Cách đối phó căng thẳng do thai kỳ nguy cơ cao của vợ
Đây là những gì bạn có thể làm:
Hỗ trợ thực tiễn
- Cùng vợ bạn đến gặp bác sĩ. Hãy ghi chép lại để giúp cô ấy nhớ những thông tin quan trọng.
- Cùng nhau tham gia các lớp chuẩn bị sinh con. Lamaze, phương pháp Bradley, và HypnoBirthing là những phương pháp đôi khi bao gồm các kỹ thuật giảm căng thẳng.
- Trợ giúp công việc nhà. Đừng ngồi một chỗ và chờ đợi để được yêu cầu phải làm gì. Nếu bạn không chắc chắn những gì cần phải làm, hãy nhìn xung quanh và đưa ra một danh sách các việc vặt.
- Hãy nấu ăn và lau dọn nhà bếp, đặc biệt nếu có một số mùi thực phẩm làm cho cô ấy buồn nôn.
- Tạo điều kiện cho cô ấy có thể nghỉ ngơi hoặc ngủ trưa thường xuyên.
- Nếu bạn hút thuốc, hãy hút ở bên ngoài khi cô ấy không ở gần đó. Hãy cố gắng bỏ thuốc hoặc ít nhất là giảm lượng thuốc hút.
Hỗ trợ về tinh thần
- Hãy massage lưng hoặc chân cho cô ấy, hoặc làm bất cứ điều gì có thể giúp cô ấy giảm căng thẳng, đau đớn và mệt mỏi.
- Hãy thường xuyên ôm, nắm tay tay, và các hình thức thể hiện tình cảm khác với cô ấy.
- Lắng nghe những lo lắng của cô ấy. Hành động chia sẻ gánh nặng đơn giản như vậy có thể làm giảm nhẹ nó.
- Khuyến khích cô ấy. Chia sẻ các bài báo hoặc các câu chuyện mang tính trấn an. Nhắc nhở cô về những điều tích cực mà bác sĩ của của cô đã nói.
- Hỏi cô ấy xem cô ấy muốn gì từ bạn. Một ngày nào đó cô ấy có thể cần bờ vai của bạn để khóc, và ngày hôm sau cô ấy có thể cảm thấy muốn nói về bất cứ điều gì ngoại trừ việc mang thai.
- Cùng nhau đổi chế độ ăn uống hoặc lối sống theo khuyến nghị của bác sĩ.
- Đừng ép cô ấy quan hệ tình dục hoặc làm các hoạt động khác mà có thể cô ấy không thích.
- Hãy cởi mở để thay đổi cách bạn thể hiện sự thân mật. Nếu cô ấy cảm thấy không muốn quan hệ tình dục, hãy hỏi xem bạn có thể làm gì để khiến cô ấy cảm thấy gần gũi với bạn hơn.
- Lên kế hoạch về một hoạt động đặc biệt khi cô ấy cảm thấy xuống tinh thần. Nếu cô ấy phải nghỉ ngơi trên giường, hãy sắp xếp một đêm vui vẻ với bạn bè hoặc lên kế hoạch về một đêm yên tĩnh ở nhà với bữa ăn từ nhà hàng yêu thích của cô ấy.
- Nếu cô ấy không nằm cần nghỉ ngơi trên giường, hãy đi cùng nhau. Hãy sử dụng thời gian đó không chỉ để tập thể dục mà còn cho những buổi nói chuyện nhàn nhã.
Hãy tự chăm sóc bản thân
Chăm sóc là công việc căng thẳng, và bạn có thể cần nguồn hỗ trợ riêng - cho dù đó là bạn bè, nhà trị liệu, hay nhóm hỗ trợ. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, chán nản, hoặc quá tải, hãy yêu cầu bác sĩ của bạn giới thiệu đến gặp một chuyên gia về sức khoẻ tâm thần, người có thể giúp bạn tìm các nguồn khác.
Giống như bất kỳ thách thức nào mà một cặp vợ chồng phải đối mặt cùng nhau, việc mang thai có nguy cơ cao có thể giúp củng cố mối quan hệ của hai bạn bởi vì nó đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đến nhu cầu của nhau cũng như lắng nghe và hỗ trợ lẫn nhau. Nhưng nếu sự căng thẳng do việc mang thai của vợ bạn làm ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ của hai bạn, hãy cân nhắc việc xin tư vấn cho cả hai vợ chồng.
Việc trao đổi với chuyên gia trị liệu chuyên nghiệp có thể giúp các bạn giải quyết xung đột, cải thiện giao tiếp, và củng cố mối liên hệ. Nó cũng mang lại cho bạn một nơi an toàn và mang tính khuyến khích để nói về nhu cầu chưa được đáp ứng của riêng bạn.
Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.
Dù bằng cách nào, việc có một thai kỳ nguy cơ cao cũng có nghĩa là bạn hoặc con có nhiều khả năng gặp phải các vấn đề sức khỏe khi mang bầu, khi sinh hoặc sau khi sinh.
Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để xác định lượng virus (lượng virus trong máu) và số lượng tế bào CD4 (số lượng tế bào miễn dịch CD4 bạn có).
Phụ nữ thường tự đổi lỗi cho chính mình trong và sau khi có thai kỳ nguy cơ cao. Donna Rothert, người chuyên thai kỳ nguy cơ cao và mất mát về sinh sản, nói rằng cô đã nghe nhiều khách hàng làm đi làm lại điều này. “Chúng ta mang đứa trẻ này đến. Chúng ta nghĩ mình có thể bảo vệ nó, vì vậy chúng ta đổi lỗi cho chính mình”, cô nói. Nhiều phụ nữ cảm thấy không chỉ lo lắng mà còn có tội nếu có vấn đề với thai kỳ của họ.
Thai kỳ nguy cơ cao có thể là một trải nghiệm đơn độc khi những người xung quanh bạn không thể hiểu được những gì bạn đang trải qua.
- 1 trả lời
- 904 lượt xem
- Khi mang thai, tôi bị căng thẳng, stress thường xuyên. Bác sĩ có thể cho tôi biết, việt căng thẳng, stress có gây sẩy thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1057 lượt xem
Em đang mang thai 23w, em mới đi siêu âm tuần 22 thì bình thường. Sáng nay e có đi tiêm uốn ván ở trạm y tế thì huyết áp của em là 135 ,chiều nay đo lại vẫn 134 . Bác sĩ cho em hỏi em có nguy cơ bị ngộ độc thai kỳ 3 tháng cuối không ạ?
- 1 trả lời
- 890 lượt xem
- Bác sĩ biết không, trong thời gian mang thai tôi hay mơ hơn và những giấc mơ cũng trở nên lạ lùng hơn. Bác sĩ có thể lý giải giúp tôi tại sao lại như vậy không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1464 lượt xem
Trước lúc mang thai 2 tháng em có uống viên này. Mỗi ngày 1 viên. Không biết có ảnh hưởng tới thai không hả bác sĩ? Em cảm ơn
- 1 trả lời
- 711 lượt xem
Năm nay em 36 tuổi, hiện đã có một bé gần 7 tuổi. Lần mang thai trước, em có chích ngừa 1 mũi Rubella. Đang muốn có thêm bé thứ 2 nữa nên vừa rồi, khi đi chích ngừa cúm, em được bác sĩ tư vấn cho tiêm lại mũi Rubella kết hợp. Từ hôm chích ngừa đến nay đã được gần 3 tháng. Vậy, giờ em đã có thể thụ thai được chưa, thưa bác sĩ?