1

Xanh ăn, đỏ bỏ, vàng chần chừ - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Ăn theo chỉ số đường máu

  • Ðể biết khả năng làm tăng đường huyết nhanh hay chậm của một thực phẩm người ta dùng khái niệm chỉ số đường máu (glycemic index, GI).
  • Thực phẩm nào có chỉ số GI càng cao tức thực phẩm đó được tiêu hóa, hấp thu nhanh và sẽ làm tăng đường huyết nhanh; ngược lại các thực phẩm có GI thấp sẽ được hấp thu chậm và làm tăng đường huyết chậm.

Người đái tháo đường cần ăn thực phẩm có GI càng thấp càng tốt.  Lấy đường glucose với GI chuẩn=100, chúng ta xếp một số thức ăn thông thường theo chỉ số đường huyết GI thành ba nhóm:

  •  Nhóm thực phẩm có GI ≤ 55, chỉ số đường thấp: Nước táo (không pha thêm đường), đậu trắng, đậu nành, đậu phộng, cà rốt, fructose (có nhiều trong trái cây ít ngọt như nho, táo, bưởi, xoài...).
  • Nhóm thực phẩm có GI từ 56- 69, chỉ số đường trung bình: Khoai tây nướng, bánh sừng trâu, dứa (thơm), mì sợi, cam, sữa chua.
  • Nhóm thực phẩm có GI ≥ 70, chỉ số đường cao: Mạch nha, mật ong, nước mía, chuối, bánh quy ngọt, bánh mì trắng, bánh bột gạo trắng.

Nhìn bảng màu mà ăn

Ðể bệnh nhân tiện lợi chọn thức ăn, các nhà dinh dưỡng đã dùng ba màu cơ bản xanh, vàng và đỏ để "vẽ màu" cho tất cả các loại thức ăn, với ý nghĩa như đèn tín hiệu giao thông.

Bảng màu xanh là thức ăn tốt, nên chọn:

  • Các loại bánh mì không trộn phụ gia.
  • Gạo và các chế phẩm như mì, bún, tấm...
  • Sữa lạt đã lọc bớt chất béo, sữa chua, phó mát không bơ...
  • Lòng trắng trứng gà, vịt...
  • Các loại thịt nạc: bò, bê, gà, chim... tránh thịt ngan, vịt vì thủy cầm thường nhiều mỡ.
  • Tất cả các loại cá. Cá béo nên bỏ phần mỡ.

Bảng màu vàng là thức ăn cần hạn chế:

  • Bánh mì trắng, bánh mì ngọt, khoai tây.
  • Bánh bột gạo ngọt, có nhân hoa quả.
  • Bơ thực vật (sản xuất theo công nghệ cũ).
  • Các loại nước quả đậm đặc, Coca-Cola, Pepsi...
  • Dầu thực vật.
  • Các loại rau quả đóng hộp.
  • Các loại nước uống, nước khoáng có đường.

Bảng màu đỏ là thức ăn cấm, cần tránh:

  • Tất cả các loại đường ngọt.
  • Các loại bánh, chế phẩm có đường ngọt.
  • Các loại quả ngọt sấy khô, quả ngâm đường.
  • Bơ, mỡ động vật.
  • Lòng đỏ trứng gà, vịt...
  • Các loại cá nhiều mỡ như cá tra, ba sa, cá ngâm dầu.
  • Các loại thức uống có cồn.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT 04:40
BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
Đối với những người bị đái tháo đường, bàn chân cần phải chăm sóc kỹ hơn bởi những biến chứng nguy hiểm nhưng rất dễ nhầm lẫn với vết loét thông...
 3 năm trước
 513 Lượt xem
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG 03:32
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG
Đái tháo đường đã trở thành căn bệnh thế kỷ ngày nay với khoảng 425 triệu người mắc, và Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh đó.Người bệnh...
 3 năm trước
 744 Lượt xem
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN 03:34
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN
Có 3 giai đoạn mà bệnh nhân đái tháo đường cần hết sức lưu ý: khi chưa có biến chứng, biến chứng tùy giai đoạn võng mạc đái tháo đường và đục thủy...
 3 năm trước
 721 Lượt xem
Tin liên quan
Chăm sóc bàn chân khi mắc bệnh tiểu đường type 2
Chăm sóc bàn chân khi mắc bệnh tiểu đường type 2

Ở những người mắc bệnh tiểu đường, các vấn đề như bệnh thần kinh và lưu thông máu kém có thể khiến vết thương ở bàn chân không được phát hiện hoặc chậm lành. Tình trạng này có thể khiến cho các vết thương thông thường như vết cắt hay trầy xước bị nhiễm trùng và trở thành vết loét sâu.

Những điều cần biết về xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường
Những điều cần biết về xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường

Chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường ngay từ sớm sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng dễ dàng hơn, ngăn ngừa các biến chứng về lâu dài và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Xét nghiệm nước tiểu có chẩn đoán được bệnh tiểu đường không?
Xét nghiệm nước tiểu có chẩn đoán được bệnh tiểu đường không?

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện và theo dõi nồng độ glucose cũng như là nồng độ ceton trong nước tiểu của những người mắc bệnh tiểu đường.

Loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường: Nguyên nhân và điều trị
Loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường: Nguyên nhân và điều trị

Loét bàn chân là một biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường khi không được kiểm soát tốt bằng các phương pháp như điều chỉnh chế độ ăn, tập thể dục, thuốc đường uống và liệu pháp insulin. Các vết loét hình thành do mô da bị phân hủy và để lộ các lớp mô bên dưới.

Các nguyên nhân gây ngứa chân ở người bệnh tiểu đường
Các nguyên nhân gây ngứa chân ở người bệnh tiểu đường

Ngứa chân ở những người mắc bệnh tiểu đường có thể là do lưu thông máu kém hoặc do tổn thương dây thần kinh ở cẳng chân và bàn chân. Cả hai tình trạng này đều là do lượng đường trong máu cao gây ra.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây