1

Viêm da tiếp xúc do bụi phấn côn trùng - Bệnh viện 108

Viêm da tiếp xúc do côn trùng:

  • Là trạng thái viêm da kích ứng với hóa chất tiết ra từ côn trùng.
  • Biểu hiện lâm sàng bằng các đám da đỏ, mụn nước và ngứa rát, bệnh tiến triển có tính chất theo mùa sinh sản và hoạt động của côn trùng

Nguyên nhân:

  • Nguyên nhân do các loại côn trùng như kiến ba khoang (Paederus) bướm đục thân lúa (tryporyza).
  • Các côn trùng này sống ở chỗ có phân, rác, cỏ mục, đầm, đồng lúa..
  • Các loại côn trùng này tiết ra một chất gọi là pederin, chất này khi bôi lên da gây phản ứng viêm mạnh, tạo ra các phỏng nước.
  • Bệnh dịch thường xảy ra vào mùa hè, khi mưa làm ngập chỗ trú ẩn của côn trùng, bay vào nhà theo ánh đèn.
  • Bệnh nhân vô ý chạm phải côn trùng hoặc dịch tiết côn trùng.

Lâm sàng:

  • Biểu hiện lâm sàng của bệnh khá đặc trưng.
  • Tại vị trí tiếp xúc với côn trùng hoặc dịch tiết của chúng xuất hiện phản ứng viêm da.
  • Ban đầu chỉ có một hoặc vài đám da đỏ, dài như vết cào xước, hơi phù nề, kích thước từ vài mm đến vài cm.
  • Sau vài giờ hoặc một ngày xuất hiện mụn nước, bọng nước giữa dát.
  • Tổn thương đặc hiệu là các vệt dài, dấu ấn điểm chỉ (finger print).
  • Vị trí tại các nơi tiếp xúc bất kỳ (chủ yếu phần hở). Nếu bệnh nhẹ, người bệnh chỉ cảm thấy rát, ngứa, nổi một vài vết đỏ lấm tấm kèm mụn nước, mụn mủ nhỏ.
  • Sau 3-5 ngày, tổn thương khô mà không thành phỏng nước, bọng mủ.
  • Nếu nặng hơn, thương tổn rộng, bọng nước, bọng mủ nông lan rộng, có thể trợt loét, hoại tử.

Điều trị bệnh:

  • Điều trị chung: Loại bỏ tránh tiếp xúc với các dị nguyên. Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, giường chiếu, khăn lau mặt...
  • Các thuốc kháng Histamin, giải mẫn cảm.
  • Cân nhắc một đợt kháng sinh nếu tổn thương rộng.
  • Tại chỗ bôi các thuốc dịu da, sát khuẩn như dung dịch Jarish.. tránh dùng các thuốc bôi corticoid vì hạn chế liền vết thương.
  • Bôi kem kháng sinh tại chỗ như Fucidin.

Phòng bệnh:

  • Tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, nếu thấy kiến ba khoang xuất hiện ở dưới ánh đèn, cần tránh và đứng xa chúng.
  • Nếu bị cắn hay lỡ tay đập chết chúng trên da mình thì cần rửa sạch càng nhanh càng tốt nơi bị dính độc tố bằng xà phòng.
  • Sau đó đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 862 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng da bị phát ban ngứa khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây ra phản ứng dị ứng.

Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?
Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?

Dầu dừa giàu axit lauric – một loại axit béo có thể làm dịu da bị kích ứng. Vì dầu dừa đã được nghiên cứu về công dụng giảm sưng tấy nên có thể loại dầu này cũng có hiệu quả đối với các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ trên mũi, má và bên dưới mắt.

Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ
Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ

Có rất nhiều biện pháp đơn giản và tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ. Một số biện pháp còn sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà như dầu dừa, trà xanh, nghệ và mật ong. Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng thì có thể chỉ cần những biện pháp này là đủ để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh bùng phát mà không cần phải dùng thuốc.

Các loại vitamin và khoáng chất giúp giảm mụn trứng cá
Các loại vitamin và khoáng chất giúp giảm mụn trứng cá

Có nhiều loại mụn trứng cá, gồm có mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn mủ, mụn bọc và mụn nang… Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà mụn trứng cá được điều trị bằng các phương pháp khác nhau, chẳng hạn như sử dụng một số loại vitamin và khoáng chất.

Axit béo omega-3 có thể giúp trị mụn trứng cá
Axit béo omega-3 có thể giúp trị mụn trứng cá

Bên cạnh các lợi ích chính, axit béo omega-3 còn được cho là có thể giúp trị mụn trứng cá nhờ có tác dụng chống viêm.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây