1

Làm thế nào để giảm cảm giác mệt mỏi do nhiễm HIV?

Cảm giác mệt mỏi, uể oải là hiện tượng thường gặp ở người nhiễm HIV và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên.
Làm thế nào để giảm cảm giác mệt mỏi do nhiễm HIV? Làm thế nào để giảm cảm giác mệt mỏi do nhiễm HIV?

Mệt mỏi là một trong số nhiều triệu chứng của nhiễm HIV và sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Mức năng lượng thấp sẽ khiến người bệnh lười vận động, khó hòa nhập xã hội và thậm chí gây cản trở việc thực hiện các công việc cơ bản hàng ngày.

Có nhiều cách để làm giảm cảm giác mệt mỏi, uể oải do nhiễm HIV và tăng mức năng lượng cho cơ thể nhưng điều quan trọng trước tiên là phải hiểu được nguyên nhân gây ra vấn đề.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây mệt mỏi ở người nhiễm HIV và các cách khắc phục.

HIV là gì?

HIV là viết tắt của human immunodeficiency virus, có nghĩa là virus gây suy giảm miễn dịch ở người. HIV tấn công và khiến cho hệ miễn dịch trở nên suy yếu. Đó là lý do tại sao hệ miễn dịch lại không thể tiêu diệt được virus này. Cụ thể, HIV tấn công và xâm chiếm các các tế bào lympho T, còn được gọi là tế bào T – các tế bào có vai trò giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. HIV sử dụng các tế bào T này để tạo ra bản sao của chính virus .

Triệu chứng mệt mỏi do nhiễm HIV

Nguyên nhân gây mệt mỏi khi bị nhiễm HIV có thể là do virus trực tiếp gây ra. Khi bị nhiễm vi khuẩn hay virus, cơ thể sẽ phải sử dụng năng lượng để chống lại và điều này sẽ dẫn đến cảm giác mệt mỏi, uể oải. Virus cũng sử dụng năng lượng từ các tế bào T khi chúng tạo ra các bản sao.

Hiện tượng mệt mỏi cũng có thể gián tiếp liên quan đến nhiễm HIV. Các nguyên nhân gián tiếp này gồm có:

  • Trầm cảm, phiền muộn
  • Mất ngủ
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị HIV
  • Mệt mỏi không rõ nguyên nhân (vô căn)

Dưới đây là các nguyên nhân gián tiếp và cách kiểm soát để giảm mệt mỏi và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Mệt mỏi do trầm cảm, phiền muộn

Người nhiễm HIV có nguy cơ cao bị trầm cảm. Trầm cảm sẽ gây cảm giác buồn bã, chán nản, tuyệt vọng và cạn kiệt năng lượng. Trầm cảm cũng có thể cản trở việc ăn uống và ngủ nghỉ hàng ngày. Những người bị trầm cảm sẽ lười vận động hơn và điều này lại khiến sức khỏe càng yếu, càng mệt mỏi hơn nữa.

Khi một người dương tính với HIV bắt đầu xuất hiện các biểu hiện trầm cảm thì cần nói chuyện với bác sĩ. Có thể vượt qua chứng trầm cảm bằng liệu pháp trò chuyện và các phương pháp khác không cần dùng thuốc. Các biện pháp như ngồi thiền hoặc tập yoga cũng sẽ hỗ trợ điều trị trầm cảm.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp sẽ phải dùng thuốc. Có nhiều chất kích thích thần kinh đã được chứng minh là có tác dụng điều trị trầm cảm, ví dụ như armodafinil và dextroamphetamine . Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Psychosomatics đã cho thấy điều trị bằng thuốc armodafinil có thể giúp cải thiện tâm trạng và khắc phục tình trạng mệt mỏi ở người nhiễm HIV. Armodafinil thay đổi nồng độ một số chất hóa học trong não. Thuốc này cũng thường được sử dụng để điều trị tình trạng buồn ngủ liên tục của chứng ngủ rũ (narcolepsy).

Mệt mỏi do mất ngủ

Một đêm khó ngủ hay mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến trạng thái thể chất và tinh thần trong cả ngày hôm sau. Để khắc phục vấn đề này thì có thể thử các biện pháp như:

  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
  • Không nằm trằn trọc trên giường. Nếu cảm thấy không ngủ được thì hãy đứng dậy và chuyển đến một nơi khác trong nhà. Nghỉ ngơi cho đến khi cảm thấy buồn ngủ và trở lại giường.
  • Không sử dụng thiết bị điện tử như TV và điện thoại, máy tính trước giờ ngủ.
  • Không uống rượu bia sát giờ đi ngủ
  • Không uống đồ uống chứa caffeine vào buổi chiều.
  • Không ăn no và vận động nặng trước khi ngủ
  • Ngâm nước ấm
  • Nghe nhạc thư giãn

Giữ phòng ngủ thoáng khí, nhiệt độ thoải mái và loại bỏ các nguồn sáng

Nếu đã thực hiện hết những cách này mà vẫn bị khó ngủ thì có thể dùng thuốc an thần nhẹ nhưng cần tuân thủ đúng liều lượng và không được lạm dụng. Khi tình trạng kéo dài thì nên đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị.

Mệt mỏi do tác dụng phụ của thuốc ARV

Thuốc điều trị HIV là các loại thuốc kháng virus (thuốc ARV) mạnh. Nếu cảm thấy mệt mỏi sau khi bắt đầu phác đồ điều trị hoặc sau khi chuyển sang loại thuốc mới thì nên thông báo cho bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê loại thuốc khác không gây tác dụng phụ này.

Thay đổi phác đồ điều trị HIV là điều không đơn giản và phải cân nhắc thật kỹ. Điều này có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tình trạng kháng thuốc. Những người nhiễm HIV không được tự ý ngừng thuốc. Việc dừng dùng thuốc ARV có thể khiến virus trở nên kháng thuốc và làm cho tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.

Mệt mỏi không rõ nguyên nhân

Khi tình trạng mệt mỏi không phải do trầm cảm, mất ngủ, tác dụng phụ của thuốc hoặc các nguyên nhân khác thì sẽ được coi là mệt mỏi không rõ nguyên nhân hay mệt mỏi vô căn.

Đây là một vấn đề phổ biến ở người nhiễm HIV nhưng rất khó dự đoán. Nhưng người nhiễm HIV có thể bị mệt mỏi, thiếu năng lượng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày hoặc chi thi thoảng mới gặp phải tình trạng này. Có thể khắc phục bằng cách sử dụng các loại thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương như methylphenidate và dextroamphetamine. Bác sĩ có thể kê liều dùng hàng ngày hoặc chỉ cần uống khi bắt đầu cảm thấy mệt mỏi.

Tóm tắt bài viết

Cảm giác mệt mỏi, uể oải là hiện tượng thường gặp ở người nhiễm HIV. Nguyên nhân có thể là do trầm cảm, phiền muộn, mất ngủ, tác dụng phụ của thuốc ARV hoặc cũng có thể không rõ nguyên nhân. Tùy từng nguyên nhân mà sẽ có biện pháp khắc phục phù hợp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các Triệu Chứng Nhiễm HIV Phổ Biến Ở Nam Giới
Các Triệu Chứng Nhiễm HIV Phổ Biến Ở Nam Giới

Triệu chứng nhiễm HIV ở nam giới phổ biến là gì? Mỗi một giai đoạn của HIV lại có những biểu hiện khác nhau.Các giai đoạn phát triển của HIV sẽ như thế nào?

9 triệu chứng phổ biến khi nhiễm HIV ở phụ nữ
9 triệu chứng phổ biến khi nhiễm HIV ở phụ nữ

Nói chung, đa số các triệu chứng của HIV ở nam giới và phụ nữ là giống nhau nhưng có một số triệu chứng chỉ xảy ra ở nữ giới.

Tìm Hiểu Về Nguy Cơ Lây Nhiễm HIV Khi Quan Hệ Tình Dục
Tìm Hiểu Về Nguy Cơ Lây Nhiễm HIV Khi Quan Hệ Tình Dục

Lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục có thể khi không dùng bao cao su, dùng chung kim tiêm. Hoặc nhiều lý do khác nhau. Vậy những nguy cơ nào có thể bị nhiễm bệnh, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé

Cần làm gì khi sống chung với người nhiễm HIV?
Cần làm gì khi sống chung với người nhiễm HIV?

Nếu thực hiện đúng các biện pháp phòng ngừa như quan hệ tình dục an toàn, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) thì hoàn toàn có thể chung sống một cách an toàn với người bị nhiễm HIV.

Các vấn đề về da ở người nhiễm HIV
Các vấn đề về da ở người nhiễm HIV

Sự suy giảm chức năng miễn dịch do HIV làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về da.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây