1

Triệu chứng nào thường xảy ra ở bệnh nhân bị bệnh mạch vành? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

 I. Những người nào dễ bị bệnh mạch vành

  • Tuổi >45
  • Nam giới
  • Huyết áp cao hoặc tiểu đường.
  • Béo phì.
  • Hút thuốc lá.
  • Gia đình có người bệnh mạch vành sớm hoặc đột tử.

II. Những triệu chứng nào thường xảy ra ở bệnh nhân bị bệnh mạch vành?

  • Đau thắt ngực trái là triệu chứng nổi bật nhất và thường xảy ra khi gắng sức, xúc động, nhiễm lạnh. 
  • Một số người già, bệnh tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi mắc bệnh mạch vành có thể không có triệu chứng đau thắt ngực điển hình như trên mà thay vào đó là mệt hoặc khó thở khi gắng sức.
  • Điều này làm cho người bệnh và thân nhân ít lưu tâm nên dẫn đến chậm trễ trong chẩn đoán cho đến khi nhồi máu cơ tim xảy ra.

III. Những xét nghiệm cần làm ngay khi nghi ngờ bệnh mạch vành

1. Điện tâm đồ lúc nghỉ: Xét nghiệm này dễ thực hiện ở các cơ sở y tế và có thể cho biết ngay mức độ nặng khi kết hợp với triệu chứng. Tuy nhiên 50% bệnh nhân có bệnh mạch vành nhưng điện tâm đồ lúc nghỉ bình thường.

2. X quang tim phổi: Xét nghiệm này không để chẩn đoán bệnh mạch vành nhưng có thể giúp bác sĩ của bạn phát hiện ra các nguyên nhân đau ngực khác như tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, lao phổi…

3. Men tim: Men tim (bao gồm CK-MB và troponin) không phải là xét nghiệm thường qui với những người không triệu chứng nhưng là xét nghiệm hữu ích khi bạn đau ngực mà điện tâm đồ thay đổi. Vì đây là xét nghiệm giúp bác sĩ xác định bệnh mạch vành của bạn đã nặng chưa (tức có nhồi máu cơ tim hay không).

III. Những cách thức điều trị bệnh mạch vành

1. Tiết thực: Các BN béo phì, tiểu đường cần có chế độ ăn kiêng hợp lý như ít calori, giảm chất béo động vật (lòng đỏ trứng, mỡ).

2. Tập thể dục: Mức độ vận động thể lực tùy theo thể trạng, tuổi và bệnh kèm. Tập thể dục với đi bộ chừng 30 phút ngày.

3. Tuân thủ các chế độ điều trị  trong bệnh cao huyết áp, tiểu đường, giảm lipid máu.

4. Điều trị thuốc:

  • Thuốc dãn vành (ISDN, Risordan, Nitromint…) thường nên sử dụng khi có cơn đau, trước khi vận động (lên cầu thang, dốc).
  • Kháng tiểu cầu: Aspirin, ticlodipine (Ticlide), clopidogrel( Plavix) là những thuốc điều trị thường xuyên khi không bị loét dạ dày tá tràng hoặc xuất huyết tiêu hoá.
  •  Chẹn bêta: Là những thuốc giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim nhưng tránh ở những người nhịp tim chậm <60lần/phút, hen phế quản…Các thuốc bác sĩ thường sử dụng như atenolol, bisoprolol, metoprolol…

5. Nong và đặt giá đỡ trong lòng mạch vành: là phương pháp ít gây chảy máu thực hiện sau chụp động mạch vành. Thông qua ống thông (catheter) người ta luồn một dây cực nhỏ (có chứa bong bóng nhỏ ở đầu dây) vào đến vị trí lòng động mạch hẹp. Sau đó người ta bơm bóng để lòng mạch chổ hẹp rộng ra và người ta đặt một giá đỡ (stent) để giữ cho lòng mạch thông suốt. Sau khi đặt giá đỡ, người bệnh vẫn phải uống thuốc điều trị như trên suốt đời.

6. Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: thường áp dụng cho những trường hợp hẹp nhiều nhánh không thể nong và đặt giá đỡ. Người ta nối  ở đoạn trước và sau chổ hẹp bằng một nhánh mạch máu khác để máu vẫn lưu thông mà không cần qua chổ hẹp.

7. Tái thông bằng laser: đây là cách thức điều trị hổ trợ, thường sử dụng để làm giảm cơn đau thắt ngực khi mà bệnh nhân không thể tái thông mạch máu bằng đặt giá đỡ và phẩu thuật bắt cầu động mạch vành. Để thực hiện phẩu thuật này người ta sẽ sử dụng laser để tạo các kênh nhỏ xuyên qua cơ tim từ đó máu có thể đến được vùng cơ tim thiếu máu.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây