rất nhanh, đã đứng vững và có thể đi được khoảng 2 bước. Bé bú sữa mẹ và cả sữa công thức, ngày được 400ml, cộng thêm 3 bữa ăn dặm, mỗi bữa được nữa chén, có hôm 1 chén. Ban ngày bé ngủ khoảng 4 tiếng, ban đêm từ 9h tối đến 6h sáng, nhưng cứ 2-3h lại ọ ẹ dậy đòi ti mẹ rồi mới ngủ tiếp. Bây giờ bé 10 tháng rồi mà vẫn chưa mọc cái răng nào, như vậy có bất thường không ạ? Bé có đi xét nghiệm máu, các chỉ số khác đều bình thường, tuy nhiên có vài chỉ số bị cao hoặc thấp quá, đó là: ALT 23.16; AST 47; Creatinin 38.9; Ure 4.3 %LYMPH 63.0; %NEUT 20.7; PLT 507. Em không đến lấy trực tiếp được nên không được tư vấn. Các chỉ số trên có bình thường không ạ? Em muốn bổ sung canxi và vitamin D cho bé thì bổ sung như thế nào?

Lấy tủy và nhổ răng sâu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  622 lượt xem

Mang bầu ở tuần thứ 27, nhưng cái răng hàm dưới bị sâu khiến em đau nhức, không ngủ được. Vậy, nếu em tiêm thuốc tê, lấy tủy sống và nhổ cái răng sâu quá ấy đi (như bs Nha khoa tư vấn) thì liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?

Uống thuốc chữa răng khi chuẩn bị mang thai
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  547 lượt xem

Em mới nhổ răng, phải uống thuốc Cefixim 200mg - Meloxicam 7,5mg - Vitamin3b trong 3 ngày. Chu kì kinh 06/4, ngày nhổ răng và bắt đầu uống thuốc 17/4. Mong bs cho biết những thuốc trên có ảnh hưởng gì đến quá trình thụ thai và em bé hay không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây