1

Triệu chứng của các bệnh mạch máu ngoại biên

Bệnh mạch máu ngoại biên bao gồm bệnh hệ thống động mạch và tĩnh mạch ở vùng xa tim. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở các chi, tuy bệnh không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không điều trị sớm có thể để lại hậu quả nghiêm trọng như loét chi, thậm chí cắt cụt chi do không đủ máu cung cấp dẫn đến hoại tử.

1. Bệnh mạch máu ngoại biên là gì?

Mạch máu ngoại biên là hệ thống mạch máu nằm xa tim, bao gồm các động mạch và tĩnh mạch ở các chi và nội tạng trừ tim và não.

Bệnh mạch máu ngoại biên là những tổn thương ở hoặc tắc nghẽn ảnh hưởng đến mạch máu ngoại biên bao gồm cả động mạch và tĩnh mạch.

Bệnh mạch máu ngoại biên có thể ảnh hưởng tới cả động mạch cung cấp máu cho vùng đầu, nhưng hay gặp nhất là ảnh hưởng tới mạch máu ở các chi.

Các bệnh mạch máu ngoại biên hay gặp bao gồm:

  • Những bệnh liên quan đến động mạch: Tắc động mạch chi, bệnh raynaud, Bệnh Buerger...
  • Những bệnh liên quan đến tĩnh mạch: Viêm tắc tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch...
Triệu chứng của các bệnh mạch máu ngoại biên
Bệnh mạch máu ngoại biên gây ảnh hưởng tới mạch máu ở các chi

2. Triệu chứng các bệnh mạch máu ngoại biên

2.1 Bệnh động mạch ngoại biên

2.1.1 Tắc động mạch chi cấp tính

Tắc động mạch chi cấp tính là tình trạng tắc đột ngột lưu thông của động mạch chi.

Nguyên nhân

Hậu quả của bệnh lý xơ vữa động mạch, viêm tắc động mạch tại chỗ gây tổn thương động mạch rồi hình thành cục huyết khối gây tắc đột ngột. Do cục máu đông, mỡ, khí... di chuyển di chuyển từ nơi khác đến gây tắc mạch.

Triệu chứng

  • Đau: Đau có tính chất lan tỏa đến tận đầu của chi có động mạch bị tắc.
  • Bại hoặc mất chức năng vận động của chi có động mạch bị tắc.
  • Toàn trạng có thể có sốc nhẹ hoặc nặng.
  • Chi bên tổn thương lạnh,giảm hoặc mất cảm giác,giảm hoặc mất các vận động chủ động cũng như thụ động.
  • Bắt mạch phía ngoại vi đập yếu hoặc mất.

Tình trạng này nếu không được phát hiện sớm gây hoại tử vùng do động mạch tổn thương cung cấp, hậu quả có thể phải bỏ phần chi bị hoại tử.

2.1.2 Tắc động mạch chi mạn tính

Là tình trạng tắc động mạch chi diễn ra từ từ và tăng dần

Nguyên nhân: Chủ yếu do xơ vữa động mạch làm cho mạch máu hẹp dần

Triệu chứng:

  • Đau: Bị đau ở bắp chân.Về sau bệnh nặng dần,triệu chứng đau ngày càng nặng. Cuối cùng, đau trở nên thường xuyên nằm nghỉ cũng đau,nhất là về đêm.
  • Chuột rút ở bắp chân xuất hiện cùng với dấu hiệu đau.
  • Bắt mạch bên chi tổn thương yếu hơn bên lành. Chi bên tổn thương có thể có các biểu hiện thiếu nuôi dưỡng như phù,lạnh chi,các vết loét...

2.1.3 Bệnh Buerger

Còn được gọi là bệnh viêm thuyên tắc mạch máu, là bệnh lý thường gặp ở các mạch máu nhỏ và vừa ở bàn tay và bàn chân.

Nguyên nhân: Người ta vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh, nhưng nhận thấy bệnh hay xảy ra nhiều nhất ở nam từ 20 đến 50 tuổi hơn nữ, liên quan đến tình trạng hút thuốc lá.

Triệu chứng:

  • Cảm giác lạnh, tê các ngón hoặc bàn tay, chân
  • Các ngón tay, chân nhợt màu, đỏ hoặc tím tái
  • Đau rát ở bàn tay bàn chân là triệu chứng quan trọng của bệnh đau tăng về ban đêm.
  • Đầu chi thiếu nuôi dưỡng nên thường cảm thấy lạnh và hơi sưng.
  • Các triệu chứng trên tăng lên khi đưa bàn tay lên cao, chân gặp lạnh.
  • Nặng hơn khi mạch máu không đủ cung cấp gây ra các vết loét ở đầu chi, hoại tử nếu tình trạng thiếu máu kéo dài.
Triệu chứng của các bệnh mạch máu ngoại biên
Cảm giác lạnh, tê các ngón hoặc bàn tay, chân là triệu chứng bệnh Buerger

2.1.4 Bệnh Raynaud

Là tình trạng bệnh lý co thắt các mạch máu ngoại vi khi gặp lạnh hoặc các tình huống căng thẳng, giảm lưu lượng máu đến cung cấp cho các mô và tế bào.

Triệu chứng:

  • Thay đổi màu sắc da: Khi gặp lạnh hoặc căng thẳng, mạch máu co thắt làm giảm lượng máu lưu thông nên da ngón tay, ngón chân thường chuyển sang màu trắng, sau chuyển sang màu xanh, đỏ tím và sưng lên. Tai, chóp mũi hay núm vú là những khu vực khác có thể bị ảnh hưởng cùng với tay và chân. Về sau khi tuần hoàn lưu thông trở lại các ngón sẽ khôi phục lại màu sắc như bình thường kèm theo cảm giác nóng rát.
  • Rối loạn cảm giác: Những khu vực bị ảnh hưởng sẽ có cảm giác tê, đau nhức, xảy ra song song với sự thay đổi màu sắc da.
  • Loét và hoại tử: Nếu quá trình co thắt mạch máu lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến việc thiếu máu nuôi dưỡng các khu vực bị ảnh hưởng, cuối cùng sinh ra các vết loét da và hoại tử. Tuy nhiên dấu hiệu này hiếm khi xảy ra.

2.2 Bệnh lý tĩnh mạch ngoại biên

2.2.1 Giãn tĩnh mạch nông

Nguyên nhân: Bệnh chưa rõ ràng, tuy nhiên có một số yếu tố liên quan như:

  • Tỉ lệ cao hơn đối với những ai có tiền sử gia đình người thân bị giãn tĩnh mạch.
  • Người cao tuổi
  • Những người thừa cân béo phì
  • Công việc phải đứng lâu

Triệu chứng:

  • Các tĩnh mạch nông chi dưới bị giãn to,căng, ngoằn ngoèo
  • Các triệu chứng rối loạn dinh dưỡng của chi dưới: Loét,rối loạn sắc tố da...
  • Cảm giác nặng chân, đau chân, tê chân, hay bị chuột rút, phù nhẹ quanh mắt cá, hay ngứa da vùng chân..
  • Các biểu hiện lộ rõ khi đứng lâu, ngồi lâu và giảm khi cao chân.

2.2.2 Viêm tĩnh mạch

Triệu chứng bao gồm viêm tĩnh mạch nông và viêm tĩnh mạch sâu:

  • Viêm tĩnh mạch nông: Tại vùng tĩnh mạch viêm xuất hiện dấu hiệu sưng, nóng, đỏ và đau khi sờ vào thấy tĩnh mạch cứng, rất đau. Kèm theo sốt và mệt mỏi.
  • Viêm tĩnh mạch sâu: Biểu hiện đau rõ nhất, có cơn đau dữ dội, kèm theo sốt cao và mệt mỏi. Đối với bệnh này có thể hình thành huyết khối, nếu huyết khối di chuyển có thể gây tắc mạch nặng nhất là tắc mạch phổi, tắc mạch não.

Triệu chứng bệnh mạch máu ngoại biên nhiều khi khó nhận biết, một số trường hợp biểu hiện cũng không rõ ràng, tuy nhiên bệnh lại có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Nên kiểm tra định kỳ trên những người có nguy cơ và khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh mạch máu ngoại biên cần đến các cơ sở y tế khám, chẩn đoán và điều trị sớm, hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng của các bệnh mạch máu ngoại biên
Triệu chứng bệnh mạch máu ngoại biên nhiều khi khó nhận biết

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây