1

Cách sử dụng các dụng cụ phân phối thuốc - Bộ y tế 2018

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Bộ y tế 2018

1. Bình hít định liều (MDIs)

  • Bình hít định liều (MDIs) là thiết bị phun hít cầm tay dùng lực đẩy để phân bố thuốc. MDI có hộp kim loại có áp lực chứa thuốc dạng bột hoặc dung dịch, chất surfactant, propellant, van định liều. Hộp kim loại này được bọc bên ngoài bằng ống nhựa, có ống ngậm.
  • Ưu điểm của MDIs: dễ mang theo, khả năng phân bố đa liều, ít nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Nhược điểm: cần sự khởi động chính xác và phối hợp tốt giữa động tác thuốc với hít vào. Kiểm tra thuốc trong bình còn hay hết bằng cách: cho hộp thuốc vào trong một bát nước, nếu hộp thuốc nổi và nằm ngang trên mặt nước nghĩa là trong bình hoàn toàn hết thuốc.
  • Kỹ thuật sử dụng MDI

 

 

2. Buồng đệm

− Ưu điểm:

  •  Giúp cải thiện phân bố thuốc, giảm lượng thuốc dính ở họng và mất vào không khí.
  •  Hỗ trợ khi bệnh nhân phối hợp kém hoặc khó sử dụng bình hít đơn thuần.

− Nhược điểm: dụng cụ cồng kềnh, diện tiếp xúc với vi khuẩn nhiều hơn, do lực tĩnh điện có thể giảm phân bố thuốc vào phổi.

− Buồng đệm có van: cho phép thuốc ở trong buồng đệm tới khi bệnh nhân hít thuốc vào qua van một chiều, ngăn bệnh nhân thở ra vào buồng đệm, cải thiện việc hít thuốc và thời gian khởi động.

- Kỹ thuật: gần tương tự như trên, chỉ khác là thay vào việc ngậm trực tiếp vào đầu buồng đệm, bệnh nhi hít thuốc qua mặt nạ nối với buồng đệm.

 

 

3. Bình hít bột khô Accuhaler

  • Bình hít bột khô (DPI) là thiết bị được kích hoạt bởi nhịp thở giúp phân bố thuốc ở dạng các phân tử chứa trong nang. Do không chứa chất đẩy nên kiểu hít này yêu cầu dòng thở thích hợp. Các DPI có khả năng phun thuốc khác nhau tùy thuộc sức kháng với lưu lượng thở.
  • Ưu điểm của DPI là được kích hoạt bởi nhịp thở, không cần buồng đệm, không cần giữ nhịp thở sau khi hít, dễ mang theo, không chứa chất đẩy. Nhược điểm là đòi hỏi lưu lượng thở thích hợp để phân bố thuốc, có thể lắng đọng thuốc ở hầu họng và độ ẩm có thể làm thuốc vón cục dẫn đến giảm phân bố thuốc. Chú ý khi sử dụng: giữ bình khô, không thả vào nước, lau ống ngậm và làm khô ngay sau hít, không nuốt viên nang dùng để hít.

 

4. Bình hít bột khô Turbuhaler

Ống hít có bộ đếm liều hiển thị chính xác lượng thuốc còn lại. Nếu không có bộ đếm liều, kiểm tra chỉ thị đỏ ở cửa sổ bên của thiết bị, khi thấy vạch đỏ là còn khoảng 20 liều.

 

 

5. Respimat

Respimat là một dụng cụ phân phối thuốc mới với thiết kê đặc biệt giúp tạo ra các hạt mịn dưới dạng phun sương.

 

 

6. Breezhaler

Bộ Breezhaler gồm: Một ống hít Breezhaler; Vỉ thuốc chứa viên nang được sử dụng trong ống hít. Không sử dụng viên nang của dụng cụ Breezhaler với bất cứ ống hít nào khác, không sử dụng ống hít Breezhaler với bất cứ thuốc nang nào loại khác. Không nuốt viên nang. Bột chứa trong nang được sử dụng để hít.

 

Hình 4.7p. Hướng dẫn sử dụng Breehaler

7. Khí dung

− Máy khí dung là thiết bị chuyên dung dịch thuốc thành dạng phun để tối ưu hóa sự lắng đọng thuốc ở đường hô hấp dưới. Các thuốc có thể sử dụng dưới dạng khí dung bao gồm corticosteroid, thuốc giãn phế quản, thuốc kháng cholinergic, kháng sinh, thuốc làm loãng đờm. Có 2 dạng máy khí dung là dạng khí nén và siêu âm.

− Ưu điểm: sử dụng cho bệnh nhân yếu hoặc không thể sử dụng thuốc dạng xịt, hít; bệnh nhân không phối hợp động tác nhấn xịt và hít đồng thời, cho phép dùng liều thuốc lớn hơn. Nhược điểm: cồng kềnh, thời gian cài đặt và sử dụng lâu hơn, giá thành cao hơn, có thể cần nguồn khí nén hoặc oxy (với máy phun tia).

− Các dụng cụ bao gồm: bộ nén khí, ống đựng thuốc, ống ngậm hoặc mask và dụng cụ đo liều thuốc.

 

 

* Cách sử dụng:

  •  Đặt trên mặt phẳng.
  •  Lắp các bộ phận của máy và cắm nguồn điện.
  •  Rửa tay.
  •  Dùng ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm sạch để lấy một lượng nước muối sinh lý 0,9% (theo liều lượng đã được bác sĩ quy định) cho vào cốc đựng thuốc. Nếu dùng loại thuốc đã pha sẵn thì không cần dùng nước muối.
  •  Dùng ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm sạch để lấy một lượng thuốc (theo liều lượng đã được bác sĩ quy định) cho vào cốc đựng thuốc cùng với nước muối. Có thể dùng loại đã phân sẵn từng liều nhỏ trong ống nhựa.
  •  Đóng nắp.
  •  Gắn phần đầu của ống đựng thuốc với ống ngậm hoặc mask.
  •  Gắn phần cuối của ống đựng thuốc với ống nối phần nén khí.
  •  Đặt mặt nạ lên mặt và chỉnh dây cho mặt nạ áp sát vừa khít (hoặc đưa ống ngậm vào miệng).
  •  Bật máy và kiểm tra xem thuốc có được phun ra không.
  •  Thở chậm và sâu bằng miệng (hít vào sâu, ngưng lại 1-2 giây rồi thở ra) cho đến khi hết thuốc trong cốc đựng, khoảng 10-20 phút.
  •  Trong khi khí dung định kỳ theo dõi đáp ứng của bệnh nhân để kịp thời phát hiện các bất thường.
  •  Dừng máy ngay khi không thấy khí phun ra.
  •  Các tác dụng phụ tại chỗ khi sử dụng máy khí dung: ho, khàn giọng, nhiễm nấm vùng hầu họng, kích thích niêm mạc hầu họng hoặc kích thích da mặt nếu sử dụng mặt nạ. Do đó khi sử dụng mask cần lắp vừa khít và sau khí dung nên súc miệng sạch.
  •  Sau khi dùng: tháo mặt nạ hay ống ngậm, cốc đựng thuốc ra khỏi ống dẫn nhựa. Rửa mặt nạ, ống ngậm, cốc đựng thuốc dưới vòi nước, để khô. Lắp trở lại vào ống dẫn rồi mở công tắc cho máy chạy khoảng 10-20 giây để làm khô phía trong. Bầu khí dung, mặt nạ, ống ngậm, dây nối với máy khí dung là các dụng cụ dùng riêng cho từng bệnh nhân. Không được dùng chung để tránh lây nhiễm từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn cách sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường - Bộ y tế 2019
  •  1 năm trước

Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm - Bộ y tế 2019

Phẫu thuật ghép bộ phận mũi đứt rời có sử dụng vi phẫu - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật Vi phẫu - Bộ y tế 2018

Tái tạo bộ phận sinh dục bằng vi phẫu thuật sử dụng vạt tự do - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật Vi phẫu - Bộ y tế 2018

Sử dụng thuốc tạo màng điều trị vết thương bỏng nông - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Sử dụng thuốc kháng Histamin H1 trong một số bệnh dị ứng - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Cách sử dụng thuốc điều trị HIV hiệu quả nhất cho bà bầu
Cách sử dụng thuốc điều trị HIV hiệu quả nhất cho bà bầu

Làm sao bà bầu có thể thực hiện chính xác kế hoạch điều trị HIV của mình? Làm thế nào bà bầu có thể tuân thủ chính xác nhất việc uống thuốc HIV? Bà bầu nên làm gì nếu quên uống thuốc HIV? Hãy tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây!

6 cách hạ sốt cho trẻ mà không cần dùng thuốc
6 cách hạ sốt cho trẻ mà không cần dùng thuốc

Để tránh sử dụng các loại thuốc hạ số như acetaminophen hoặc ibuprofen – hay khi không có sẵn thuốc – bạn hoàn toàn có thể thử các biện pháp can thiệp khác để hạ sốt cho bé.

Cách dùng xy lanh để cho bé uống thuốc
Cách dùng xy lanh để cho bé uống thuốc

Khi bé còn nhỏ, cha mẹ thường xuyên phải dùng xy lanh để cho bé uống thuốc. Dưới đây là những kiến thức cha mẹ cần lưu ý khi cho bé uống thuốc bằng xy lanh nhé!

Tiêm thuốc điều trị rối loạn cương dương: Cách tiêm, hiệu quả và tác dụng phụ
Tiêm thuốc điều trị rối loạn cương dương: Cách tiêm, hiệu quả và tác dụng phụ

Có nhiều cách để điều trị rối loạn cương dương, gồm có thay đổi lối sống, trị liệu tâm lý, can thiệp phẫu thuật, dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm trực tiếp vào dương vật.

Thuốc tránh thai khẩn cấp: Cơ chế tránh thai, hiệu quả và cách sử dụng
Thuốc tránh thai khẩn cấp: Cơ chế tránh thai, hiệu quả và cách sử dụng

Thuốc tránh thai khẩn cấp được sử dụng để tránh mang thai ngoài ý muốn sau khi quan hệ tình dục.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Phân biệt thuốc dạng hỗn dịch và dạng dung dịch
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2614 lượt xem

Bác sĩ có thể phân biệt giúp tôi thuốc dạng hỗn dịch và thuốc dạng dung dịch được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ gần 4 tháng tháng tuổi viêm phổi thùy phải dùng kháng sinh, tiêm thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  776 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?

Cách dùng thuốc Ferup softules?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  443 lượt xem

Bác sĩ cho em hỏi, thuốc Ferup softules là dạng uống hay nhai, liều dùng và thời gian sử dụng vào lúc đói hay no ạ?

Dùng thuốc tránh thai kéo dài có ảnh hưởng đến việc thụ thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  812 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi đã dùng thuốc tránh thai trong thời gian khá dài. Điều này có ảnh hưởng đến việc thụ thai của tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Muốn có thai, khi nào nên ngừng dùng thuốc ngừa thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  730 lượt xem

- Bác sĩ ơi, khi nào nên tôi nên ngừng dùng thuốc ngừa thai để muốn có thai ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây