1

Cách khắc phục loạn dưỡng mỡ do HIV

Có một số cách để khắc phục chứng loạn dưỡng mỡ do nhiễm HIV, gồm có đổi thuốc ARV, thay đổi chế độ ăn, tập thể dục thường xuyên, dùng thuốc, hút mỡ, cấy mỡ tự thân, tiêm chất làm đầy.
Cách khắc phục loạn dưỡng mỡ do HIV Cách khắc phục loạn dưỡng mỡ do HIV

Loạn dưỡng mỡ là gì?

Loạn dưỡng mỡ (lipodystrophy) là tình trạng mà lượng mỡ và sự phân bố mô mỡ trong cơ thể trở nên bất thường, không đồng đều. Một số loại thuốc dùng để điều trị HIV (virus gây suy giảm miễn dịch ở người) có thể gây ra vấn đề này.

Người nhiễm HIV có thể bị mất mỡ hay còn được gọi là teo mỡ ở một số vùng trên cơ thể, thường là mặt, cánh tay, chân hoặc mông trong khi lại bị tích tụ mỡ (được gọi là tăng mỡ hoặc phì đại mỡ) ở một số vùng khác mà phổ biến nhất là gáy, ngực và bụng.

Dưới đây là một số biện pháp để khắc phục tình trạng loạn dưỡng mỡ ở người nhiễm HIV.

Đổi thuốc điều trị HIV

Một số thuốc điều trị HIV (thuốc kháng virus – ARV), chẳng hạn như thuốc ức chế protease và thuốc ức chế men phiên mã ngược nucleoside (NRTI), có thể gây ra chứng loạn dưỡng mỡ.

Nếu các loại thuốc này gây ra tình trạng phân bố mỡ trong đều trong cơ thể thì giải pháp đơn giản nhất là đổi thuốc. Chuyển sang các loại thuốc khác sẽ ngăn chứng loạn dưỡng mỡ trở nên trầm trọng hơn và thậm chí giúp cải thiện sự phân bố mỡ.

Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý ngừng thuốc. Nếu gặp tình trạng loạn dưỡng mỡ thì cần thông báo cho bác sĩ để có biện pháp khắc phục phù hợp. Bác sĩ sẽ cần cân nhắc kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh trước khi đổi thuốc.

Điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên

Không có chế độ ăn uống cụ thể nào để điều trị chứng loạn dưỡng mỡ. Tuy nhiên, một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh và giảm sự tích tụ mỡ.

Nên ăn nhiều thực phẩm giàu axit béo omega-3, chất xơ, trái cây và rau xanh. Tránh các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng thấp nhưng lại nhiều calo và carb, ví dụ như đồ ăn vặt, đồ uống có đường,…

Ngoài điều chỉnh chế độ ăn, tập thể dục cũng là điều cần thiết. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể kiểm soát nồng độ insulin và đốt cháy được nhiều calo mỗi ngày. Nên kết hợp cả tập cardio và tập thể hình trong chế độ tập luyện hàng tuần để vừa giảm mỡ vừa tăng khối lượng cơ và giúp cơ thể cân đối, săn chắc hơn.

Dùng thuốc

Năm 2010, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt một loại yếu tố giải phóng hormone tăng trưởng (growth hormone-releasing factor GRF) có tên là tesamorelin (Egrifta) để điều trị chứng loạn dưỡng mỡ do HIV.

Sản phẩm gồm có thuốc bột đi kèm với dung dịch pha loãng, cần bảo quản trong tủ lạnh và tránh ánh sáng. Sau khi trộn bột vào dung dịch pha loãng, lăn lọ thuốc giữa hai lòng bàn tay trong khoảng 30 giây để hỗn hợp hòa quyện đều vào nhau. Sau đó tiêm vào bụng mỗi ngày một lần.

Một số tác dụng phụ gồm có mẩn đỏ hay phát ban, sưng tấy, đau cơ và đau nhức xương khớp.

Ngoài ra, một phương pháp nữa là dùng metformin – một loại thuốc vốn được sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường. Thuốc này còn có tác dụng là giảm mỡ nội tạng hay mỡ bụng và mỡ dưới da nên có thể dùng được cho những trường hợp bị phì đại mỡ. Tuy nhiên, không nên dùng cho những người bị teo mỡ.

Hút mỡ

Hút mỡ là phương pháp loại bỏ mỡ thừa ở những khu vực cụ thể trên cơ thể. Quy trình hút mỡ có thể được thực hiện với phương pháp gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân. Có nhiều phương pháp hút mỡ như hút mỡ truyền thống, hút mỡ bằng laser, hút mỡ bằng sóng siêu âm,…

Trong quy trình hút mỡ truyền thống, sau khi tiêm một loại dung dịch vô trùng vào vùng mỡ cần hút, bác sĩ sẽ rạch một vài đường rất nhỏ trên da để luồn ống thông vào bên trong. Ống được nối với máy hút chân không. Bác sĩ sẽ chuyển động ống thông qua lại để hút mỡ ra khỏi cơ thể.

Một số vấn đề có thể xảy ra sau hút mỡ gồm có sưng phù, bầm tím, mất cảm giác và đau. Phương pháp hút mỡ có thể đi kèm một số rủi ro, biến chứng như nhiễm trùng, tổn thương thần kinh, hút mỡ không đều,... Nếu không chú ý chế độ ăn uống và tập thể dục thì vùng được hút mỡ có thể tích mỡ trở lại.

Cấy mỡ tự thân

Mỡ sau khi hút có thể được xử lý và tiêm lại vào khu vực khác của cơ thể. Phương pháp này gọi là cấy mỡ tự thân. Vì sử dụng mỡ của chính mình nên sẽ ít có nguy cơ xảy ra phản ứng dị ứng hay các phản ứng tiêu cực khác.

Mỡ thường được lấy từ bụng, đùi, mông hoặc hông. Sau đó, lượng mỡ này sẽ trải qua quá trình tách tạp chất và tiêm lại vào một vùng khác trên cơ thể mà phổ biến nhất là khuôn mặt.

Mỡ sau khi hút cũng có thể được đông lạnh để sử dụng sau này.

Tiêm chất làm đầy

Hiện nay có nhiều loại chất làm đầy (filler) để cải thiện những chỗ bị trũng, hóp trên khuôn mặt. Phương pháp này có thể khắc phục chứng teo mỡ ở những người nhiễm HIV.

Axit poly-L-lactic

Axit poly-L-lactic (Sculptra hoặc New-Fill) là một loại chất làm đầy đã được FDA chấp thuận và được sử dụng cho vùng mặt.

Trong quá trình tiêm, bác sĩ sẽ vừa tiêm và vừa kéo căng da. Sau đó, vị trí tiêm sẽ được mát-xa khoảng 20 phút để chất làm đầy vào đúng vị trí. Có thể chườm nước đá để giảm sưng.

Một số vấn đề phổ biến xảy ra sau tiêm gồm có đau đớn, sưng, bầm tím và nổi cục. Ngoài ra còn có thể xảy ra phản ứng dị ứng và áp-xe hoặc teo mô tại vị trí tiêm nhưng những vấn đề này hiếm gặp hơn. Thường sẽ cần tiêm lại sau 1 đến 2 năm.

Canxi hydroxyapatite

Canxi hydroxyapatite (Radiesse, Radiance) là loại chất làm đầy có kết cấu mềm mại và cũng đã được FDA cho phép sử dụng để điều trị chứng teo mỡ ở những người nhiễm HIV.

Trong quá trình tiêm, bác sĩ sẽ từ từ tiêm chất làm đầy vào dưới da trong khi rút kim.

Các vấn đề phát sinh sau tiêm là mẩn đỏ, bầm tím, tê, sưng và đau. Người bệnh cũng sẽ phải tiêm lại sau một thời gian.

Các chất làm đầy khác

Các chất làm đầu khác gồm có:

  • Polymethylmethacrylate (PMMA, Artecoll, Bellafill)
  • Bovine collagen hay collagen từ da bò (Zyderm, Zyblast)
  • Collagen từ người (CosmoDerm, CosmoPlast)
  • Silicone
  • Axit hyaluronic (HA)

Đây đều là những chất làm đầy tạm thời, có nghĩa là sẽ tiêu dần theo thời gian và cần phải tiêm lại. Tuy nhiên, không phải tất cả các chất làm đầy này đều phù hợp cho người nhiễm HIV.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: khắc phục
Tin liên quan
Cách giảm đau cho người nhiễm HIV
Cách giảm đau cho người nhiễm HIV

Những người nhiễm HIV thường phải trải qua các cơn đau mãn tính. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau khác nhau. Việc xác định được nguyên nhân sẽ giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Thế nào là dương tính giả với HIV?
Thế nào là dương tính giả với HIV?

Đôi khi, dù xét nghiệm ELISA cho kết quả dương tính thì cũng chưa chắc đã bị nhiễm HIV vì đó có thể là kết quả dương tính giả.

Tìm hiểu về nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục và các bệnh xã hội khác
Tìm hiểu về nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục và các bệnh xã hội khác

Quan hệ tình dục là con đường lây truyền HIV phổ biến và các bệnh lây qua đường tình dục (STD/STI) khác.

Retrovirus là gì? Có gì khác với virus?
Retrovirus là gì? Có gì khác với virus?

Có khá nhiều điểm khác biệt giữa retrovirus và các loại virus khác nhưng nhìn chung, điểm khác biệt chính là cách mà chúng sao chép trong tế bào chủ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây