1

Viêm quầng (erysipelas) - bệnh viện 103

Căn nguyên Bệnh sinh

  • Là một bệnh nhiễm khuẩn da và mô dưới  da với chủng Streptococcus. pyogenes tăng độc tố.  Bệnh gặp ở trẻ sơ sinh , trẻ em , người già hoặc ở các bệnh nhân có kèm các bệnh nội khoa khác  thì  cũng nặng.
  • Vi khuẩn xâm nhập trực tiếp hoặc qua đường máu đặc biệt khi có các  chấn thương  ở các mô, sự mẫn cảm chung tăng lên, hoặc khi bệnh nhân thiểu dưỡng, nghiện rượu hoặc hạ  gamma globulin bẩm sinh.
  • Các tổn thương tại chỗ có xu hướng phù, viêm đường bạch mạch. Gần đây người ta nghĩ nhiều đến các khuyết tật của hệ thống lymphô có thể dẫn đến hay mắc bệnh Erysipelas.
  • Sự khu trú gọn , không rải rác có thể làm ta phân biệt được giữa Erysipelas và viêm mô tế bào (cellulitis)do liên cầu trùng và tụ cầu vàng .

Lâm sàng

  • Thời gian ủ bệnh 2- 5 ngày , sau đó sốt cao đột ngột, một đôi khi co giật ở trẻ  em kèm với đau đầu, sốt rét và nôn mửa .
  • Da vùng sắp tổn thương cảm thấy căng và ngày thứ 2 thấy đỏ, phù, bóng.
  • Đám viêm quầng mầu đỏ tươi kích thước vài cm đến hàng chục cm, hơi cao hơn mặt da, nề, cộm, ranh giới rõ, có bờ con trạch gồ cao.
  • Đau tự nhiên hay sờ nắn vào thì đau. ở các vùng tổ chức lỏng lẻo có khi tạo phù nề mạnh ( mi mắt, sinh dục ) hoặc ban đỏ có giới hạn rõ và có thể thấy mụn nước ở ria hoặc có khi là  đám  phù nề ,sưng nóng đỏ đau  giới hạn rõ, ở giữa đám tổn thương có khi có  phỏng nước thậm chí loét hoại tử.
  • Không điều trị gì bệnh kéo dài từ 1- 3 tuần rồi khỏi dần, đám đỏ da giảm dần, bề mặt có thể xuất hiện róc vẩy da nhất là ở các vùng có mụn nước hay phỏng nước trước đây.
  • Vị trí thông thường của tổn thương là bụng-  trẻ sơ sinh. Mặt , da đầu, tai, ở trẻ lớn hơn. ở người lớn gặp ở chân 50 % trường hợp, 35 % ở mặt, 3 % ở tai, còn có thể thấy xúât hiện tổn thương sau một nhiễm trùng ngoài da như  loét sâu quảng.
  • Mức độ phù thay đổi tuỳ từng vùng. Bên cạnh tổn thương  bị  nhiễm sắc, sáng và bong vẩy.
  • Triệu chứng toàn thân thường nặng ở những người có sức đề kháng yếu.
  • Toàn trạng sốt cao li bì, hạch lymphô khu trú sưng đau.

Tiến triển và biến chứng

  • Có thể thấy biến chứng viêm nội tâm mạc, khớp , màng não, bạch cầu tăng cao công thức chuyển trái, albumin niệu.
  • Cân điều trị phối hợp với các biến chứng kèm theo như viêm cầu thận, áp xe dưới da, nhiễm trùng huyết.
  • Nếu có biến chứng như vậy thì tỉ lệ tử vong 50 % ở trẻ em.
  • Bệnh có thể tái phát khi có  sự giảm miễn dịch hoặc  sự kéo dài của các yếu tố gây bệnh.
  • Hệ lymphô bị phù nề, cơ thể mệt mỏi là dấu hiệu báo trước cho đợt cấp hay các đợt tái phát xuất hiện lại ở trên các vị trí cũ của bệnh.

Điều trị 

  • Cần phải điều trị kháng sinh mạnh ngay từ đầu thường dùngtiêm bắp 1 đợt Lincomycin, Gentamycin , thậm chí dùng  claforal,Rocephin.
  • Trong điều trị lưu ý nên phối hợp với điều trị triệu chứng giảm đau ,chống viêm, an thần, vitamin các loại.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 861 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng da bị phát ban ngứa khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây ra phản ứng dị ứng.

Có nên dùng dầu ô liu để trị viêm da cơ địa không?
Có nên dùng dầu ô liu để trị viêm da cơ địa không?

Nhiều loại dầu khác nhau, trong đó có cả dầu ô liu, đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương da, nhờ đó giúp điều trị viêm da cơ địa.

Tinh dầu tràm trà (tea tree oil) có thể giúp điều trị viêm da cơ địa
Tinh dầu tràm trà (tea tree oil) có thể giúp điều trị viêm da cơ địa

Tinh dầu tràm trà chứa các thành phần có đặc tính chữa lành nên có thể giúp làm giảm các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của các đợt bùng phát viêm da cơ địa.

Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?
Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?

Dầu dừa giàu axit lauric – một loại axit béo có thể làm dịu da bị kích ứng. Vì dầu dừa đã được nghiên cứu về công dụng giảm sưng tấy nên có thể loại dầu này cũng có hiệu quả đối với các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ trên mũi, má và bên dưới mắt.

Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ
Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ

Có rất nhiều biện pháp đơn giản và tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ. Một số biện pháp còn sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà như dầu dừa, trà xanh, nghệ và mật ong. Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng thì có thể chỉ cần những biện pháp này là đủ để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh bùng phát mà không cần phải dùng thuốc.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây