Virus là những vi sinh vật cực nhỏ có thể lây nhiễm vào các tế bào trong cơ thể và sử dụng các thành phần cấu tạo của tế bào để tự sao chép và nhân lên.
Virus được phân loại dựa trên một số yếu tố, ví dụ như:
Retrovirus là một loại virus trong họ Retroviridae. Chúng sử dụng RNA làm vật liệu di truyền và được đặt tên theo một loại enzyme đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong vòng đời của chúng, đó là reverse transcriptase (có nghĩa là enzyme phiên mã ngược).
Có khá nhiều điểm khác biệt giữa retrovirus và các loại virus khác nhưng nhìn chung, điểm khác biệt chính là cách mà chúng sao chép trong tế bào chủ.
Dưới đây là các bước trong vòng đời của HIV hay virus gây suy giảm miễn dịch ở người (human immunodeficiency virus) – một loại retrovirus:
Điểm khác biệt giữa retrovirus và các loại virus khác nằm ở bước phiên mã ngược và tích hợp bộ gen.
Có 3 loại retrovirus ảnh hưởng đến con người:
HIV (human immunodeficiency virus) là virus gây suy giảm miễn dịch ở người, lây truyền qua các chất dịch cơ thể là máu, tinh dịch, dịch âm đạo, dịch hậu môn và sữa mẹ. Ba con đường lây truyền HIV chủ yếu là quan hệ tình dục, dùng chung bơm kim tiêm và lây từ mẹ sang con (khi mang thai, trong quá trình sinh nở và cho con bú).
Sau khi vào cơ thể, HIV tấn công và phá hủy các tế bào T-CD4 – các tế bào có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch vì giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Do đó, HIV khiến hệ miễn dịch ngày càng yếu đi.
Nếu tình trạng nhiễm HIV không được điều trị bằng thuốc kháng virus (thuốc ARV) thì dần dần sẽ tiến triển sang giai đoạn cuối hay AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải). Ở giai đoạn này, hệ miễn dịch đã bị suy yếu nghiêm trọng nên người nhiễm HIV sẽ rất dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng cơ hội và ung thư, dẫn đến tử vong.
HTLV-1 và HTLV-2 là những retrovirus có liên quan chặt chẽ đến nhau.
HTLV-1 chủ yếu được tìm thấy ở Nhật Bản, Caribe và một số khu vực ở Châu Phi. Virus này lây truyền từ mẹ sang con, qua quan hệ tình dục, truyền máu và dùng chung bơm kim tiêm.
HTLV-1 gây ra bệnh bạch cầu cấp dòng lympho T. Virus này còn là nguyên nhân gây ra một dạng rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến tủy sống có tên là bệnh tủy sống do HTLV-1.
HTLV-2 ít phổ biến hơn HTLV-1, chủ yếu được tìm thấy ở Bắc, Trung và Nam Mỹ. Virus này cũng lây truyền qua các con đường tương tự như HLTV-1 và là nguyên nhân gây bệnh thoái hóa thần kinh cũng như là một số bệnh ung thư máu.
Hiện tại chưa có phương pháp chữa trị khỏi nhiễm retrovirus. Một khi bị nhiễm thì retrovirus sẽ tồn tại trong cơ thể suốt đời nhưng có các loại thuốc để kiểm soát tình trạng bệnh.
Người nhiễm HIV cần điều trị bằng thuốc kháng retrovirus (thuốc ARV).
Những loại thuốc này ngăn chặn sự phát triển của HIV trong cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch và giúp giảm tải lượng virus xuống mức không thể phát hiện được. Tải lượng virus là lượng HIV có trong máu. Tải lượng virus không thể phát hiện được xác định là dưới 200 bản sao HIV trong một ml máu. Lúc này, người nhiễm HIV sẽ không còn lây truyền virus sang người khác.
Những người nhiễm HIV sẽ cần dùng kết hợp nhiều loại thuốc ARV khác nhau. Mỗi loại thuốc nhắm đến một cơ chế hoạt động của virus nhưng mục đích chung là ngăn cản sự nhân lên của HIV bằng cách can thiệp vào quá trình tự sao chép của chúng. Điều quan trọng là phải dùng đủ các loại thuốc được kê vì virus rất dễ đột biến và phát triển khả năng kháng thuốc. Lúc này, thuốc sẽ không còn hiệu quả và việc điều trị sau đó sẽ trở nên khó khăn hơn.
Vì hiện tại chưa có cách chữa khỏi HIV nên những người bị nhiễm virus này sẽ phải dùng thuốc điều trị suốt đời. Nếu điều trị sớm và tuân thủ đúng phác đồ thì người nhiễm HIV vẫn có thể sống khỏe mạnh bình thường.
Phương pháp điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho T do HTLV-1 thường là hóa trị liệu hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu.
Ngoài ra cũng có thể sử dụng kết hợp interferon và zidovudine. Cả hai loại thuốc này đều có tác dụng ngăn chặn retrovirus tấn công các tế bào mới và tự sao chép.
Retrovirus là một loại virus sử dụng enzyme phiên mã ngược (reverse transcriptase) để biến RNA của chúng thành DNA. DNA này sau đó sẽ tích hợp vào DNA của tế bào chủ mà retrovirus xâm chiếm. Sau khi tích hợp, retrovirus sử dụng các thành phần cấu tạo của tế bào để sao chép và nhân lên.
Cháu trai tôi năm nay học lớp 3, mấy ngón tay trái của cháu có dấu hiệu của viêm da cơ địa. Tôi sợ rằng 1 thời gian nữa bệnh sẽ lan nặng hơn. Bé có nguy cơ bị sang tay phải hoặc xuống chân không?
- Thưa bác sĩ, sở trường của tôi là các món cá và hải sản. Hiện tôi đang có thai, không biết tôi có nên ăn cá và các loại hải sản khác không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ tôi hỏi, yếu tố nào có thể khiến bé nghẹt mũi mà không có các triệu chứng khác không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Tìm chúng tôi trên:-
-