1

Cách giảm đau cho người nhiễm HIV

Những người nhiễm HIV thường phải trải qua các cơn đau mãn tính. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau khác nhau. Việc xác định được nguyên nhân sẽ giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Cách giảm đau cho người nhiễm HIV Cách giảm đau cho người nhiễm HIV

Nguyên nhân gây đau khi nhiễm HIV

Những người sống chung với HIV thường bị các cơn đau kéo dài do nhiễm trùng hoặc do các loại thuốc điều trị. Một số nguyên nhân gây đau phổ biến gồm có:

  • Viêm và tổn thương dây thần kinh do nhiễm trùng
  • Giảm chức năng miễn dịch
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị HIV (thuốc ARV)

Các cơn đau do HIV đa phần có thể điều trị được. Vì thế, khi bị đau thì cần báo với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp khắc phục thích hợp.

Các phương pháp giảm đau do nhiễm HIV

Việc điều trị giảm đau khi nhiễm HIV sẽ khác với giảm đau ở người khỏe mạnh vì nhiều loại thuốc ARV có thể ảnh hưởng đến thuốc giảm đau và ngược lại. Ngoài ra, các cơn đau liên quan đến HIV cũng khó điều trị hơn các loại đau mãn tính khác.

Bác sĩ sẽ phải cân nhắc các yếu tố sau đây khi chỉ định phương pháp giảm đau cho những bệnh nhân HIV:

  • Các loại thuốc đang dùng, gồm có cả thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn, viên uống bổ sung vitamin, thảo dược và thực phẩm chức năng
  • Tiền sử điều trị HIV
  • Các vấn đề sức khỏe khác ngoài HIV

Một số loại thuốc có thể làm tăng độ nhạy cảm với cơn đau ở những người nhiễm HIV. Do đó, trước hết có thể sẽ phải dừng một số thuốc hoặc giảm liều lượng để xem tình trạng đau đớn có cải thiện hay không.

Tuy nhiên, không bao giờ được tự ý ngừng bất kỳ loại thuốc kê đơn nào mà không hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước.

Nếu như không thể ngừng/giảm liều lượng thuốc hoặc đã thử nhưng vẫn bị đau thì có thể dùng một trong các loại thuốc giảm đau sau:

Thuốc giảm đau không opioid

Đối với các cơn đau nhẹ thì có thể dùng các loại thuốc giảm đau như acetaminophen và các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), ví dụ như aspirin hoặc ibuprofen.

Mặc dù đây là những thuốc giảm đau nhẹ nhưng cũng không nên uống quá nhiều. Lạm dụng những loại thuốc này có thể gây tổn thương dạ dày, gan và thận.

Thuốc gây tê tại chỗ

Các loại thuốc gây tê tại chỗ, chẳng hạn như miếng dán và kem bôi, có thể giúp giảm các triệu chứng đau từ nhẹ đến vừa. Tuy nhiên, thuốc gây tê tại chỗ cũng có thể tương tác với một số loại thuốc khác đang dùng nên cần tham khảo ý kiến​ bác sĩ.

Thuôc giảm đau opioid

Các thuốc giảm đau nhóm opioid có thể tạm thời làm dịu triệu chứng đau mức độ từ vừa đến nặng do HIV. Chỉ nên sử dụng loại thuốc giảm đau này khi quá đau đớn và không dùng liên tục trong thời gian dài. Thuốc giảm đau nhóm opioid không được khuyến khích cho các trường hợp bị đau mãn tính.

Nhiều tổ chức y tế đang khuyến cáo ngừng sử dụng thuốc giảm đau opioid do khả năng gây nghiện và lạm dụng.

Có thể sẽ phải thử nhiều loại thuốc khác nhau để tìm ra loại thuốc an toàn và hiệu quả nhất.

Một số thuốc giảm đau nhóm opioid gồm có:

  • oxycodone
  • methadone
  • morphin
  • tramadol
  • hydrocodone

Điều trị bằng các thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, suy hô hấp, táo bón, phụ thuộc thuốc, phải tăng liều và nghiện. Do đó, phải dùng thuốc đúng theo chỉ định để tránh những vấn đề không mong muốn.

Bệnh thần kinh ở người nhiễm HIV

Những người nhiễm HIV có thể bị tổn thương các dây thần kinh ngoại biên và bị bệnh lý thần kinh. Bệnh này cũng là một trong các nguyên nhân gây đau.

Bệnh thần kinh ngoại biên là một trong những biến chứng thần kinh thường gặp nhất khi nhiễm HIV, thường xảy ra do một số phương pháp điều trị HIV trước đây. Các triệu chứng gồm có:

  • Tê tay chân
  • Cảm giác bất thường ở bàn tay và bàn chân
  • Cảm giác đau đớn không rõ nguyên nhân
  • Yếu cơ
  • Chân chích ở tay chân

Dựa trên nguyên nhân gây ra cơn đau, bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị thích hợp.

Tóm tắt bài viết

Những người nhiễm HIV cần thông báo cho bác sĩ khi thường xuyên bị đau. Đau có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra và thường sẽ khó điều trị dứt điểm nhưng có nhiều cách để làm dịu các cơn đau.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Cần làm gì khi sống chung với người nhiễm HIV?
Cần làm gì khi sống chung với người nhiễm HIV?

Nếu thực hiện đúng các biện pháp phòng ngừa như quan hệ tình dục an toàn, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) thì hoàn toàn có thể chung sống một cách an toàn với người bị nhiễm HIV.

Các vấn đề về da ở người nhiễm HIV
Các vấn đề về da ở người nhiễm HIV

Sự suy giảm chức năng miễn dịch do HIV làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về da.

Làm thế nào để giảm cảm giác mệt mỏi do nhiễm HIV?
Làm thế nào để giảm cảm giác mệt mỏi do nhiễm HIV?

Cảm giác mệt mỏi, uể oải là hiện tượng thường gặp ở người nhiễm HIV và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên.

Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh ở người nhiễm HIV
Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh ở người nhiễm HIV

Những người nhiễm HIV sẽ bị bệnh zona thần kinh nặng hơn bình thường và cũng có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn.

Các Triệu Chứng Nhiễm HIV Phổ Biến Ở Nam Giới
Các Triệu Chứng Nhiễm HIV Phổ Biến Ở Nam Giới

Triệu chứng nhiễm HIV ở nam giới phổ biến là gì? Mỗi một giai đoạn của HIV lại có những biểu hiện khác nhau.Các giai đoạn phát triển của HIV sẽ như thế nào?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây