1

Vá nhĩ đơn thuần điều trị viêm tai giữa

Nhiễm trùng tai, trong đó có viêm tai giữa là nguyên nhân phổ biến gây vỡ màng nhĩ, đặc biệt hay xảy ra ở trẻ em. Khi nhiễm trùng, chất lỏng tích tụ sau màng nhĩ làm tăng áp lực dẫn đến màng nhĩ bị rách hoặc thủng, khiến người bệnh mất thính lực. Màng nhĩ thủng thường lành trong vài tuần mà không cần điều trị nhưng một số trường hợp, người bệnh cần phải phẫu thuật vá nhĩ đơn thuần.

1. Triệu chứng của thủng màng nhĩ

Các dấu hiệu và triệu chứng của thủng màng nhĩ có thể bao gồm:

  • Lúc đầu đau tai nhưng sau đó giảm nhanh
  • Có chất nhầy, mủ hoặc máu chảy ra từ tai
  • Nghe kém hoặc mất thính lực
  • Ù tai
  • Cảm giác chóng mặt
  • Cảm giác buồn nôn hoặc nôn do chóng mặt.
Vá nhĩ đơn thuần điều trị viêm tai giữa
Chất nhầy chảy ra từ tai

2. Biến chứng của thủng màng nhĩ

Màng nhĩ có hai vai trò chính:

  • Thính giác. Khi sóng âm đập vào màng nhĩ thì màng nhĩ rung lên và chuyển sóng âm thanh thành các xung thần kinh.
  • Bảo vệ. Màng nhĩ hoạt động như một rào cản, bảo vệ tai giữa tránh nước chảy vào hay các vi khuẩn và chất lạ khác xâm nhập.

Nếu màng nhĩ bị vỡ sau khi bị viêm tai giữa, đặc biệt là nếu màng nhĩ không tự phục hồi sau ba đến sáu tháng thì các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Mất thính lực. Thông thường, mất thính giác là tạm thời, chỉ kéo dài cho đến khi vết rách hoặc lỗ thủng trong màng nhĩ đã lành. Kích thước và vị trí của vết rách sẽ quyết định đến mức độ mất thính lực.
  • Viêm tai giữa mạn tính. Khi màng nhĩ bị thủng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa và điều trị viêm tai giữa không hiệu quả hoặc lỗ thủng màng nhĩ lớn, khó lành thì người bệnh dễ chuyển sang viêm tai giữa mãn tính.
Vá nhĩ đơn thuần điều trị viêm tai giữa
Viêm tai giữa mạn tính
  • Viêm tai giữa cholesteatoma. Mặc dù rất hiếm, viêm tai giữa cholesteatoma xuất hiện ở người bệnh có viêm tai giữa có các khối cholesteatoma ăn mòn và phá hủy tai giữa và các cấu trúc xung quanh, khiến viêm lan rộng ra.
  • Nếu màng nhĩ bị vỡ, các mảnh vụn của da không bị cản bởi màng nhĩ nên đi thẳng vào tai giữa và hình thành một u nang. U nang trong tai giữa là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và u này có chứa các protein có thể làm hỏng xương tai giữa.

3. Vá nhĩ đơn thuần

Để thực hiện vá nhĩ trong trường hợp người bệnh có viêm tai giữa thì bắt buộc người bệnh phải được điều trị viêm tai giữa trước cho tới khi tình trạng viêm đã ổn định và người bệnh không còn tình trạng chảy dịch. Bên cạnh đó, người bệnh phải đáp ứng được một số tiêu chuẩn như lỗ thủng dưới 4 mm ở vị trí trung tâm của màng nhĩ, lỗ tai khô ráo.

Ngày nay, với sự phát triển của các phương tiện vi phẫu thuật và sử dụng kháng sinh, các bác sĩ đã chủ động phẫu thuật để điều trị tình trạng thủng màng nhĩ do viêm tai giữa. Vi phẫu vá màng nhĩ là kỹ thuật chỉnh hình được thực hiện dưới kính hiển vi và bác sĩ sẽ vá lỗ thủng bằng các vật liệu tự thân của người bệnh như sụn, cân cơ thái dương hoặc màng tai đồng chủng.

Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ băng lại để che tai kín tai của người bệnh trong năm đến bảy ngày sau khi phẫu thuật. Thông thường, sau phẫu thuật vi phẫu vá nhĩ thì người bệnh có thể được xuất viện trong ngày nếu như không có thêm biến chứng hay vấn đề bất thường nào.

Vá nhĩ đơn thuần điều trị viêm tai giữa
Thủng màng nhĩ do viêm tai giữa

Chăm sóc tại nhà

  • Khi về nhà, người bệnh có thể được sử dụng thêm một số loại thuốc nhỏ tai. Người bệnh nên gỡ băng nhẹ nhàng và nhỏ vào tai đúng số giọt mà bác sĩ đã khuyến cáo. Khi thấy băng bị bẩn thì người bệnh người thay băng khác và không đeo hay đặt bất cứ thứ gì khác vào tai.
  • Cố gắng ngăn nước vào tai trong quá trình hồi phục. Tránh bơi và đội mũ khi tắm để tránh nước vào tai.
  • Không đeo tai nghe và không xì mũi. Nếu chuẩn bị hắt hơi thì người bệnh hãy mở to miệng ra để áp lực nén vào trong tai.
  • Tránh những nơi đông người và những người có thể bị bệnh. Nếu bị cảm lạnh sau phẫu thuật thì làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai.

Sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể cảm thấy nhói tai hoặc cảm thấy trong tai có chứa nhiều chất lỏng hoặc một số tiếng lạ. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường nhẹ và sẽ biến mất sau một vài ngày.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trẻ 31 ngày tuổi nằm điều hòa có bị viêm phổi không?

Bé nhà em hiện đang được 31 ngày tuổi. Em muốn cho bé nằm điềuh hòa mà chỉ sợ bé bị viêm phổi. Nếu em cho bé nằm điều hòa thì nên để ở nhiệt độ bao nhiêu ạ? Và khi đó có nên cho bé đeo bao tay, bao chân, đội mũ thóp, mặc quần áo dài không ạ? Em có thể cho bé nằm điều hòa cả ngày lẫn đêm không hay chỉ cho nên nằm lúc trưa nóng đến chiều tối và thời gian còn lại thì sẽ mở cửa và bật quạt ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  496 lượt xem

Bé gái bị sưng môi âm hộ, điều gì đang xảy ra?

- Thưa bác sĩ, bộ phận sinh dục của con gái mới sinh của tôi bị sưng lên và cháu có một khối u cứng trong bộ phận sinh dục. Chuyện gì đang xảy ra với con của tôi vậy, bác sĩ? Và khối u đó là gì thế ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1070 lượt xem

Cảm lạnh khiến trẻ dễ bị viêm tai, đúng hay sai?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, cảm lạnh có khiến trẻ dễ bị viêm tai không ạ? Và tình trạng trẻ bị viêm tai có phổ biến không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  689 lượt xem

Bé bị viêm họng có phải do bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) hay không?

Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  920 lượt xem

Viêm họng thông thường và viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) khác nhau như thế nào?

- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  744 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 770 Lượt xem
HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ 04:39
HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ
Viêm tai giữa cấp thường gặp ở trẻ em, nhất là trong độ tuổi 1 - 2 tuổi và nguyên nhân thường do viêm mũi họng.Dù là bệnh phổ biến, nhưng...
 2 năm trước
 691 Lượt xem
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 639 Lượt xem
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 656 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 661 Lượt xem
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng "Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng 00:46
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng
Bệnh nhi 1 tháng tuổi nhập viện với tình trạng khó thở và sốt cao. Bé khóc lâu quá không nín, thế mà chú điều dưỡng Phương Đông vào nói chuyện là...
 3 năm trước
 602 Lượt xem
Tin liên quan
Viêm nang lông và cách điều trị
Viêm nang lông và cách điều trị

Viêm nang lông có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người lớn, nhưng hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.

Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A
Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A

Hậu quả lâu dài của viêm gan A thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm gan B hoặc C. Tuy nhiên, viêm gan A không phải là căn bệnh có thể xem nhẹ và những trường hợp xấu nhất có thể gây tổn thương gan, thậm chí tử vong.

Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết
Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết

Ở người bị bệnh, Neisseria meningitidis sống ở vùng hầu họng và lây lan qua các giọt nhỏ ở đường thở hoặc chất tiết ở cổ họng. Ho, hắt hơi, hôn và dùng chung chai nước hoặc dụng cụ sẽ dẫn đến lây bệnh.

Điều trị viêm tai ở trẻ nhỏ
Điều trị viêm tai ở trẻ nhỏ

Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh nếu con bạn bị nhiễm trùng nghiêm trọng, nhưng phần lớn trẻ bị nhiễm trùng tai, hoặc viêm tai giữa cấp tính (AOM), đều có thể khỏi mà không cần dùng thuốc.

Dầu dừa có thể điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không?
Dầu dừa có thể điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không?

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh về da phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một phương pháp điều trị viêm da cơ địa phổ biến là dùng thuốc bôi và kem dưỡng ẩm để làm dịu da và giảm các triệu chứng. Ngoài ra, các phương pháp tự nhiên như dầu dừa cũng đã được chứng minh là có thể giúp điều trị viêm da cơ địa.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây