1

Ứng dụng Ngân hàng mô trong lĩnh vực Chấn thương chỉnh hình - Bệnh Viện Việt Đức

Nguồn gân, xương tự thân

Có nhiều ưu thế do dễ lấy, chi phí thấp, dễ liền, ít nguy cơ lây nhiễm hay thải ghép. Tuy nhiên, nhược điểm là nguồn cung hạn chế, không thể lấy nhiều khi có nhiều tổn thương đồng thời cần sử dụng mảnh ghép, có thể để lại đau tại vị trí lấy, ít nhiều ảnh hưởng đến chức năng của phần gân, xương lấy đi để ghép.

Nguồn gân, xương đồng loại (allograft).

Với nhiều ưu thế đã được chứng minh như có thể chủ động được nguồn cung, dễ sử dụng với các kích thước phù hợp, người bệnh không phải chịu thêm các vết mổ tại vùng lấy gân, xương tự thân, thời gian phẫu thuật được rút ngắn…, nguồn gân, xương đồng loại được kỳ vọng mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh.

Tuy nhiên, để có thể đưa vào ứng dụng các nguồn gân, xương đồng loại rộng rãi trong lâm sàng cần đòi hỏi một số yếu tố sau:

  • Nguồn cung: thông thường sẽ được lấy từ người hiến tặng (từ phần chi thể của người bệnh sau cắt cụt) hoặc của người cho chết não.
  •  Qui trình xử lý: đòi hỏi nghiêm ngặt qua nhiều bước như loại trừ những trường hợp có các bệnh lây nhiễm (viêm gan, HIV, lao…), bảo đảm vô trùng tuyệt đối, hạn chế thải ghép…
  •  Qui trình bảo quản: các mảnh ghép gân, xương đồng loại phải được bảo quản phù hợp tùy theo từng vật liệu cụ thể như bảo quản đông khô hay lạnh sâu, dạng khối (khối lồi cầu đùi, đầu dưới xương quay…), dạng ống (đoạn xương dài) hay dạng mảnh ghép nhỏ, gân đơn thuần hay có cả xương…

 Kỹ thuật bảo quản xương đồng loại:

  • Bảo quản lạnh: Xương đồng loại giữ ở nhiệt độ thấp để tránh bội nhiễm và tránh sự phân huỷ của các enzyme. Nhiệt độ lạnh có thể khác nhau từ -40°C, -80°C, -196°C, với thời hạn bảo quản có thể lâu đến 5 năm. Chế độ làm lạnh phải đạt được các tiêu chuẩn: độ lạnh thấp, phải hạ nhanh và giữ cố định trong suốt thời gian bảo quản.
  • Bảo quản đông khô: Xương ghép được khử nước trong môi trường chân không và ở nhiệt độ thấp. Độ ẩm trong xương sau khi đông khô phải dưới 5%. Chính vì vậy phương pháp này chỉ thích hợp với những miếng xương ghép có kích thước nhỏ.

Chỉ định ghép gân, xương đồng loại:

 Ghép gân đồng loại:

  • Thay thế gân bị tổn thương ở chi trên: gân gấp, gân duỗi bàn ngón tay
  • Tạo hình những dây chằng vùng khớp: dây chằng cùng-đòn, quạ-đòn, dây chằng vòng của khớp quay-trụ trên, dây chằng bên trong, bên ngoài khớp gối, khớp cổ chân…
  • Tái tạo những dây chằng trong khớp: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau khớp gối.

Ghép xương đồng loại:

  • Làm đầy các khuyết hổng xương, phục hồi hình thể giải phẫu sau lấy bỏ u xương.
  • Trám vào giữa 2 mặt khớp đã đục bỏ lớp sụn trong phẫu thuật hàn khớp.
  • Bắc cầu vào vùng mất xương lớn, tạo tính liên tục của xương dài.
  • Làm vật chêm xương để hạn chế cử động khớp.
  • Làm liền xương trong trường hợp khớp giả.
  • Thúc đẩy quá trình liền xương đối với các trường hợp chậm liền, khó liền, bổ sung vào chỗ khuyết xương sau gãy kín hay sau phẫu thuật đục xương sửa trục.

Định hướng tương lai

PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh – Phó Viện trưởng Viện CHấn thương chỉnh hình, Trưởng khoa Phẫu thuật Chấn thương Chi trên và Y học thể thao cũng nhấn mạnh: Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện Ngoại khoa hạng đặc biệt đầu tiên trên cả nước với hàng chục nghìn ca đại phẫu được thực hiện hàng năm, trong đó có lĩnh vực chấn thương chỉnh hình. Có thể thấy nhu cầu vật liệu gân, xương đồng loại là rất lớn. Với nguồn cung không phải là ít từ những trường hợp người cho chết não, những phần chi thể cắt cụt của người hiến tặng, nếu được thu nhận và qua quá trình xử lý, bảo quản theo đúng tiêu chuẩn quốc tế sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh có nhu cầu. Do vậy, có thể thấy Ngân hàng Mô là một nhu cầu cấp bách và thực sự cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, đáp ứng đòi hỏi ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, chuyên sâu tại Bệnh viện Việt Đức.

Một số ứng dụng nguồn gân, xương đồng loại tại Bệnh viện Việt Đức:

  • Ghép xương do khớp giả thân xương dài (xương đùi, xương chày, xương cánh tay…): khoảng 50-100 ca/năm.
  • Ghép xương do u xương (u đầu dưới xương đùi, đầu dưới xương quay…): khoảng 30-50 ca/năm.
  • Tái tạo dây chằng khớp gối (chéo trước, chéo sau…): khoảng 300-400 ca/năm

Nguồn: Bệnh viện Việt Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp 02:14
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp
Chắc hẳn trước đây, bạn chỉ nghe đến phương pháp: “Thực nghiệm điều tra”! Đó là một thuật ngữ chuyên ngành, phục vụ công tác điều tra các vụ án của...
 3 năm trước
 856 Lượt xem
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 703 Lượt xem
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG 01:31
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG
Chủ quan, xem nhẹ, phớt lờ những triệu chứng ban đầu, thường bị hiểu lầm với các bệnh lý cột sống thường gặp khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa...
 3 năm trước
 807 Lượt xem
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế 02:22
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế
-Thập niên 2010-2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn là “Thập niên xương và khớp”-
 3 năm trước
 719 Lượt xem
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! 06:09
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm!
Có rất nhiều trẻ em gặp các vấn đề cơ xương khớp. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, trẻ sẽ gặp cản trở về phát triển chức năng...
 3 năm trước
 656 Lượt xem
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA 00:07
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA
Dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn "già hóa" từ năm 2011. Hiện nay, số người trên 65 tuổi là 7,4 triệu người, chiếm 7,7%. Tuổi thọ con...
 3 năm trước
 606 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh celiac (không dung nạp gluten) có thể gây loãng xương
Bệnh celiac (không dung nạp gluten) có thể gây loãng xương

Bệnh celiac có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm của cơ thể và điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Những người mắc bệnh celiac có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe về lâu dài khác, trong đó có chứng loãng xương. Tại sao bệnh celiac lại có thể dẫn đến loãng xương? Và làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ?

Gãy mắt cá chân trong: Dấu hiệu và cách điều trị
Gãy mắt cá chân trong: Dấu hiệu và cách điều trị

Mắt cá chân là phần xương nhô lên ở vị trí giao cẳng chân với bàn chân. Phần xương nhô lên ở mặt trong của cẳng chân gọi là mắt cá chân trong. Đó thực ra không phải là một xương riêng biệt mà là phần cuối của xương xương chày hay xương ống chân.

Ý nghĩa của T-score và Z-score trong đo mật độ xương

Đo mật độ xương được sử dụng để chẩn đoán hoặc xác định nguy cơ loãng xương hoặc gãy xương. Đo mật độ xương còn được thực hiện trong quá trình điều trị chứng loãng xương để đánh giá hiệu quả điều trị. Phương pháp đo đo mật độ xương phổ biến nhất là DEXA (dual energy x-ray absorptiometry) hay còn được gọi là DXA.

Các phương pháp chẩn đoán loãng xương
Các phương pháp chẩn đoán loãng xương

Loãng xương là tình trạng xảy ra khi mật độ xương bị giảm đáng kể. Điều này khiến xương trở nên yếu hơn và dễ gãy. Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi và có thể làm giảm chiều cao theo thời gian.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây