Viêm niệu đạo: Điều trị thế nào?
1. Viêm niệu đạo không đặc hiệu
Niệu đạo là một bộ phận sinh dục khá quan trọng, giữ vai trò như một ống dẫn nước tiểu đi từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể. Trong quá trình quan hệ tình dục, tinh dịch cũng được nam giới phóng ra thông qua niệu đạo. Viêm niệu đạo chủ yếu là do nhiễm khuẩn, gặp ở cả nam giới và nữ giới ngoại trừ viêm niệu đạo không đặc hiệu. Viêm niệu đạo không đặc hiệu là tình trạng nhiễm trùng đường tiểu chỉ gặp ở nam giới, không phải nguyên nhân từ vi khuẩn lậu gây ra.
Viêm niệu đạo không đặc hiệu không phải do những bệnh nhiễm khuẩn do quan hệ tình dục gây ra và được gọi tắt là NSU. Nam giới khi bị viêm niệu đạo không đặc hiệu thì thường có những biểu hiện như tiểu đau, tiểu rát, tiết dịch màu trắng hay màu đục, thường xuất hiện vào buổi sáng, thời gian những triệu chứng này kéo dài khoảng 2 đến 4 tuần, có thể có máu trong nước tiểu hoặc trong tinh dịch.
Những trường hợp viêm niệu đạo khác ở nữ giới thì thường có những triệu chứng như sau: tiểu gấp nhiều lần trong ngày, đau bụng, sốt, rét run, xuất hiện khí hư...
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm niệu đạo không đặc hiệu ở nam giới là:
- Vệ sinh bộ phận sinh dục không đúng phương pháp như không thường xuyên vệ sinh, mặc những trang phục lót quá chật, dùng những chất hóa học gây kích ứng để vệ sinh vùng kín...
- Thói quen thủ dâm nhiều
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Sau một số thủ thuật như nong niệu đạo, soi bàng quang, tán sỏi... thì gặp phải biến chứng viêm niệu đạo.
- Tình trạng dài hay hẹp bao quy đầu ở nam giới.
2. Viêm niệu đạo có nguy hiểm không?
Bệnh viêm niệu đạo nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì không quá nguy hiểm và không để lại những biến chứng nào ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Một số phương pháp giúp chẩn đoán được bệnh viêm niệu đạo, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời là:
- Khai thác và tìm những biểu hiện lâm sàng như có dịch tiết bất thường ở niệu đạo, dịch nhầy dính trên trang phục lót, niệu đạo hẹp, niệu đạo phát ban, loét niệu đạo... Khám một số bộ phận khác ở nam giới như tinh hoàn, trực tràng, tiền liệt tuyến...
- Cấy vi khuẩn được lấy từ mẫu dịch niệu đạo bằng những kỹ thuật hiện đại như khuếch đại ADN vi khuẩn.
Xét nghiệm vi khuẩn lậu, vi khuẩn Chlamydia
3. Viêm niệu đạo có tự khỏi không?
Viêm niệu đạo là bệnh lý nhiễm khuẩn nên cách chữa viêm niệu đạo là phải tìm ra được vi khuẩn hay nguyên nhân gây bệnh. Đối với mỗi nguyên nhân khác nhau, mỗi loại vi khuẩn khác nhau thì sẽ có những cách điều trị khác nhau mà bác sĩ và bệnh nhân cần tuân theo phác đồ phù hợp thì mới có thể điều trị dứt điểm được và hạn chế tình trạng viêm niệu đạo chữa mãi không khỏi. Khi có những triệu chứng bất thường như tiểu đau, tiểu buốt, rát, tiểu ra máu, sốt, cơ thể bị suy nhược... thì bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế uy tin đế thăm khám và điều trị, tránh trường hợp vì tâm lý chủ quan mà để bệnh tiến triển, lan rộng và tái phát nhiều đợt.
4. Viêm niệu đạo dùng thuốc gì?
Cách chữa viêm niệu đạo bằng thuốc hiện nay được gọi là điều trị bằng phương pháp nội khoa. Một số thuốc được chỉ định để điều trị viêm niệu đạo như thuốc kháng sinh, kháng virus như Tetracyclin, Doxycyclin, Erythromycin, Ofloxacin...
Bên cạnh đó, phương pháp ngoại khoa cũng được lựa chọn để chữa viêm niệu đạo ở nam giới. Phương pháp này được áp dụng trên những bệnh nhân mắc phải viêm niệu đạo thể nặng, điển hình là viêm niệu đạo có xuất hiện mủ và một số vị trí niệu đạo đã bị hoại từ, cần được can thiệp hút mủ và nạo vét phần hoại tử bằng kỹ thuật với bước sóng ngắn hoặc dùng tia hồng ngoại. Một số trường hợp viêm niệu đạo do nguyên nhân hẹp bao quy đầu hoặc dài bao quy đầu thì cần tiến hành cắt bao quy đầu để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm lây lan.
Một số phương pháp giúp chúng ta có thể phòng ngừa bệnh viêm niệu đạo ngay từ ban đầu bao gồm:
- Quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ tình dục với nhiều người, sử dụng biện pháp phòng tránh khi quan hệ tình dục như sử dụng bao cao su.
- Vệ sinh cơ thể thường xuyên, đặc biệt là bộ phận sinh dục, vệ sinh đúng phương pháp những bộ phận sinh dục của cơ thể.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh.
- Khi có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị.
- Nếu bản thân đã được chẩn đoán bệnh lây nhiễm qua đường tình dục thì cần thông báo với những người có nguy cơ lây nhiễm để bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
Viêm niệu đạo nói chung và viêm niệu đạo không đặc hiệu là bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cần được phát hiện và chữa trị kịp thời để ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn như viêm bàng quang, viêm niệu quản, bệnh lý thận...
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự như các hiện tượng mà chúng ta thi thoảng vẫn hay gặp phải nên thường khó phát hiện.
Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.
Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Xét nghiệm sắt huyết thanh giúp phát hiện nồng độ sắt trong máu thấp hoặc cao hơn bình thường.
Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây ngộ độc sắt là do dùng viên uống sắt hoặc vitamin tổng hợp chứa sắt liều quá lớn. Điều này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ.